ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM tuyển nhiều ngành học mới
Năm 2020, Trường ĐH Khoa học tự nhiên tuyển 3.470 chỉ tiêu. Nhà trường có nhiều ngành học mới.
Mở thêm nhiều ngành mới
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2020.
Năm nay trường có 4 ngành, chương trình đào tạo mới: Vật lý Y khoa, Kỹ thuật địa chất, Công nghệ vật liệu, Khoa học môi trường (chương trình CLC).
Tại phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM ở tỉnh Bến Tre, trường tuyển sinh theo đề án đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Tây Nam bộ và Tây Nguyên học ngành Khoa học môi trường. Ngoài ra, còn đào tạo 2 chương trình liên kết do nước ngoài cấp bằng.
5 phương thức xét tuyển
Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 của Bộ GD-ĐT tối đa 4% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM tối đa 20% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng)
Điều kiện để thí sinh đăng ký là tốt nghiệp THPT 2020, là học sinh các trường THPT thuộc các nhóm trường được quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, hạnh kiểm tốt trong 3 năm lớp 10, 11, 12.
Đạt kết quả xếp loại học sinh giỏi tối thiểu trong 5/6 học kỳ hoặc là thành viên đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, hoặc cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Đồng thời, xếp loại học tập đạt từ loại khá trở lên trong 03 năm và chỉ áp dụng một lần vào đúng năm học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020.
Video đang HOT
Theo quy định, học sinh được đăng ký ưu tiên xét tuyển tối đa 03 nguyện vọng.
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: tối thiểu 35% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
Điểm chuẩn trúng tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được xác định theo các tiêu chí:
Thống nhất chung cho từng ngành/nhóm ngành tuyển sinh, không phân biệt tổ hợp môn/bài thi xét tuyển. Điểm xét tuyển là tổng điểm 03 bài thi/môn thi của tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, không nhân hệ số, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có)
Đối với ngành/nhóm ngành có môn tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển: chỉ sử dụng kết quả điểm bài thi tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, không sử dụng kết quả quy đổi khi miễn thi bài thi tiếng Anh.
Nếu các thí sinh có cùng điểm tổng, thứ tự ưu tiên xét tuyển sẽ được xác định theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng đăng ký của thí sinh.
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức: tối đa 40% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.
Hội đồng tuyển sinh của trường sẽ quyết định và công bố cách thức xác định điểm chuẩn trúng tuyển theo kế hoạch chung của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Xét tối đa 1% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành, đối với thí sinh người Việt Nam học trường nước ngoài tại Việt Nam với chương trình đào tạo được công nhận tại nước sở tại. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung bình của 6 học kỳ (học kỳ 1 và 2 lớp 10, học kỳ 1 và 2 lớp 11, học kỳ 1 và 2 lớp 12), điều kiện cần là có chứng chỉ IELTS hay TOEFL iBT.
Đối với thí sinh người nước ngoài học THPT tại nước ngoài, xét tuyển dựa trên điểm học bạ tích lũy GPA của năm lớp 11 và 12, có chứng chỉ năng lực tiếng Việt đối với thí sinh đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc có chứng chỉ IELTS hay TOEFL iBT hay có quốc tịch là nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính nếu đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.
Học phí cao nhất 44 triệu/năm
Trường ĐH Khoa học tự nhiên quy định mức học phí chương trình đào tạo đại học chính quy là 11,7 triệu đồng/năm.
Học phí các chương trình theo đề án trong năm 2020-2021:
Khoa học máy tính (chương trình tiên tiến): 43,5 triệu đồng /năm
Công nghệ thông tin (chương trình CLC): 32,5 triệuđồng/năm
Công nghệ thông tin (liên kết ĐH Claude Bernard Lyon I-Pháp): 41 triệu đồng/năm
Công nghệ Kỹ thuật Hóa học (chương trình CLC); Hóa học (chương trình liên kết ĐH Le Mans – Pháp): 44 triệu đồng/năm.
Sinh Học, Công nghệ Sinh học, Khoa học môi trường, Hóa học (chương trình CLC): 40 triệu đồng/năm.
Kỹ thuật điện tử – viễn thông (chương trình CLC): 32 triệu đồng /năm.
Tuyển sinh đại học năm 2020: óng ngành cũ, mở ngành mới
Một số trường đã công bố đề án tuyển sinh năm học 2020- 2021. Một loạt ngành mới được mở như trí tuệ nhân tạo, logistics, hệ thống nhúng..., trong khi một số ngành lỗi thời, ít người học đã bị các trường "khai tử".
Ngành khoa học máy tính, khoa học dữ liệu... được dự báo sẽ thu hút người học
Mở ngành theo xu thế
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là từ khóa "nóng" hơn bao giờ hết khi hàng loạt trường đại học đua nhau mở ngành này. Theo đề án tuyển sinh mới công bố, các trường ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Khoa học Tự nhiên (thuộc ĐHQG TPHCM) đều mở nhiều ngành liên quan trí tuệ nhân tạo.
