ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức 7-8 đợt đánh giá năng lực
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 7-8 đợt thi đánh giá năng lực, dự kiến từ tháng 2 đến tháng 8/2022 để dùng kết quả xét tuyển vào các trường đại học.
Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tiếp tục dựa trên đánh giá năng lực và các công cụ khác để tuyển sinh các ngành tài năng, chất lượng cao hoặc xét học bổng. Phương thức này nhằm hướng tới việc chọn được học sinh có năng lực phù hợp với khung năng lực ngành nghề. Khi xét tuyển dựa vào đánh giá năng lực, kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ chỉ là điều kiện đủ để thí sinh nhập học.
Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn có đợt tuyển sinh chung quốc gia cho các ngành và chỉ tiêu còn lại nhưng theo định hướng tự chủ hoàn toàn về tuyển sinh và giảm phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, qua đó tạo đà đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực. Trường cũng hướng tới liên minh tuyển sinh các trường cùng sử dụng công cụ đánh giá năng lực.
Đại học Quốc gia Hà Nội có trụ sở chính ở đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy. Ảnh: VNU
Tại cuộc họp tổng kết công tác đào tạo năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022, diễn ra ngày đầu tháng 10, ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, cho biết kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt được mục tiêu về chất lượng, quy trình, kết quả, sự tương đồng, cân bằng độ khó – dễ theo khoa học đo lường – khảo thí hiện đại. Bài thi có tính phân loại cao, đánh giá năng lực học sinh theo các nhóm năng lực chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; có tương quan thuận với kết quả thi tốt nghiệp nhưng độ khó, tính phân loại cao hơn ở góc độ kiểm tra đánh giá.
Video đang HOT
Với kết quả như vậy, năm 2022, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi này tương tự năm ngoái với 7-8 đợt trong năm cho khoảng 30.000 thí sinh, phục vụ tuyển sinh diện rộng.
Đợt thi sớm nhất có thể diễn ra từ tháng 2, sau đó rải rác đến tháng 8/2022. Trong đó, kỳ thi diễn ra vào tháng 2 có thể tổ chức cho các thí sinh tự do và học sinh có nhu cầu. Từ tháng 3 trở đi, học sinh cơ bản hoàn thành chương trình lớp 12 có thể tham gia thi. Đề thi kiểm tra năng lực khác với đề kiểm tra kiến thức thuần túy nên các em có thể thử sức ở nhiều đợt khi chưa đạt.
Việc tổ chức nhiều đợt thi cũng tương ứng với xu thế tuyển sinh nhiều đợt mà các cơ sở giáo dục đại học ở nhiều quốc gia đã làm.
Năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT sau 4 năm dừng kỳ thi này. Đề thi gồm 150 câu chia làm ba phần, gồm: Tư duy định lượng (50 câu hỏi trong 75 phút), tư duy định tính (50 câu, 60 phút) và khoa học (50 câu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội, 60 phút). Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn một trong bốn đáp án) và điền đáp án. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150.
Đến ngày 31/7, Đại học Quốc gia Hà Nội có gần 34.500 sinh viên đang theo học bậc đại học. Hàng năm, các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh tổng chỉ tiêu khoảng 10.000-11.000.
Bảo đảm cơ hội xét tuyển cho thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp
Do ĐHQG TPHCM không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 nên Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường bổ sung phương thức để xét tuyển thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp THPT, nhằm bảo đảm quyền lợi cho các em.
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện, nhiều trường thông báo dành chỉ tiêu cho nhóm đối tượng này.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TPHCM thông báo dành tối đa 5% trên tổng chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành để xét tuyển những thí sinh đã đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 2 (nhưng kỳ thi không tổ chức).
ThS Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cho biết: Trường xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT; Không thuộc danh sách đã đăng ký xét tuyển vào trường dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1; có đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 2; có đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên theo phương thức dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2; có điểm trung bình cộng học lực 3 năm học lớp 10, 11 và 12 từ 8,0 trở lên; thí sinh chưa nhập học vào bất cứ trường nào của năm tuyển sinh 2021.
"Thí sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng và hạn chót nộp hồ sơ đến ngày 5/10. Trường sẽ quyết định ngành trúng tuyển cho thí sinh căn cứ vào nguyện vọng, điều kiện chỉ tiêu xét tuyển và điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào theo ngành/nhóm ngành.
Tiêu chí xét tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau: Điểm xét tuyển là điểm trung bình cộng học lực 3 năm học lớp 10, 11 và 12 của các thí sinh. Kết hợp với các tiêu chí như có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; đoạt giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố giải Nhất, Nhì, Ba (chọn giải thưởng cao nhất đoạt được ở THPT)" - ThS Phùng Quán cho biết.
Khoa Y của ĐHQG TPHCM cũng thông báo xét tuyển bổ sung 3 ngành chất lượng cao: Y khoa, Dược học và Răng hàm mặt. Yêu cầu để xét tuyển là thí sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp THPT, đã đăng ký dự thi kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM đợt 2.
Thí sinh thuộc 2 đối tượng trên phải thỏa các điều kiện sau: Có điểm trung bình cộng 3 môn Toán, Hóa học, Sinh học trong 3 năm lớp 10, 11, 12 từ 8,0 trở lên và có học lực giỏi năm lớp 12 (hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên); có điểm trung bình cộng của điểm trung bình các môn trong 3 năm lớp 10, 11, 12 từ 8,10 điểm trở lên. Thời gian đăng ký xét tuyển trực tuyến tại http://tuyensinh-medvnu.edu.vn/ đến 15/10.
Trước đó, các trường thành viên khác của ĐHQG TPHCM như ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc tế, ĐH CNTT và ĐH KHXH&NV... cũng thông báo xét tuyển thí sinh dạng đặc cách tốt nghiệp bằng hình thức xét học bạ (từ 3 - 5% chỉ tiêu) với các yêu cầu tương tự ĐH Khoa học Tự nhiên và đã tuyển đủ số lượng chỉ tiêu dành cho đối tượng này trước khi ĐHQG TPHCM thông báo không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2.
Các trường ngoài khối ĐHQG TPHCM cũng dành chỉ tiêu xét thí sinh thuộc đối tượng đặc cách tốt nghiệp. Đơn cử, Trường ĐH Tài chính - Marketing dành 150 chỉ tiêu (3% tổng chỉ tiêu năm 2021) để xét tuyển học bạ (5 học kỳ) đối với thí sinh đặc cách tốt nghiệp, ngưỡng điểm xét tuyển của thí sinh bằng điểm chuẩn học bạ đợt 1 năm 2021 mà trường đã công bố. Thí sinh được đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng vào các chương trình đào tạo của trường. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là ưu tiên cao nhất). Trường đã kết thúc đợt xét tuyển này vào ngày 26/9.
Hiện Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM dành 100 chỉ tiêu để xét thí sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp THPT. Hình thức xét là học bạ THPT. Trường ĐH Ngân hàng TPHCM cũng dành khoảng 53 chỉ tiêu cho nhóm thí sinh này (hạn chót 3/10).
Trượt đại học dù đủ điểm, nam sinh vùng phong tỏa bật khóc Dù đủ điểm vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân nhưng Chính bị trượt vì không đăng ký nguyện vọng trực tuyến theo quy định. Chính kể, trước ngày thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021, nơi em ở (thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) có 8 ca mắc Covid-19. Do gia đình nằm trong khu vực...