ĐH Tài chính – Marketing bổ sung khối thi A1
Chiều 21.1, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Tài chính – Marketing, cho biết năm nay trường sẽ bổ sung khối thi A1 (gồm các môn Toán, Lý và Anh văn) cho tất cả các ngành (trừ ngành ngôn ngữ Anh, chỉ tuyển sinh khối D1).
Tổng chỉ tiêu của trường là 4.000 (riêng bậc ĐH). Năm nay, ĐH Tài chính – Marketing không tuyển sinh bậc Cao đẳng, mà tập trung cho bậc Đại học và sau Đại học.
Theo thanh niên
Video đang HOT
Thí sinh cân nhắc chọn khối thi A1
Với lợi thế có môn tiếng Anh, nhiều thí sinh thi khối D1 dự kiến thi thêm khối thi này. Trong khi đó, nhiều thí sinh học khối A nhưng chưa tự tin lắm với môn hóa cũng dự định chuyển sang thi A1.
Theo quy định, khối A1 (toán, lý, tiếng Anh) sẽ thi vào đợt 1 cùng khối A, V. Tùy điều kiện của mình, các trường có thể bổ sung khối A1 chứ không thay đổi các khối thi truyền thống trước đây. Việc có thêm khối A1 sẽ tạo cơ hội và mở rộng cửa cho thí sinh vào ĐH. Tuy nhiên, thí sinh cần cẩn trọng khi đăng ký dự thi khối này, bởi mỗi trường tổ chức thi khối A1 theo ngành khác nhau.
Lợi thế cho thí sinh giỏi tiếng Anh
ThS Lâm Tường Thoại - ĐHQG TP.HCM - cho rằng khối A1 là cơ hội tốt cho thí sinh ở các thành phố lớn, có điều kiện học tốt và giỏi môn tiếng Anh. Tuy nhiên, đến nay chưa trường nào công bố chính thức thí sinh dự thi khối A1 có được quyền xét tuyển qua khối A (trường hợp không trúng tuyển nguyện vọng 1) và ngược lại. Xét trên tổng thể, số lượng trường tuyển khối A1 không nhiều so với các khối thi truyền thống. Cơ hội lựa chọn trường, nghề nghiệp của thí sinh chọn khối thi này vì thế phần nào bị hạn chế. "Nếu thi khối A1 thì hơi bất lợi hơn vì nếu Bộ GD-ĐT áp dụng cứng nguyên tắc không cho phép xét tuyển hai khối thi khác nhau. Vì vậy nếu thí sinh không may rớt nguyện vọng 1 thì cửa vào ĐH sẽ càng hẹp hơn ở các nguyện vọng tiếp theo" - ThS Thoại phân tích.
Trong khi đó, TS Nguyễn Kim Quang - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - lại cho rằng thí sinh không nên phân tâm về tỉ lệ bao nhiêu trường có tuyển khối A1. Vì thực tế, việc có thêm khối thi này cũng chỉ tạo thêm cơ hội trúng tuyển, phát huy ưu thế của thí sinh. Bên cạnh đó, nhiều thí sinh lo lắng ở một ngành trước đây chỉ tuyển khối A, nay có thêm khối A1 làm giảm cơ hội trúng tuyển. "Các em tự lượng sức mình có ưu thế ở khối nào thì nên đầu tư thật tốt cho khối thi đó. Điểm chuẩn dự kiến không có thay đổi lớn, điểm chuẩn dự kiến của khối A và A1 sẽ tương đương nhau hoặc chênh lệch không đáng kể. Các em giỏi môn tiếng Anh tại sao không chọn khối A1 để có lợi thế hơn?" - TS Quang nói.
Cũng theo TS Quang, các thí sinh giỏi tiếng Anh không nên quá lo lắng về cơ hội trúng tuyển khi chọn khối A1. Trường hợp thí sinh dự thi khối này không may rớt nguyện vọng 1 vẫn còn rất nhiều cơ hội để xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo. Vì hiện nay có rất nhiều trường, nhiều ngành tuyển sinh khối A1.
