ĐH Khoa học Tự nhiên kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc tế
ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa khai mạc đợt kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á ( AUN-QA).
ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) được cho là đại học đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện đánh giá chất lượng cấp trường theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA.
Trước đó, trong giai đoạn 2012-2015, trường có 6 chương trình đào tạo cử nhân ngành Hóa học, Sinh học, Toán học, Vật lý, Địa chất và Khoa học Môi trường được AUN kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA.
Trong đó, chương trình ngành Hóa học và ngành Địa chất được 5.0 điểm. Đây là những chương trình đào tạo có điểm đánh giá cao thứ hai ở khu vực Đông Nam Á.
Lãnh đạo trường họp với trưởng, phó phòng ban chức năng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về kiểm định AUN. Ảnh: hus.vnu.edu.vn.
GS.TS Phan Tuấn Nghĩa – Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) – cho biết: “Dựa trên 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí của bộ tiêu chuẩn, nhà trường đã khởi động công tác chuẩn bị từ hơn một năm trước và xây dựng các nhóm viết báo cáo, kiểm định nội bộ và đánh giá ngoài. Đến nay, các công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất.”
Việc đánh giá này được thực hiện nhằm củng cố chất lượng đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ một cách toàn diện, đánh giá hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ.
Do đó, việc đánh giá chất lượng ở cấp độ trường sẽ tăng cường mục đích của mạng lưới AUN-QA theo hướng đảm bảo chất lượng trường đại học ở Đông Nam Á.
Gần đây, công tác kiểm định chất lượng giáo dục được xã hội quan tâm, đặc biệt khi Bộ GD&ĐT quyết định bỏ điểm sàn trong mùa tuyển sinh 2017.
Cuối năm 2016, bộ tuyên bố đẩy mạnh công tác kiểm định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Nhiều trường đại học, bao gồm ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), cũng nỗ lực làm tốt công tác kiểm định chất lượng và bắt đầu gặt hái những thành tựu nhất định.
Video đang HOT
Đầu năm 2016, ĐH Tôn Đức Thắng đạt chuẩn QS 3 sao. Cuối năm, ĐH Nguyễn Tất Thành đạt kết quả tương tự. Đại học Hoa Sen cũng đạt chuẩn ACBSP – một chuẩn khá khó trong đào tạo ngành kinh doanh.
Phạm Hiệp – nhà nghiên cứu về giáo dục, hiện là nghiên cứu sinh tại ĐH Văn hoá Trung Hoa (Đài Loan, Trung Quốc) – nhận định điều này cho thấy bức tranh giáo dục đại học hiện nay đã thay đổi nhiều, cạnh tranh khốc liệt, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.
Theo Zing
Giáo dục đại học thụt lùi: Mở rộng quy mô, hạ thấp chuẩn
Để bảo đảm nguồn thu và đáp ứng nhu cầu chi, nhiều trường công có xu hướng mở rộng quy mô đào tạo bằng nhiều cách, kể cả hạ thấp chuẩn đầu vào và cũng không chú trọng chuẩn đầu ra.
9 năm trước, ngày 5/1/2008, ngành giáo dục đã tổ chức hội thảo quốc gia đầu tiên về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời thúc đẩy việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Mới đây, ngành giáo dục lại bàn về những vấn đề nổi cộm xoay quanh công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại học (ĐH) trước sức ép của dư luận xã hội về con số gần 200.000 sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm, năng suất lao động xã hội thấp, cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.
Chuẩn đầu ra để... cho có
Vấn đề chất lượng giáo dục ĐH nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung rất ít khi làm hài lòng các bên liên quan trong xã hội. Nhiều trường ĐH công đều phản ánh mức đầu tư tài chính cho giáo dục ĐH rất thấp so với nhiều quốc gia phát triển..., kéo theo nhiều hệ lụy về chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Để bảo đảm nguồn thu và đáp ứng nhu cầu chi, các trường ĐH công đều có xu hướng mở rộng quy mô đào tạo bằng nhiều cách, kể cả hạ thấp chuẩn đầu vào, dễ dãi trong quản lý học tập và đánh giá sinh viên, tiết kiệm ngân sách dành cho thí nghiệm, thực tập hoặc quan hệ doanh nghiệp, đầu tư giáo trình và cơ sở vật chất.
Khi tỷ lệ sinh viên trên một giảng viên quá lớn, không có cách dạy nào hơn là dạy theo kiểu thuyết trình, chủ yếu cung cấp kiến thức cho sinh viên...
Xét về phương diện tài chính giáo dục ĐH, có thể xem chi phí đào tạo ĐH ở nước ta vào hàng các nước thấp nhất. Ngày nay, không có chuyện nhanh, nhiều, tốt, rẻ trong đào tạo ĐH được.
Bên cạnh cơ chế tài chính khó khăn, việc quản lý tài chính cũng như các hoạt động khác của không ít trường dường như kém hiệu quả, thể hiện qua việc tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình, các chuyến đi công tác nước ngoài, chi giao dịch tiếp khách, đầu tư không đúng chỗ, đúng lúc để phù hợp với kế hoạch, chiến lược của nhà trường.
Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM trong lễ tốt nghiệp Ảnh: Người Lao Động.
Trong bối cảnh tài chính giáo dục ĐH còn nhiều ràng buộc và quản trị giáo dục ĐH còn hạn chế về trách nhiệm giải trình cùng tính minh bạch tài chính và chất lượng, liệu có biện pháp khả thi nào cải thiện được chất lượng giáo dục ĐH hiện nay?
