ĐH Võ Trường Toản: Điểm danh sinh viên qua dấu vân tay
Để quản lý giờ giấc làm việc của cán bộ cũng như sự có mặt của sinh viên trên giảng đường, Trường ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang) vừa đầu tư trên 300 triệu đồng cho thiết bị quản lý qua dấu vân tay.
Theo đó, ĐH Võ Trưởng Toản bố trí tổng cộng 15 máy thực hiện việc quản lý cán bộ và SV qua dấu vân tay.
Trong đó, 14 máy được bố trí tại các góc cầu thang lên tầng học và một số phòng học để quản lý hơn 3.000 SV. Các sinh viên (SV) khi bước vào phòng học đều đến trước các máy vi tính này để đăng ký “sự có mặt” trong lớp.
Khi SV quét dấu vân tay, máy sẽ hiện lên một số thông tin cá nhân của SV và lưu giữ ngày giờ SV đến lớp. Trong trường hợp, buổi đó, SV không có giờ học nhưng nếu SV “cố ý” quét thì máy cũng sẽ báo là SV đó không có giờ học.
Máy quét dấu vân tay được đặt nhiều nơi trước các phòng học của sinh viên.
Video đang HOT
Các sinh viên đến lớp đều phải quét dấu vân tay để ghi danh.
Cô Hồ Nhật Mai Trâm – trưởng phòng Đào tạo, ĐH Võ Trường Toản cho biết, trường đào tạo SV theo niên chế. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hình thức đào tạo này quy định SV không được vắng quá 20% số tiết của một môn học, nếu vắng quá quy định sẽ cấm thi. Trước đây, việc điểm danh SV chỉ do lớp trưởng mỗi lớp điểm danh bằng danh sách việc này mất thời gian, công sức của SV.
Chính vì thế, nhà trường đưa hệ thống quản lý qua dấu vân tay vào một phần làm “nhẹ” đi công việc điểm danh mặt khác nhà trường muốn thực hiện dần công nghệ thông tin hóa quản lý chung của trường.
Trong khi đó, 1 máy được đặt tại Phòng Tổ chức – Hành chính để quản lý 100 cán bộ, giảng viên của trường. Cô Mai Trâm cho biết, tất cả cán bộ, giảng viên khi đến và về đều phải quét dấu vân tay qua máy để chấm công. Sau mỗi tháng, Phòng Tổ chức- Hành chính sẽ tổng hợp trên máy để tính ngày công quy ra lương.
Theo cô Mai Trâm, thời gian đầu SV còn bỡ ngỡ và chưa biết cách sử dụng đặt dấu vân tay cho hợp lý nên nhà trường cũng đã cho thực nghiệm 1 tháng. Qua thực nghiệm, nhà trường nhận thấy việc thực hiện của SV rất tốt và hệ thống cũng hoạt động rất suôn sẻ.
SV Thái Chí Nguyện, lớp cao đẳng Tài chính ngân hàng khóa 3, nói: “Em thấy hệ thống này rất tiện lợi cho việc điểm danh. Nhiều bạn muốn trốn tiết cũng khó, việc này cũng nhằm giúp các bạn đi vào nề nếp hơn trong học tập của mình”.
Cô Hồ Nhật Mai Trâm cho biết thêm, đây mới chỉ là giai đoạn 1 còn giai đoạn 2, nhà trường sẽ thêm các phần mềm quản lý khác như thời khóa biểu cho SV, thông tin học phí… Tất cả sẽ được số hóa chứ không cần quản lý nhiều qua giấy tờ, văn bản.
Huỳnh Hải
Theo Dân Trí
Tuyển sinh 2011: Nhiều ĐH dự kiến tăng chỉ tiêu
Tuyển sinh 2010, nhiều trường đại học đã phải đóng cửa một số ngành vì không tuyển được thí sinh. Biết thế nhưng tuyển sinh 2011, nhiều trường đại học vẫn lạc quan tăng chỉ tiêu và xin Bộ GD-ĐT mở thêm nhiều ngành học mới.
