ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM tuyển sinh tại cơ sở Bến Tre
Năm 2018, một số ngành của ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM sẽ tuyển sinh tại cơ sở Bến Tre nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho vùng Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
ảnh minh họa
Thông tin từ nhà trường cho biết mức trúng tuyển dự kiến của các ngành tại phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM ở Bến Tre thấp hơn 2 điểm so với điểm chuẩn trúng tuyển tại cơ sở chính ở TP.HCM.
Theo đó, tại phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM ở Bến Tre, nhà trường đào tạo các ngành Kinh tế (chương trình kinh tế và quản lý công), Tài chính – Ngân hàng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển theo diện đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Tây Nam bộ và Tây Nguyên học tại Phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM ở Bến Tre phải có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên tại các tỉnh trong khu vực. Thí sinh nộp hồ sơ sơ tuyển về phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM tại tỉnh Bến Tre.
Video đang HOT
Dự kiến trong năm 2018, ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM mở 3 ngành mới là Kinh tế học chất lượng cao, Luật tài chính – Ngân hàng chất lượng cao và Quản trị Kinh doanh chất lượng cao bằng tiếng Anh.
Thông tin về chương trình đào tạo của ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM:
Với các ngành còn lại, nhà trường tuyển sinh trong cả nước theo các phương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Cụ thể, trường xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh theo quy chế tuyển sinh chính quy năm 2018 của Bộ GD&ĐT (5% tổng chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM (15% tổng chỉ tiêu); xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 (70% chỉ tiêu); xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức (chỉ tiêu dự kiến không quá 10% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành).
Theo Zing
Trường ĐH tuyển sinh 2018 học sinh có quốc tịch nước ngoài
Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố các phương thức tuyển sinh đại học 2018. Trong kỳ tuyển sinh 2018 trường có 6 phương thức tuyển sinh, tăng 2 phương thức so với năm 2017.
Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực vào Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP.HCM năm 2017
Cụ thể, trường tuyển sinh theo 6 phương thức như sau:
Phương thức 1, trường xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Tổng điểm của 3 môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia theo khối đăng ký xét tuyển.
Phương thức 2, thực hiện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2018 của Bộ GD-ĐT. Học sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và Olympic quốc tế có môn đạt giải phù hợp với ngành học đăng ký tuyển thẳng.
Phương thức 3, xét tuyển học sinh giỏi của các trường THPT thuộc nhóm 100 trường có điểm trung bình thi THPTQG cao nhất năm 2016, 2017. Với phương thức này, trường sử dụng kết quả học tập bậc trung học phổ thông, xét điểm trung bình 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký.
Phương thức 4, tổ chức thi tuyển - kỳ kiểm tra năng lực. Thí sinh dự thi 2 môn Toán (bắt buộc) và 1 môn tự chọn, chọn trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh. Điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp theo chỉ tiêu đã quy định.
Phương thức 5 xét tuyển dựa trên học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài. Học sinh tham gia phỏng vấn vả thực hiện bài thi tổng hợp bằng tiếng Anh đạt trên 50%.
Phương thức tuyển sinh 6, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ kiểm tra năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Theo Vietnamnet
Hạ điểm ưu tiên, công khai tỷ lệ cử nhân có việc làm Ngoài chính sách riêng đối với các ngành đào tạo sư phạm, mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GDĐT đã có những thay đổi quan trọng trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2018. Bộ GDĐT hướng tới mục tiêu tạo việc làm, không để cử nhân thất...