ĐH nổi tiếng ở Mỹ bị tố phân biệt sinh viên da trắng và gốc Á
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết phương thức tuyển sinh của ĐH Yale đã vi phạm luật dân quyền của liên bang khi đặt nặng vấn đề chủng tộc.
Theo kết quả điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ, ĐH Yale phân biệt đối xử bất hợp pháp với sinh viên Mỹ gốc Á và người da trắng.
Bộ cho biết chủng tộc là “yếu tố quyết định trong tuyển sinh hàng năm” của ngôi trường danh tiếng này và điều đó vi phạm luật dân quyền của liên bang. Được biết, cuộc điều tra kéo dài 2 năm xuất phát từ lá đơn khiếu nại của nhóm sinh viên người Mỹ gốc Á.
Nhóm sinh viên da màu ở ĐH Yale. Ảnh: Viv Dang.
Eric Dreiband, trợ lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ở bộ phận dân quyền, tuyên bố rằng ĐH Yale “dành nhiều ưu đãi mang tính quyết định” cho những ứng viên người Mỹ gốc Phi. Trong khi đó, các ứng viên người Mỹ gốc Á hoặc da trắng “chỉ có 10-25% khả năng trúng tuyển mặc dù có chứng chỉ học tập tương đương”.
Dữ liệu liên bang cho thấy 40% sinh viên ĐH Yale là người da trắng, 20% gốc châu Á, 14% gốc Tây Ban Nha hoặc Latin, 8% là người da đen và 7% đa chủng tộc. Số còn lại là du học sinh.
“Chẳng có hình thức phân biệt chủng tộc nào được cho là tốt đẹp hơn cả. Việc phân chia người Mỹ thành các khối sắc tộc một cách bất hợp pháp tạo nên sự chia rẽ và nhiều định kiến”, Dreiband nói.
Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu ĐH Yale hãy dừng việc xem xét chủng tộc hoặc nguồn gốc quốc gia ngay từ mùa tuyển sinh năm học tới. Họ sẽ đệ đơn kiện nếu trường đại học thuộc khối Ivy League này không thực hiện “các biện pháp xử lý được quy định”.
Tuy nhiên, phía ĐH Yale khẳng định sẽ chống lại lệnh này và vẫn tiếp tục quy trình tuyển sinh của nhà trường.
Video đang HOT
“Đó là một cáo buộc vô căn cứ. Vào thời điểm độc nhất này, khi mà vấn đề chủng tộc đang nhận được sự quan tâm xứng đáng, Yale kiên quyết sẽ không thay đổi cam kết ban đầu của nhà trường, đó là tạo ra môi trường giáo dục đa dạng và xuất sắc”, Hiệu trưởng Peter Salovey khẳng định.
ĐH Yale tiếp tục cam kết tạo môi trường giáo dục đa sắc tộc. Ảnh: Yale University.
Trong thời gian qua, chính quyền Trump có những động thái chống lại chính sách tuyển sinh dựa trên chủng tộc ở một số trường đại học danh tiếng. Những phát hiện mới nhất của Bộ Tư pháp Mỹ có thể gây ra ảnh hưởng sâu rộng đối với những thách thức pháp lý đang diễn ra tại các tòa án.
Trên thực tế, Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết rằng các trường đại học vẫn có thể sử dụng chính sách tuyển sinh trên với mục đích giúp các ứng viên thiểu số vào đại học.
Năm 2019, thẩm phán Allison D Burroughs đã tuyên bố ĐH Harvard thắng kiện vụ việc “chèn ép ứng viên gốc Á” do nhóm Students for Fair Admissions (tạm dịch: Công bằng cho Sinh viên) đệ đơn.
“Việc tuyển sinh dựa trên yếu tố chủng tộc sẽ luôn bị chỉ trích ở một mức độ nào đó bởi những nhóm không được hưởng lợi từ quy trình này.
Nhưng điều này có thể biện minh được bằng sự quan tâm chính đáng đến vấn đề đa dạng chủng tộc và tất cả những lợi ích mà sự đa dạng trong sinh viên sẽ mang lại”, thẩm phán kết luận.
Trường đại học Mỹ thay đổi cách thức thi
5 trường ĐH đứng đầu trong danh sách Các trường ĐH hàng đầu trong bảng xếp hạng của Forbes năm 2019 đã công bố chính sách thi không bắt buộc đối với sinh viên trong năm học 2020 - 2021.
Viện ĐH Yale đang cân nhắc về chính sách kiểm tra.
Việc thay đổi chính sách thi là điều chưa từng có trong những năm gần đây, sau sự bùng phát của Covid-19.
Các trường này cùng hơn 1.200 trường khác đã áp dụng các chính sách linh hoạt về bài kiểm tra. Các chính sách thay thế này cho phép nhiều học sinh có cơ hội nộp đơn ứng tuyển vào các trường cạnh tranh.
