ĐH Kinh tế – luật tuyển thẳng mỗi trường THPT 1 học sinh giỏi nhất
Trường ĐH Kinh tế – luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 với 5 phương thức và đa dạng hình thức như thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
ThS Nguyễn Hải Trường An tư vấn cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2021 do báo Tuổi Trẻ tổ chức – Ảnh: TRẦN HUỲNH
ThS Nguyễn Hải Trường An, giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – luật, cho biết: “Năm nay, nhà trường mở rộng thêm đối tượng tuyển sinh là tuyển thẳng những thí sinh giỏi nhất của các trường THPT cùng với việc tăng cường thêm 5 chương trình đào tạo chất lượng cao bằng tiếng Anh nhằm đáp ứng nâng cao chất lượng đầu ra của trường”.
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh theo quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2020 của Bộ GD-ĐT không quá 5% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Điều kiện, thời gian xét tuyển: theo kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GD-ĐT năm 2021. Tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT (mỗi trường một thí sinh), theo quy định và kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021.
Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM không quá 15% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Đối tượng: học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu các trường đại học, tỉnh thành trên toàn quốc; học sinh của các trường THPT thuộc danh sách trường THPT do giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM phê duyệt năm 2021.
Video đang HOT
Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 khoảng 30% đến 60% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Điều kiện, quy trình xét tuyển: thực hiện công tác xét tuyển thí sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo quy chế hiện hành của Bộ GD-ĐT và quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021 tối đa 50% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành.
Điều kiện: thí sinh phải dự thi và có kết quả thi kỳ kiểm tra đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021.
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả học THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước) vào các chương trình chất lượng cao, chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh.
Chỉ tiêu không quá 20% tổng chỉ tiêu của các chương trình chất lượng cao; không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp.
Điều kiện đăng ký xét tuyển: thí sinh có điểm trung bình học tập THPT từ 7,0 (thang điểm 10); hoặc 2,5 (thang điểm 4); hoặc từ 8 (thang điểm 12); và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ tương đương IELTS 5.0 trở lên, hoặc có chứng chỉ quốc tế ACT từ 25 điểm hoặc SAT từ 1.100 điểm trở lên; hoặc có chứng chỉ tiếng Pháp từ tương đương DELF B1 trở lên hoặc tham gia thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp (xét tuyển đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp).
Những đứa trẻ "chịu trận" sau việc khoe bảng điểm của cha mẹ
Thời điểm này, mở facebook là thấy hình ảnh nhiều bảng điểm của con được bố mẹ tự hào khoe.
Đằng sau việc khoe bảng điểm của cha mẹ là biết bao nỗi niềm của các phụ huynh khác, là rất nhiều áp lực của những học sinh chưa đạt điểm cao như vậy.
Phụ huynh khoe bảng điểm toàn 9,10 của con trên facebook
Mẹ khoe "chiến tích", con thấy ngượng
Như thường lệ, cứ đến cuối học kỳ 1, học kỳ 2, vào dịp họp phụ huynh, các cha mẹ có con học giỏi lại đua nhau khoe bảng điểm của con trên facebook. Không thể phủ nhận, những con được khoe bảng điểm ấy đã phải nỗ lực rất nhiều để có những điểm 9, điểm 10 và bố mẹ có quyền tự hào về kết quả của con.
Trên facebook của chị Nguyễn Thanh Vân (Mỹ Đình, Hà Nội) những ngày này nhận "cơn mưa" lời khen của bạn bè khi chị khoe con chị là thủ khoa của một trường THCS với điểm tổng kết kỳ 1 là 9,7. Chưa kể, cô con gái lớn tham gia thi học sinh giỏi cấp thành phố cũng được chị "tường thuật" liên tục.
Cũng giống như chị Vân, chị Bùi Thanh Huế (Quán Thánh, Hà Nội) cũng khoe bảng điểm cao chất ngất của con ở trường THPT chuyên khiến các phụ huynh khác chỉ biết xuýt xoa, ghen tị.
Biết bảng điểm của mình bị mẹ post trên facebook, một nam sinh lớp 11 cảm thấy rất khó chịu. Nam sinh này cho biết, điểm số ấy không thể hiện rằng em học giỏi hơn các bạn khác mà mẹ phải tự hào đến vậy. Bởi, ở trong lớp có rất nhiều bạn thực sự giỏi, đặc biệt ở một số môn. Em thì không giỏi xuất sắc môn nào.
Điểm của em cao hơn các bạn là do em chăm chỉ hơn, học đều các môn hơn thôi. Thế nên, em cảm thấy rất ngượng khi nhiều người thân khen em hết lời. Đặc biệt, em rất ngượng với các bạn ở lớp.
Cuối học kỳ 1, cuối học kỳ 2 là dịp nhiều cha mẹ khoe bảng điểm của con
Những đứa trẻ chịu trận vì bảng điểm thấp
Việc một số cha mẹ khoe bảng điểm, thành tích của con trên facebook để nhận được "cơn mưa" lời khen lại gây cảm giác không vui cho nhiều phụ huynh khác. Họ cảm thấy không được hãnh diện vì con rồi nảy sinh tâm lý đố kỵ, ganh ghét. Họ dè bỉu và cho rằng "những đứa trẻ này chỉ biết học, chắc lại như gà công nghiệp, tồ tệch với đời"...
Bị ảnh hưởng nhất trong việc các cha mẹ khoe bảng điểm của con phải là những đứa trẻ học không giỏi. Từ trước đến nay, chị Hoàng Minh Ái (Thanh Xuân, Hà Nội) luôn xác định không quan trọng điểm số của con. Con được điểm 7, 8 là chị cảm thấy đạt.
Thế nhưng, khi thấy nhiều mẹ khoe bảng điểm của con với tràn ngập điểm 9, 10, chị đã cằn nhằn con rất nhiều. Rằng, "Mẹ đầu tư bao nhiêu tiền cho con học như thế mà con học chẳng đâu vào đâu. Học thêm khắp nơi mà chỉ được 7, 8 thì đi học làm gì cho phí tiền. Nhìn bạn con nhà cô Linh ấy, cũng lớp 11 như con mà được 8,5 IELTS, hay bạn con nhà cô Mai ấy, cũng học cấp 3 mà điểm tổng kết trên 9 phẩy. Nghĩ đến điểm lẹt đẹt của con, mẹ thực sự buồn"...
Chị Ái cho biết, dù biết so sánh với "con nhà người ta" sẽ là không tốt cho con nhưng chị không thể nào kiềm chế nổi cảm xúc khi nghĩ đến bảng điểm làng nhàng của con mình ở bên cạnh bảng điểm toàn 9, 10 của người quen trên facebook.
Với không ít những phụ huynh, thành tích của con chẳng khác gì "trang sức" của họ. Không ít người trong số họ ép con học ngày học đêm, không cho con có thời gian giải trí chỉ để con đạt thành tích tốt để khiến bố mẹ tự hào, để bố mẹ có thứ để khoe với mọi người. Những đứa con ngày càng phải gánh áp lực từ kỳ vọng của bố mẹ. Chúng không được quyền thất bại, không được phép có điểm kém, chúng bắt buộc phải học giỏi toàn diện.
Trường ĐH Phenikaa dự kiến mở ngành Vật lý tài năng Năm 2021, trường ĐH Phenikaa dự kiến tuyển sinh 3.757 chỉ tiêu và dự kiến mở thêm 8 ngành mới trong đó có ngành Vật lý tài năng. Theo đó, trường ĐH Phenikaa giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh như năm 2021. Trong đó, xét tuyển thẳng chiếm 10% chỉ tiêu; xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT...