ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội: Đào tạo hệ cử nhân trong 3 năm
Trong khi các trường đại học tại Việt Nam đào tạo hệ cử nhân kéo dài 4 năm thì trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đào tạo hệ cử nhân thời gian 3 năm. Tại sao lại như vậy?
Giải thích về vấn đề này, giáo sư Pierre Sebban – Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết: “Mô hình của trường được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn châu Âu, đào tạo và cấp bằng theo mô hình LMD (mô hình được sử dụng rộng rãi tại hầu hết các trường Đại học ở Châu Âu). Theo đó, Hệ cử nhân được đào tạo trong 3 năm, Thạc sỹ 2 năm và Tiến sỹ 3 năm”.
Giờ học của sinh viên trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Ông có thể cho biết cụ thể hơn trong 3 năm sinh viên được học như thế nào?
Phương pháp giảng dạy của nhà trường là kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Do đó, sinh viên trong quá trình học sẽ thường xuyên được thực nghiệm ở các phòng thí nghiệm tiên tiến.
Đối với hệ cử nhân, năm học thứ 3, các em bắt buộc phải thực tập 3 tháng ở phòng thí nghiệm hoặc ở doanh nghiệp. Hệ thạc sĩ sẽ có mô hình như ở Pháp, nghĩa là: năm đầu tiên sẽ có 5 tháng đào tạo lý thuyết và 4 tháng đi thực tập trong phòng thí nghiệm hoặc tại doanh nghiệp. Năm thứ 2 thời gian thực tập vào khoảng từ 6 đến 8 tháng. Việc thực tập tại nước ngoài, đặc biệt là Pháp sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Nhà trường và ĐSQ Pháp.
Video đang HOT
Giáo sư Pierre Sebban – Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Ngoài sự khác biệt về thời gian đào tạo. Vậy chương trình học có khác như thế nào thưa ông?
Là một trường Đại học được xây dựng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ, trường USTH đào tạo 6 lĩnh vực: Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Công nghệ sinh học – Dược học, Nước – Môi trường – Hải dương học, Năng lượng, Khoa học Vật liệu – Công nghệ Nano, Hàng không – Không gian vũ trụ. Đây là những ngành còn khá mới lạ ở Việt Nam được lựa chọn đào tạo xuất phát từ chính nhu cầu định hướng phát triển của Việt Nam.
Tất cả các chương trình học của nhà trường đều bằng Tiếng Anh được dạy bởi các giáo sư đến từ các trường Đại học hàng đầu của Pháp và Việt Nam và các nước có nền khoa học – công nghệ tiên tiến như Mỹ, Úc, Đức… Liên minh đào tạo của trường gồm hơn 60 các trường đại học, phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu lớn của Pháp lên chương trình giảng dạy và cử giảng viên tham gia.
Hơn nữa, trường USTH đặc biệt chú trọng việc gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa trường học và giới doanh nghiệp, đây là điểm khác biệt lớn của USTH so với mô hình ĐH thông thường ở Việt Nam. Sinh viên trong quá trình học, sẽ được nghiên cứu và học tập ở những phòng thí nghiệm tiên tiến của thế giới hay thực tập trực tiếp tại doanh nghiệp. Ngoài những môn học chuyên ngành về khoa học công nghệ, nhà trường còn trang bị cho các em kiến thức về kỹ năng quản lý, luật và kinh tế học, giúp em các sau khi ra trường có thể đảm nhận được các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp của Việt Nam cũng như nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Thực hiện theo phương pháp xét tuyển
Là một trường đại học quốc tế, vậy phương pháp tuyển sinh của trường có gì khác so với những trường ĐH công lập hiện nay?
Quá trình tuyển sinh vào trường USTH gồm có 2 vòng là xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp. Tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc Phổ thông Trung học của thí sinh, trình độ tiếng Anh và nguyện vọng học tập. Trong năm học 2011-2012, trường xét hồ sơ theo 2 đợt. Đợt 1 hạn nộp là 15/7 trước khi thí sinh biết kết quả đại học, chúng tôi xét tuyển kết quả học tập qua keert quả các năm THPT, kết quả thi tốt nghiệp và trình độ Tiếng Anh. Đợt 2 hạn nộp là 31/8, sẽ dựa trên kết quả thi đai học của thí sinh.
Sau mỗi đợt xét hồ sơ, nhà trường sẽ tiến hành phỏng vấn từng thí sinh bằng tiếng Anh tại 3 địa điểm tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Hội đồng phỏng vấn là các giáo sư tiến sĩ Việt Nam và quốc tế.
Bên cạnh đó, trường còn chấp nhận các sinh viên đang học tại các trường đại học khác sang học chuyển tiếp tại trường nếu như trình độ và các môn học của các em đáp ứng được yêu cầu của nhà trường.
Đặc biệt hàng năm nhà trường đều có các suất học bổng toàn phần và bán phần hỗ trợ sinh hoạt phí và học phí cho các sinh viên xuất sắc và các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn khích lệ tinh thần học tập của các tài năng khoa học
Năm 2011,chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của trường USTH là 120 hệ cử nhân cho tất cả 6 chuyên ngành và 100 hệ thạc sỹ cho 4 chuyên ngành
Cơ hội việc làm cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào, thưa ông?
Với uy tín của một trường ĐH theo tiêu chuẩn quốc tế sinh viên sau khi tốt nghiệp chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội làm việc với nước ngoài hoặc ở nhiều vị trí cao trong xã hội. Ở đây, sinh viên không chỉ được đào tạo về khoa học và công nghệ mới mà còn được đào tạo các kỹ năng, kiến thức về kinh tế, quản lý, luật, quản trị dự án… để khi ra trường có thể tham gia dễ dàng vào các môi trường nghề nghiệp một cách thuận lợi nhất. Bằng Thạc sỹ do trường USTH cấp được Pháp công nhận tạo điều kiện cho sinh viên có thể tiếp tục theo học Tiến sỹ hoặc làm việc tại các nước Châu Âu.
Hàng tuần, trường nhận được nhiều lời đề nghị của các doanh nghiệp như Orange, STMicroelectronics, IBM Việt Nam… đề nghị cho sinh viên tới thực tập và sau đó tuyển dụng luôn.
Mới đây, ADB đã thông qua khoản vay 190 triệu USD để đầu tư xây dựng trường USTH, xin ông có thể nói thêm về khoản vay sẽ được sử dụng thế nào?
Khoản vay 190 triệu USD từ ADB sẽ được sử dụng tập trung cho mục đích xây dựng cơ sở vật chất với hệ thống phòng học và phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế taị khu công nghệ cao Hòa Lạc dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 5-6 năm nữa, và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu và đào tạo. Với khoản hỗ trợ này chúng tôi thực sự mong muốn sẽ xây dựng một cơ sở tiên tiến phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của các em sinh viên cũng như của các nhà nghiên cứu, là vườn ươm cho những công trình khoa học trong tương lai.
Theo Dân Trí
Kèm con học là sự giám sát vô nghĩa!
"Các em cần phải "học cách học" để biết cách sử dụng các bước của tư duy trong quá trình học, biết chọn lọc nội dung mà không phải dùng một kiểu ghi nhớ cho hiệu quả không cao" - Tiến sĩ Thụy Anh cho biết.
Để ghi nhớ nội dung bài học, có em nhất thiết phải đọc to bài học lên, có em lại cần dựa vào trí nhớ thị giác - nghĩa là phải dùng thẻ màu để ghi những điều cần nhớ, có em phải đi vòng vòng trong nhà trong khi suy nghĩ bài học... Nhiều em nhất thiết phải giơ tay phải khi nói đến khái niệm này và vung tay trái khi nói đến khái niệm kia. Thậm chí, có em lại có khả năng học trong tiếng tivi hay tiếng nhạc xập xình mà em khác lại phải được hoàn toàn yên tĩnh...
Học cách học
Tại Hội thảo "Học cách học" tại L'Espace (Hà Nội) ngày 16/5/2011, Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh, chủ nhiệm câu lạc bộ Đọc sách cùng con, cho biết: "Các em cần phải "học cách học" để biết cách sử dụng các bước của tư duy trong quá trình học, biết chọn lọc nội dung mà không phải dùng một kiểu ghi nhớ cho hiệu quả không cao".
Cũng trong lời phát biểu của mình, Tiến sĩ đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về các trường hợp. Cụ thể như: "Một cậu bé lớp 2 ngồi làm bài tập về nhà là chép vào vở một bài đọc rất dài. Chép xong em cũng không biết bài em vừa chép nói về cái gì, nhưng thế là em đã hoàn thành bài tập. Rõ ràng, dù còn rất nhỏ, em đã cần có được một cách học, bằng không tất cả các hành vi học tập sau này của em sẽ rất vất vả mà không đưa lại hiệu quả.
Hiện giờ, ở trường phổ thông, phần lớn học sinh được học theo phương pháp: Em học sinh nghe giảng và chép bài giảng của thầy vào vở. Do khối lượng thông tin phải chuyển tải cho các em quá nhiều, thầy giáo không đủ thời gian để tiến hành bài giảng theo cách nào khác ngoài cách truyền thống là thầy nói, trò ghi. Mặc dù, rõ ràng rằng, những phương pháp như đặt vấn đề, quan sát, thống kê, phân tích, so sánh, khái quát... sẽ khiến cho trò không tiếp thu một cách thụ động... nhưng không phải trường nào, thầy nào cũng làm được. Một cách vô tình, các em bị tước mất khả năng tự đặt vấn đề mà chỉ biết cắm cúi tiếp nhận kiến thức, không có cả điều kiện nghi ngờ, tranh luận hay phản biện. "Đây rõ ràng là một cách học chưa đầy đủ" - Tiến sĩ Thụy Anh khẳng định.
