ĐH Quốc gia Hà Nội giải đáp những thắc mắc về Kỳ thi đánh giá năng lực 2022
Năm 2022, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) thành nhiều đợt trong năm.
Dự kiến sẽ có khoảng 50 trường Đại học sử dụng kết quả của kỳ thi này để tuyển sinh.
Năm 2022, Trung tâm Khảo thi ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ công bố lịch thi và địa điểm thi cả năm để thí sinh sắp xếp thời gian phù hợp với kế hoạch cá nhân. Việc đăng ký dự thi ĐGNL thực hiện trực tuyến giống như năm 2021.
GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, giải đáp một số băn khoăn của thí sinh về lệ phí thi, nội dung đề thi… của kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Hiện có khoảng 50 trường đại học đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội để tuyển sinh. Ảnh minh hoạ
Mỗi đợt thi cách nhau 28 ngày
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo các đợt đăng ký dự thi đánh giá năng lực sẽ được mở dần dần để thí sinh yên tâm đăng ký theo lịch trình kết thúc chương trình trung học phổ thông. Trung tâm Khảo thí không giới hạn số lần dự thi nhưng 2 đợt thi liền kề của thí sinh cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Các em không nhất thiết đăng ký 1 lần cho nhiều đợt (đã mở) vì sẽ phải đóng nhiều lệ phí trong khi các đợt thi có thể bị điều chỉnh do dịch bệnh COVID-19. Trung tâm Khảo thí không khuyến khích thí sinh đăng ký nhiều đợt thi trong năm vì điểm thi giữa các đợt thi của thí sinh hầu như không thay đổi. Ngược lại, tâm lý đăng ký đợt đầu để “thi thử” hay “thi chơi” sẽ tạo tâm lý chuẩn bị không tốt cho chính thí sinh dự thi.
Mức lệ phí thi 300.000 đồng/thí sinh/lượt thi
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, các đợt thi năm 2021 được hỗ trợ tài chính để “khởi động” kỳ thi ĐGNL và phục vụ xét tuyển chủ yếu vào ĐHQGHN. Thêm vào đó, hạ tầng kỹ thuật (máy tính, phòng máy, máy chủ, hạ tầng công nghệ thông tin), cán bộ coi thi khai thác tại Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN nên vẫn sử dựng mức lệ phí là 200.000 đồng/thí sinh/lượt thi đã thực hiện của năm 2015-2016.
Năm 2022, ĐHQGHN đã giao cho Trung tâm Khảo thí xây dựng định mức lệ phí được xác định trên nguyên tắc tính đúng, đủ chi phí tổ chức thi trên quy mô lớn và phải thuê khoán hạ tầng, nhân lực (cán bộ coi thi, thanh tra, giám sát, bảo an, y tế…) tại nhiều trường đại học trong cả nước; bổ sung thêm khoảng 25% câu hỏi mới vào ngân hàng đề thi trong năm 2022-2023.
Do đó mức lệ phí đăng ký dự thi và thi ĐGNL năm 2022 xây dựng trên nguyên tắc tính đủ chi phí dao động từ 586.000 đến 625.000 đồng/thí sinh/lượt thi (chưa bao gồm chi phí triển khai phòng dịch COVID-19).
Với trách nhiệm xã hội, ĐHQGHN có chính sách miễn lệ phí cho các đối tượng thí sinh hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và hỗ trợ 50% lệ phí cho tất cả các thí sinh tham gia kỳ thi do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến đời sống kinh tế xã hội.
Video đang HOT
Do đó mức lệ phí năm 2022 thí sinh sẽ nộp là 300.000 đồng/thí sinh/lượt thi và phần còn lại sẽ do ĐHQGHN hỗ trợ.
Thí sinh dự thi Đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Quốc Toản).
Hồ sơ đăng ký dự thi Đánh giá năng lực gồm những gì?
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, hồ sơ đăng ký dự thi rất đơn giản. Thí sinh chuẩn bị thông tin sau đây trước khi đăng ký: điểm học tập của 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12), căn cước công dân, ảnh chân dung trước khi đăng ký.
Khi thí sinh hoàn thành các thủ tục đăng ký và chọn đợt thi phù hợp sẽ phải nộp lệ phí trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi hoàn thành việc đăng ký.
Lưu ý là theo quy chế thi đánh giá năng lực ở ĐHQGHN thì lệ phí đăng ký dự thi và thi sẽ không hoàn lại. Do đó thí sinh phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thao tác nộp lệ phí.
Sau 96 giờ, thí sinh không hoàn tất việc lệ phí sẽ trở về trạng thái ban đầu và đăng ký ca thi lại. Kinh nghiệm năm 2021, nhiều thí sinh đã chọn nhiều ca thi để “giữ chỗ” cho mình gây lãng phí xã hội.
Thi bất cứ địa điểm nào cũng đều có giá trị như nhau
Nhiều thí sinh thắc mắc ĐHQGHN tổ chức nhiều đợt thi tại các địa điểm khác nhau. Vậy kết quả thi tại các tỉnh thành có thể dùng để xét tuyển vào ĐHQGHN và các trường ĐH phía Bắc hoặc phía Nam được không?
Trả lời câu hỏi này, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, chúng tôi cần nhấn mạnh rằng kỳ thi ĐGNL (HSA) của ĐHQGHN là kỳ thi chuẩn hóa. Dù tổ chức ở bất kỳ nơi nào thì đều phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt đã được chuẩn hóa.
Cấu trúc đề thi, mức độ khó dễ của từng đề thi được cân bằng giữa các thí sinh, giữa các ca thi, giữa các đợt thi và giữa các địa điểm tổ chức thi. Dù thí sinh tham dự kỳ thi tại bất cứ nơi nào do ĐHQGHN tổ chức đều có giá trị như nhau.
Thứ hai, việc thi và xét tuyển đại học là tách biệt nhau hoàn toàn. Thí sinh phải xem xét trường đại học bạn dự kiến sẽ theo học có xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực hay không? Nếu như trường đó sử dụng kết quả thi ĐGNL như là phương thức xét tuyển thì bạn có thể yên tâm đăng ký dự thi và tham gia kỳ thi ở bất kỳ địa điểm nào phù hợp nhất với bạn để đạt kết quả cao nhất có thể.
Thí sinh không nên ôn luyện tại các trung tâm
Đến thời điểm hiện tại, rất nhiều trường đại học tuyên bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQGHN để xét tuyển đại học khiến cho thí sinh lo lắng về việc các em học lệch thì có thể thi đạt kết quả tốt hay không?
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho rằng, thực tế cho thấy hầu hết các thí sinh lớp 12 hiện nay đã phần nào “định hướng” theo khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Ở một mức độ nào đó tất cả các thí sinh đều gặp đôi chút khó khăn giống như nhau với phần Khoa học (Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa).
Tuy nhiên, nếu bạn đã xác định thi ĐGNL thì hãy làm Đề thi tham khảo sẽ thấy được mình cần tự luyện tập bổ sung những gì. Câu hỏi thi ĐGNL hướng tới đánh giá năng lực, từ cơ bản đến hiểu, vận dụng thấp đến cao. Do đó, các bạn sẽ khởi điểm giống nhau và năng lực, khả năng tư duy của thí sinh sẽ quyết định điểm bài thi.
Đến nay có gần 50 trường đại học đã chính thức liên hệ với ĐHQG Hà Nội đăng ký sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học năm 2022. Thông tin chi tiết về hình thức xét tuyển, chỉ tiêu của từng ngành được thông báo tại Đề án tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học, thí sinh cần vào website của trường để theo dõi.
Thêm một trường Đại học phía Bắc công bố 5 phương thức tuyển sinh năm 2022
Năm 2022, Trường ĐH Hòa Bình (Hà Nội) dự kiến áp dụng 5 phương thức xét tuyển, trong đó có sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực.
Năm 2022, Trường ĐH Hòa Bình dự kiến áp dụng 5 phương thức xét tuyển.
Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Hòa Bình vừa công bố dự kiến phương án tuyển sinh năm 2022. Cụ thể:
Phương thức 1: Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.
Phương thức 2: Xét tuyển sử dụng kết quả học tập bậc THPT (học bạ). Với phương thức này, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng một trong ba cách:
Sử dụng kết quả học tập 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của 3 học kỳ (hai học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12).
Sử dụng kết quả học tập lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển.
Sử dụng kết quả học tập điểm trung bình cộng năm lớp 12.
Phương thức 3: Xét tuyển kết quả học bạ THPT kết hợp kiểm tra đánh giá năng lực do Trường ĐH Hòa Bình tổ chức cho các ngành thuộc khối ngành sức khỏe.
Phương thức 4: Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của các đại học, các trường đại học.
Phương thức 5: Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
Thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành (trừ ngành thi năng khiếu), nếu đáp ứng quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
Có nhiều cơ sở giáo dục đại học sẽ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực/đánh giá tư duy của các đại học, trường đại học để xét tuyển năm 2022.
Trong 23 ngành học của trường, ngoại trừ ngành thi năng khiếu, thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành. Thí sinh được đăng ký xét tuyển nguyện vọng không giới hạn và sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên.
Năm 2022, ngành Công nghệ thông tin và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành áp dụng đào tạo bằng cơ chế đặc thù.
Theo thống kê, hiện tại có rất nhiều cơ sở giáo dục đại học công bố sẽ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của các đại học, trường đại học để xét tuyển năm 2022.
Trong đó, có tới hơn 40 trường đại học, học viện sẽ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội làm căn cứ tuyển sinh trong năm nay. Ví dụ như các trường: ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tòa án, Học viện Ngân hàng, ĐH Phenikaa, ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định...
Năm 2020 là năm đầu tiên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Ảnh: Khôi Nguyên.
Riêng kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sẽ có một số trường đại học sử dụng để làm căn cứ xét tuyển gồm: ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, ĐH Thăng Long, ĐH Thủy lợi và ĐH Bách khoa Hà Nội.
Theo lãnh đạo các trường, đây là tiền đề cho sự hợp tác giữa các trường đại học trong việc sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển đại học năm 2022. Đồng thời, giúp cho xã hội và người học giảm áp lực số lần thi cử và di chuyển, giảm tốn kém vật chất, thời gian và công sức cho những thí sinh có nguyện vọng vào đại học, nhất là các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Theo kế hoạch, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 7 - 8 đợt thi đánh giá năng lực từ tháng 2 đến 8/2022. Với việc tổ chức thành nhiều đợt ở nhiều địa điểm tại các tỉnh, thành khu vực miền Bắc và miền Trung, có thể ở cả TP.HCM, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội để tham gia nếu đảm bảo yêu cầu dịch tễ.
Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội tăng chỉ tiêu cho các ngành học "hot" Dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội là 12.500 chỉ tiêu. Trong đó, giành 30% chỉ tiêu cho các ngành/CTĐT tài năng, chất lượng cao, những ngành "hot". Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 của ĐH...