Đồng quan điểm này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - cho biết hiện có rất nhiều trường không tổ chức thi nhưng vẫn xét tuyển khối A1. Vì vậy cơ hội xét tuyển tuy có ít hơn khối A nhưng không đáng kể. "Theo tôi, các em giỏi tiếng Anh nên mạnh dạn thi khối A1. Tuy nhiên cũng lưu ý một số ngành chỉ tuyển khối A, B (hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm...), không tuyển khối A1" - PGS.TS Dũng chia sẻ.
Cơ hội và thách thức
Theo TS Trần Thế Hoàng - trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, với các môn thi: toán, lý, tiếng Anh, khối A1 gần với cả hai khối A (toán, lý, hóa) và khối D1 (toán, văn, tiếng Anh). Do khối A1 sẽ được tổ chức thi trong đợt 1 nên khả năng "thâm canh" thêm khối này của các thí sinh khối D1 rất cao khi trùng đến hai môn thi. Khối A1 chắc chắn sẽ được các thí sinh khối D1 lựa chọn là phương án dự phòng.
"Việc có thêm khối thi A1 là tạo điều kiện cho thí sinh thêm cơ hội lựa chọn phù hợp với năng lực học tập hơn. Ở các trường tuyển khối A1, khả năng số thí sinh có thể tăng hơn, mức độ cạnh tranh cao hơn khi có sự tham gia của thí sinh khối D1. Đây thật sự là cơ hội và cũng là thách thức với thí sinh" - ông Đỗ Văn Dũng nhận định. TS Nguyễn Kim Quang cũng cho rằng: "Việc có thêm khối A1 là lợi thế rất lớn với thí sinh khối D1. Các em có hai cơ hội chứng tỏ năng lực tiếng Anh của mình và thêm cơ hội trúng tuyển".
Hiện nay, nhiều thí sinh còn nhiều phân vân trong việc quyết định chọn khối A1. Về việc này TS Quang tư vấn: "Nếu thí sinh lựa chọn thi khối A1 thì cân nhắc giữa môn hóa và môn ngoại ngữ xem môn nào là thế mạnh của mình. Thí sinh cần tự đánh giá bằng cách làm thử đề thi môn tiếng Anh và môn hóa của những năm trước, nếu môn tiếng Anh có ưu thế hơn thì nên chọn thi khối A1, còn ngược lại chọn khối A. Trường hợp sức học hai môn này ngang nhau, thí sinh thấy kiến thức nào phù hợp với ngành dự thi thì chọn. Các em nên chọn một trong hai khối đó từ sớm để tập trung ôn tập mới đạt kết quả tốt nhất. Nếu kéo dài phân tâm thì ảnh hưởng tới kết quả thi".
Theo nhiều chuyên gia, chương trình đào tạo ở các trường ĐH hiện nay sử dụng tài liệu tiếng Anh rất nhiều. Vì vậy, sinh viên giỏi tiếng Anh sẽ nhiều lợi thế để học chuyên môn. Bên cạnh đó, hiện nay hầu hết các trường ĐH đều yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh, sinh viên giỏi môn học này sẽ nhẹ nhàng hơn trong quá trình học. PGS.TS Dũng cho biết thêm: "Những năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên các ngành kỹ thuật công nghệ yêu cầu ngoài kiến thức chuyên môn phải giỏi tiếng Anh".
Thật sự những em giỏi tiếng Anh sẽ có nhiều lợi thế trong quá trình học ĐH.
Theo tuổi trẻ
Thí sinh phải cạnh tranh nhiều trong xét tuyển Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, với mức điểm sàn năm nay, có khoảng 218.000 thí sinh (TS) trúng tuyển NV1. Số TS đạt điểm sàn đủ điều kiện tham gia xét tuyển vào các trường là 195.200, trong khi đó chỉ còn 73.800 chỉ tiêu. Như vậy, TS sẽ phải cạnh tranh nhiều trong xét tuyển. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT,...