Việc học phương pháp học, dù ở bất cứ độ tuổi nào, cũng giữ vai trò quan trọng quyết định cho chất lượng tiếp thu kiến thức. Đặc biệt trong điều kiện hoàn cảnh xã hội hiện nay, khi mà tri thức như "những cơn sóng thần đồ bộ ào ạt" còn khả năng con người thì có hạn. Và tri thức không chỉ ở trường học mới có, nó có thể được truyền tải thông qua mạng Internet, trên sách báo và nhiều phương tiện nghe nhìn khác... Yêu cầu đặt ra đối với mỗi người là đón nhận tri thức đúng nhất, hiệu quả nhất và tiết kiệm thời gian nhất.
Nếu không có phương pháp học hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng nhiều trẻ không còn hứng thú với việc học, bị cuốn vào những trò tiêu khiển và trở nên thụ động. Thậm chí có những trẻ đã học đến cấp 2 vẫn chưa biết thực hành phép tính cộng, các bài thi tốt nghiệp hay tuyển sinh Đại học thì có rất nhiều "sạn" vừa gây cười, vừa đầy chua xót.
Thay đổi hệ thống từ nội dung đến phương pháp
Cũng trong bài phát biểu của mình Tiến sỹ Nguyễn Thụy Anh cũng đề xuất ý tưởng về sự cần thiết phải thay đổi đồng bộ cả hệ thống nội dung và phương pháp. Tiến sỹ cho rằng: "Giáo viên nên được trao trách nhiệm trong việc tự soạn và quyết định đơn vị học, đưa kiến thức nào cho học sinh, nhất là phụ thuộc vào đối tượng khác nhau như trẻ miền núi, trẻ nông thôn và trẻ ở thành phố. Trẻ em ở thành phố tiếp cận những định nghĩa về nông thôn rất khó khăn vì vậy những kiến thức đưa vào sách giáo khoa giữa các vùng miền nên có sự phân biệt rạch ròi".
Giáo viên từ bậc thấp nhất là mầm non phải thực sự là những người giỏi, có năng lực. Đồng thời, quyền lợi và vị thế của giáo viên cũng phải được tăng lên, từ đó tránh nhiệm của người thầy, người cô giáo đối với học sinh của mình cũng được đề cao hơn nữa. Hiện nay, rất nhiều trường mầm non tư thục không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu nhất cho sự phát triển của trẻ thậm chí dạy trẻ bằng những phương pháp hà khắc, thực hiện những hành vi bạo lực với những đứa trẻ chỉ mới vài chục tháng tuổi.
Nhà trường và gia đình chủ yếu trao đổi thông tin qua sổ liên lạc. Gia đình có thể nắm được lực học, đạo đức của con em mình thông qua điểm phẩy, lời nhận xét như "chăm chỉ, tập trung nghe giảng, có ý thức xây dựng bài..." nhưng liệu đây có là những nhận xét phản ánh đúng tình trạng học tập của trẻ?
Kiến thức nhà trường quá tải nhưng có cái thừa, có cái thiếu. Bố mẹ trở thành nguồn tri thức bổ sung. "Chúng ta cũng cần nói đến việc hướng dẫn học của các phụ huynh đối với con trẻ ở nhà mà bây giờ người ta cứ hay dùng một từ rất sai là từ "kèm". "Kèm con học" - bản thân cụm từ đã phần nào nói lên sự giám sát một cách vô nghĩa và sự thúc đẩy việc học của con khiến con học một cách thụ động. Lẽ ra chúng ta nên dùng từ "hướng dẫn" hoặc từ gì đó tương tự để thấy rằng việc học của trẻ ở ngoài lớp học cũng cần có sự tiếp cận đúng cách, có phương pháp, bằng không - sẽ vừa không hiệu quả lại có thể gây hiệu ứng ngược, làm trì trệ quá trình tìm hiểu, luyện tập và ghi nhớ bài học của trẻ".
Điều quan trọng nhất trong việc làm thế nào để giúp trẻ "Học cách học" có lẽ không nằm ở việc thay đổi hệ thống giáo dục mà quan trọng là làm thế nào để quan niệm của các phụ huynh và giáo viên về giáo dục/nuôi dạy trẻ là: "Lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm, kiên nhẫn và yêu thương".
Theo Phunutoday
Đầu tư 190 triệu USD xây dựng ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội Với mục tiêu xây dựng một mô hình đại học mới theo tiêu chuẩn quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay 190 triệu USD để hỗ trợ xây dựng Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Tại Hội nghị thường niên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần...