ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến điểm chuẩn tăng
GS.TS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, dự đoán năm nay, trường tăng 1,5-3 điểm chuẩn tùy ngành.
Trước lo lắng của thí sinh về điểm chuẩn có thể tăng cao, GS.TS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết điểm thi năm nay cao hơn năm ngoái trên dưới 3 điểm.
Căn cứ vào tình hình chung, số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào từng ngành, số lượng chỉ tiêu, trường đang xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho phương thức tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Năm nay, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội tuyển sinh 1.650 chỉ tiêu cho 32 ngành đào tạo. Trong đó, trường dành 1.485 chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 110 chỉ tiêu cho phương thức tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và 55 chỉ tiêu cho phương thức khác.
Ông Sơn cho hay mức điểm sàn dự kiến tăng 1-2 điểm. Trong khi đó, điểm trúng tuyển dự kiến tăng 1,5-3 điểm tùy theo số lượng thí sinh đăng ký vào từng ngành.
Điểm trúng tuyển vào trường các năm trước như sau:
Video đang HOT
Với phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, trường đã công bố kết quả tuyển sinh. Năm 2020, 217 thí sinh trúng tuyển bằng phương thức này.
Trong đó, 3 em là từng tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8 trở lên.
Ngoài ĐH Khoa học Tự nhiên, một số đơn vị khác thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hoặc dự kiến điểm sàn, điểm chuẩn cho kỳ tuyển sinh năm nay.
Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ, thông tin ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng vào trường tăng nhẹ so với năm ngoái.
Trong đó, điểm sàn dự kiến cho nhóm ngành Công nghệ thông tin (CN1) là 24 điểm. Các ngành như Máy tính, Robot, Kỹ thuật điều khiển, Tự động hóa, Khoa học máy tính (CN8, CN2, CN11) nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ 22 điểm. Ngành Điện tử viễn thông, Cơ điện tử chất lượng cao lấy điểm sàn 20 điểm. Các nhóm ngành còn lại lấy điểm sàn 18.
Với ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay năm ngoái, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nằm trong khoảng 15-19 điểm. Năm nay, mức điểm này dự kiến tăng 0,5-1 điểm.
“Năm nay, số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường cùng chỉ tiêu tuyển sinh đều không thay đổi. Dự kiến, điểm chuẩn của các ngành tăng lên 0,5-1 điểm. Một số ngành có lượng hồ sơ lớn có thể tăng nhiều hơn”, ông Tuấn thông tin.
TS Nguyễn Hồng Oanh, Hiệu trưởng ĐH Việt Nhật, cho biết khi công bố đề án tuyển sinh, trường xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 18 điểm. Mức điểm đó được giữ nguyên. Ông dự đoán điểm trúng tuyển vào trường ở mức 20-21 điểm.
Bà Đỗ Thị Bích Nguyệt – Phó trưởng phòng Đào tạo & Công tác sinh viên, Khoa Luật – cho biết năm nay, khoa xác định điểm sàn 17 cho các ngành tuyển sinh. Điểm chuẩn có thể cao hơn năm ngoái nhưng không chênh lệch nhiều.
Bà Hà Lê Kim Anh, Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ, cho hay điểm sàn các ngành đào tạo giáo viên sẽ theo mức điểm chung do Bộ GD&ĐT xác định. Với các ngành ngôn ngữ, trường dự kiến lấy ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 18 điểm.
Bao giờ học sinh được nghỉ hè 2020?
Nhiều địa phương, trường học đang cố gắng để hoàn thành chương trình, kết thúc năm học và bước vào kỳ nghỉ hè năm 2020 sớm hơn so với quy định.
Theo điều chỉnh khung năm học 2019 - 2020 (lần 2) của Bộ GD&ĐT, trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Bộ điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 kết thúc năm học trước ngày 15/7/2020. Tuy nhiên, do đẩy mạnh việc học tập online trong thời gian nghỉ học vì COVID-19, tại một số trường học đã tổ chức lễ bế giảng, kết thúc năm học.
Cụ thể, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức kết thúc năm học sớm, bế giảng vào ngày 8/6. Lãnh đạo nhà trường cho biết, ngày 8/6, nhà trường tổ chức bế giảng cho học sinh khối 12. Với những trường hợp muốn được giáo viên ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhà trường vẫn tổ chức dạy, chia lớp theo chuyên đề.
Trước đó, trường THCS &THPT Nguyễn Tất Thành (ĐH Sư phạm Hà Nội) ngôi trường đầu tiên tổ chức Lễ bế giảng năm học 2019 - 2020. Lãnh đạo nhà trường cho biết, năm học kế thúc sớm là do trong giai đoạn học sinh nghỉ học để phòng chống COVID-19, nhà trường đã xây dựng phương án để học sinh có thể học tại nhà theo hình thức online. Tất cả các môn học đều được dạy online theo thời khóa biểu, giống như dạy học trực tiếp trước khi có dịch.
Tại một số địa phương, ngành GD&ĐT cũng đã lên kế hoạch kết thúc năm học đúng theo dự kiến hoặc sớm hơn dự kiến để học sinh đỡ bị ảnh hưởng của nắng nóng, kỳ nghỉ hè dài hơn và không cận kề với tựu trường năm học mới.
Theo quyết định điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại TP.HCM, các trường hoàn thành chương trình học kỳ 2 năm học trước ngày 11/7 và kết thúc năm học trước ngày 15/7, xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS trước ngày 31/7. Do dịch COVID-19 nên thời gian nghỉ hè của học sinh trễ hơn 1,5 tháng so với kế hoạch đề ra từ đầu năm.
UBND TP.Hà Nội quyết định thời gian các nhà trường hoàn thành học kỳ II là trước 15/7. Thời gian xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, xét công nhận tốt nghiệp THCS: trước 31/7; thời gian hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 THPT: trước 15/8.
Còn tại Nghệ An, Sở GD&ĐT Nghệ An cũng yêu cầu các nhà trường kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh sau quá trình học tập để hoàn thành chương trình năm học trong tháng 6. Cụ thể, dự kiến khối THPT sẽ kết thúc năm học ngày 25/6; Khối THCS - tiểu học, trẻ mầm non kết thúc 30/6.
Tự chủ tuyển sinh ĐH 2020: Băn khoăn đo lường chất lượng Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý phương án tổ chức thi THPT năm 2020 do Bộ GDĐT trình, nhiều trường ĐH đã có thông tin về phương thức tuyển sinh. Dẫu thế, theo phân tích từ các chuyên gia tuyển sinh, nếu các trường ĐH chuyển sang xét tuyển riêng, mỗi trường sẽ có phương thức tổ chức và đề thi riêng,...