Tuyển sinh 2010, theo thống kê có khoảng vài chục trường ĐH, CĐ ngoài công lập, thậm chí có cả trường công lập đã phải đóng cửa một số ngành học vì rất ít thí sinh không đủ mở lớp. Một số ngành học mà các trường đóng cửa như Kế toán, Quản trị kinh doanh, ngành Chăn nuôi, Sư phạm sinh, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Sư phạm kỹ thuật công nghiệp, Ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản...
Ngược lại, nhiều trường lạc quan với tuyển sinh 2011, dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở thêm ngành học mới. Tuy nhiên, với việc mở thêm ngành học mới, các trường đang chờ Bộ GD-ĐT phê duyệt nên đó mới chỉ là dự kiến.
Cụ thể, Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh dự kiến tuyển khoảng 2.200 chỉ tiêu, trong đó 1.100 chỉ tiêu hệ ĐH và 1.100 chỉ tiêu hệ CĐ. Ông Phạm Văn Phú, trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết: "Trường đang xin Bộ cho mở thêm 5 ngành học mới như Công nghệ kỹ thuật cơ điện; Công nghệ kỹ thuật điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử; Quản trị kinh doanh và Kỹ thuật trắc địa bản đồ".
ĐH Hà Tĩnh, tuyển sinh 2011, dự kiến tổng chỉ tiêu vào trường là 2.360, trong đó hệ ĐH 900, hệ CĐ 760, còn lại hệ trung cấp. Theo lãnh đạo nhà trường dự kiến mở thêm 3 ngành học mới là: Tài chính ngân hàng; Marketing; Việt Nam học.
Học viện Báo chí & Tuyên truyền, ông Nguyễn Phúc Thanh, trưởng phòng đào tạo cho biết: Tuyển sinh 2011, trường dự kiến tăng thêm 100 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu vào Học viện là 1.550 và 200 chỉ tiêu văn bằng 2. Học viện dự kiến mở thêm 2 chuyên ngành là Chính sách công và Công tác xã hội. Mỗi chuyên ngành dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu".
Đại học Hùng Vương - Phú Thọ, tuyển sinh 2011 mở thêm ngành học mới là Sư phạm Hóa và dự kiến mở thêm ngành liên kết đào tạo là ngành Du lịch và Kỹ thuật điện. Tổng chỉ tiêu vào trường năm nay là 1.400, trong đó 1.100 hệ ĐH và 300 hệ CĐ.
ĐH Công Đoàn, không mở ngành học mới nhưng tăng chỉ tiêu ở mức tối đa Bộ cho phép là 7%, dự kiến tuyển sinh 2011 khoảng 2.000 chỉ tiêu.
ĐH Hải Phòng: Tuyển sinh 2011, dự kiến tổng chỉ tiêu 3.100 cả hệ ĐH và CĐ.
ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương: Theo lãnh đạo của trường, để đảm bảo chất lượng và thực hiện đào tạo theo tín chỉ bắt đầu từ năm học này nên trường không tăng chỉ tiêu giữ ổn định như năm trước là 1.150 chỉ tiêu.
ĐH Lao động - Xã hội cũng giữ ổn định chỉ tiêu như năm 2010 là 2.000, trong đó hệ ĐH là 1.500 và hệ CĐ là 500.
24H.COM.VN (Theo Dân trí)
Người Hà Nội lại 'phục' cả đêm đăng kí học cho con Cả bố mẹ, ông bà đều sẵn sàng "trực chiến" 24/24 giờ, miễn sao "chen" được một chỗ trong vỏn vẹn 135 suất cho con em mình vào học tại trường Mầm non Thanh Xuân Bắc (Hà Nội). Đã gần hết đêm 30/06 nhưng "quân số" tại cổng trường Mầm non Thanh Xuân Bắc không hề giảm bớt "Cuộc chiến" cam go Theo...