Nghiên cứu về chương trình đào tạo ở nhiều trường ĐH cho thấy trường nào tiếp cận sớm với cách thiết kế các chương trình của quốc gia phát triển thì nhìn chung chất lượng ở trường đó có chuyển biến.
Từ năm 2008, ngành giáo dục yêu cầu tất cả các trường phải xây dựng chuẩn đầu ra nhưng đến hơn 1 năm sau, chỉ có một số ít trường xây dựng và công bố.
Hiện nay, hầu hết các trường đã công bố chuẩn đầu ra nhưng nếu nghiên cứu thực tế thì hầu hết đều viết cho có, thiếu phối hợp với nhà sử dụng lao động, thiếu các chuẩn mực sư phạm (lẫn lộn giữa kiến thức và kỹ năng, thiếu tương thích với nhu cầu...), không rõ ràng để dựa vào đó phát triển nội dung, phương pháp dạy và thi kiểm tra đánh giá, thiếu tham khảo chương trình nước ngoài...
Có thể nói, trên 80% trường ĐH, CĐ xây dựng chuẩn đầu ra đều bị các lỗi nêu trên. Bên cạnh đó, chuẩn đầu ra viết một đằng, nội dung chương trình viết một nẻo và thi kiểm tra đánh giá còn khác xa nữa.
Sự áp đặt chủ quan của những người xây dựng chuẩn đầu ra cũng như chương trình đào tạo là nguyên nhân gây ra tình trạng không đáp ứng nhu cầu năng lực ở thị trường lao động.
Bỏ quên đánh giá chương trình
Hạn chế dễ thấy nhất là chương trình giáo dục tổng quát (còn gọi là giáo dục đại cương) vì rất ít khi sinh viên được giảng viên cắt nghĩa việc sử dụng kiến thức đã học cho những bộ môn khoa học tiếp sau, nhất là các môn khoa học chính trị hay toán cao cấp.
Nhìn chung, các chương trình này hiện chưa hiệu quả, không góp phần hình thành năng lực, thái độ nghề nghiệp, nhân cách; thiếu thích ứng nhu cầu mà tốn thời gian, chưa thực sự tạo cho sinh viên hứng thú học tập.
Hạn chế nữa là hiện nay, chương trình đào tạo ĐH không tính đến chất lượng đầu vào của sinh viên cũng như định hướng đào tạo theo nghiên cứu hay hướng khoa học ứng dụng để thiết kế phù hợp với tải trọng (learning load) của người học.
Năng lực học tập của người học đa dạng (điểm tuyển sinh, liên thông, vừa làm vừa học...) nhưng việc tổ chức chương trình đào tạo không khác biệt, tốc độ giảng dạy chắc chắn ảnh hưởng chất lượng học tập. Vì thế, người sử dụng lao động hay "chê" sinh viên tốt nghiệp theo chương trình liên thông là vậy.
Việc sắp xếp thực hiện chương trình hiện nay cũng như phân công giảng viên dạy cho sinh viên năm thứ nhất ở không ít trường còn chưa phù hợp; chưa coi tiếng Anh là một trong các công cụ quan trọng, là tiền đề thiết yếu để sinh viên có thể truy cập, tìm hiểu kho tài nguyên tri thức vô tận của loài người.
Hạn chế nữa trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá chương trình là ít có sự tham gia của các doanh nghiệp. Việc đi thực tập ở doanh nghiệp là phần quan trọng để giúp hình thành năng lực của sinh viên tốt nghiệp.
Tuy nhiên, phần nhiều các trường thiếu rõ ràng trong việc xác định mục đích, chuẩn đầu ra sau đợt thực tập, kế hoạch phân công giảng viên của trường, chuyên gia doanh nghiệp và hình thức đánh giá sinh viên sau mỗi đợt thực tập ngoài nhà trường...
Rất nhiều trường ngại đổi mới chương trình đào tạo và hầu như không có đánh giá chương trình đào tạo sau một khoảng thời gian nào đó, cũng chẳng biết đến kỹ thuật đánh giá một chương trình để từ đó đổi mới tốt hơn.
Đừng để lạc lõng khi hội nhập
Để khắc phục các hạn chế về chương trình đào tạo, các trường cần sớm rà soát lại chuẩn đầu ra dựa vào Khung trình độ quốc gia nhằm bổ sung chương trình, tinh giản, loại bỏ những nội dung không cần thiết và thiết kế phương pháp, chiến lược dạy học cũng như đo lường, đánh giá sinh viên.
Các trường cần sớm đưa tiếng Anh vào giảng dạy tăng cường ở năm thứ nhất.
Chương trình đào tạo có thể xem là xương sống trong hoạt động của một trường ĐH. Vì thế, các trường cần tham khảo chương trình đào tạo ĐH ở nước ngoài, nhân rộng những thành công của chương trình tiên tiến... để chương trình của ta đỡ lạc lõng trong tiến trình hội nhập.
Có chương trình tốt rồi, các yếu tố về đội ngũ giảng viên và người học sẽ ảnh hưởng hết sức quan trọng đến chất lượng đào tạo.
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh / Người Lao Động
Bộ trưởng GD&ĐT: Các trường sẽ tự quyết tuyển sinh Trước đề xuất của chuyên gia về việc Bộ GD&ĐT không quá sa đà vào công việc thi cử, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định thời gian tới, công tác tuyển sinh do các trường tự quyết. Tại hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục đại học (ĐH) vừa được tổ chức, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn khẳng...