Trường ĐH Harvard
Để theo học tại trường, thí sinh sẽ phải trải qua quá trình đánh giá toàn diện, bao gồm kết quả trung học, điểm SAT hay ACT cũng như các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, do Covid-19, Trường ĐH Harvard quyết định hủy bỏ yêu cầu về điểm ACT, SAT đối với thí sinh trong mùa tuyển sinh năm 2021. Đây là một giải pháp tạm thời của các trường, nhằm hỗ trợ người học trong đại dịch. Trường ĐH Harvard cho biết có thể sẽ gia hạn trong trường hợp cần thiết.
Chính sách tuyển sinh của trường cũng bao gồm các thông tin dành cho ứng viên quốc tế. Theo đó, phần lớn sinh viên ĐH Harvard sẽ nhận được hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu cá nhân và các khoản vay.
Trường ĐH Stanford
Để được theo học tại Trường ĐH Stanford, thông thường, thí sinh phải đạt điểm GPA 3.75 trở lên, điểm SAT tối thiểu 1950. Ngoài ra, ứng viên cần có những hoạt động ngoại khóa nổi bật, đề cao năng lực lãnh đạo của cá nhân, cũng như có những thành tích về học tập và xã hội nổi trội, phẩm chất ưu tú.
Nhà trường cho biết, điểm ACT hoặc SAT là yếu tố bắt buộc đối với thí sinh nộp đơn tại Stanford. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu các bài kiểm tra tiếp tục bị ảnh hưởng và học sinh không thể tiến hành thi, nhà trường sẽ xem xét đơn ứng tuyển mà không cần kết quả ACT hay SAT.
"Nếu trường hợp này xảy ra, chúng tôi sẽ đăng tải thông báo", Trường ĐH Stanford cho biết.
Viện ĐH Yale
Đại học Yale có tỷ lệ trúng tuyển là 5%. Điều này có nghĩa là cứ 100 ứng viên nộp đơn thì chỉ 5 người được nhận. Điểm SAT trung bình của các ứng viên được nhận vào Viện ĐH Yale là 1510 trên 1600. Bài kiểm tra ACT phương án thay thế cho SAT. Điểm ACT trung bình của các ứng viên trúng tuyển tại tổ chức GD này là 68.
Do Covid-19, tổ chức College Board kêu gọi các tổ chức GD hạn chế tổ chức các kỳ thi vào mùa hè và thu. Do đó, Văn phòng Tuyển sinh Viện ĐH Yale thông báo đang xem xét chính sách về các kỳ thi tiêu chuẩn bắt buộc đối với ứng viên. Để đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, Ủy ban Tuyển sinh cho biết sẽ không yêu cầu các ứng cử viên làm bài kiểm tra SAT trong năm học 2020 - 2021.
Học viện Công nghệ Massachusetts
Học viện công nghệ Massachusetts có tỷ lệ trúng tuyển là 5%, tức là cứ 100 người nộp đơn thì chỉ có 5 thí sinh được nhận. Điểm SAT trung bình của các ứng viên được nhận vào Viện Công nghệ Massachusetts là 1525 trên 1600. Điểm ACT trung bình của các ứng viên trúng tuyển Viện Công nghệ Massachusetts là 71.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu ứng viên nộp điểm SAT hoặc ACT, bởi những bài kiểm tra này cùng với điểm trung học và bài tập của thí sinh sẽ tạo tiền đề cho sự thành công trong chương trình giảng dạy đầy thử thách của chúng tôi", nhà trường thông báo.
Giải thích về lý do này, Học viện Công nghệ Massachusetts cho biết, việc chỉ xét điểm số của thí sinh là điều không công bằng.
Trường ĐH Princeton
Trước bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp, Trường ĐH Princeton thông báo: "Chúng tôi không mong đợi ứng viên tham gia các kỳ thi nhiều lần. Điểm thi SAT hoặc ACT chỉ là một phần trong quá trình đánh giá toàn diện của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét các chính sách kiểm tra của mình khi có thêm thông tin về lịch thi".
Trường ĐH Princeton nhấn mạnh, mặc dù vẫn khuyến khích thí sinh tham dự bài kiểm tra SAT, nhưng hiện tại, những ứng viên không có kết quả kỳ thi này sẽ không bị thiệt thòi trong quá trình xét tuyển.
Chàng trai Bến Tre giành học bổng tiến sĩ Kinh tế toàn phần của ĐH Yale Huỳnh Quang Nghiêm tốt nghiệp Cử nhân hạng Ưu ngành Toán và Kinh tế tại ĐH New York Abu Dhabi năm 2018 sau đó xuất sắc giành suất học bổng toàn phần tiến sĩ ngành Kinh tế của ĐH Yale danh tiếng. Sinh năm 1995, chàng trai Bến Tre Huỳnh Quang Nghiêm giành học bổng toàn phần (30.000 USD mỗi năm) cho chương...