ĐH Bách khoa TPHCM dự kiến mở thêm 5 chương trình đào tạo chất lượng cao, trong đó có chuyên ngành kỹ thuật robot (nằm trong ngành kỹ thuật cơ điện tử); ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM từ năm 2020 sẽ đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao cho nền công nghiệp 4.0 bằng việc mở thêm một số ngành học mới như Khoa học máy tính (hướng trí tuệ nhân tạo), Kỹ thuật máy tính (hướng hệ thống nhúng và Internet vạn vật - IoT). ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM dự kiến cho ra đời 5 ngành mới, gồm Vật lý Y khoa, Khoa học dữ liệu, Toán ứng dụng, Toán tin và ngành kỹ thuật địa chất.
Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin truyền thông ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết, đây là những ngành đang thật sự có nhu cầu cho ứng dụng thực tế như toán tài chính dành cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hay ứng dụng trong việc tính toán cơ học và đặc biệt ngành toán tin rất cần thiết và hỗ trợ ngành khoa học dữ liệu.
"Riêng việc mở ngành khoa học dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tất cả những thứ liên quan như big data, AI, IoT... đều cần đến nguồn dữ liệu tốt và đương nhiên cần đến những người làm công việc này một cách khoa học', ông Quán giải thích.
Tương tự, ĐH Công nghiệp TPHCM tuyển thêm 2 ngành mới là IoT và AI ứng dụng, khoa học dữ liệu. Trong đó, IoT và AI ứng dụng là ngành được xây dựng theo hướng ứng dụng trong các thiết bị điều khiển nhúng như robot, thiết bị tự động; ĐH Mở TPHCM dự kiến tuyển sinh hai ngành mới là du lịch, logistics và quản lý chuỗi cung ứng; ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến tuyển 4 ngành mới, gồm: Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, Quan hệ Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế.
Trong khi đó, ở khối các trường đào tạo xã hội, kinh tế cũng có một số ngành mới đáp ứng nhu cầu thực tế. ĐH Văn Hiến năm nay mở 7 ngành mới, gồm Thương mại điện tử, Truyền thông đa phương tiện, Luật, Điều dưỡng, Quản lý bệnh viện, Quản lý thể dục thể thao, Công nghệ thực phẩm. Ông Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh trường này, cho biết, đây là những ngành xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như nguồn nhân lực của thị trường lao động thời gian qua.
"Đặc biệt, trường nằm trong hệ sinh thái của một tập đoàn với nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên sinh viên có nhiều hỗ trợ và điều kiện thuận lợi thực hành, thực tập và đầu ra việc làm khi theo học các ngành này. Riêng với ngành Quản lý thể dục thể thao, nhà trường khá tự tin nhờ có CLB Bóng đá Đồng Tháp. Đây sẽ là nơi sinh viên có điều kiện để thực hành và nhiều cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp của mình...", ông Thái nói.
"Khai tử" nhiều ngành lỗi thời
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2020, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM sẽ ngừng tuyển sinh hai ngành, gồm công nghệ vật liệu dệt may và kỹ thuật nữ công. Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, đây là hai ngành học khó tuyển trong mấy năm gần đây, điểm chuẩn các ngành của trường từ 18 trở lên, nếu tiếp tục hai ngành đó sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của trường. Do đó, trường quyết định ngưng tuyển sinh.
Theo ông Dũng, song song với việc ngưng tuyển hai ngành trên thì nhà trường mở thêm ba ngành học mới, gồm hệ thống nhúng & IoT, kiến trúc nội thất và thiết kế thời trang- chương trình chất lượng cao.
Tương tự, ĐH Quốc tế Hồng Bàng quyết định đóng cửa sáu ngành học do khó tuyển sinh. Trường mở thêm 11 ngành học mới, trong đó có AI. Theo PGS. TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng nhà trường, AI là ngành phù hợp với xu thế của xã hội.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM năm 2020, thành phố có nhu cầu trên 323.000 việc làm, trong đó 135.000 việc làm mới. Dự báo, một số ngành tiếp tục có xu hướng thu hút nhân lực bao gồm: Công nghệ thông tin - iện; Cơ khí, tự động hóa; Công nghệ thực phẩm, Thương mại điện tử, Logistics; Dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn; Tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; Dệt - may - giày da.
Theo Tiền phong
Đại học Quốc gia Hà Nội mở 14 ngành mới Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội mở 14 ngành mới, nâng tổng số ngành đào tạo lên 133 và tuyển 10.320 sinh viên, cao hơn năm 2019 gần 1.000. So với dự thảo đề án tuyển sinh được trường công bố cuối tháng 12 năm ngoái, số lượng ngành mới giảm từ 17 xuống 14, chỉ tiêu tăng từ 10.000 lên...