ĐH Hùng Vương TP HCM: Vinh quang và vực thẳm
Những lùm xùm, mâu thuẫn nội bộ tại ĐH Hùng Vương TP HCM đang đẩy trường này vào tình thế bị đình chỉ hoạt động.
ĐH Hùng Vương được thành lập ngày 14/5/1995 theo quyết định số 470/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường hoạt động theo mô hình trường dân lập. Đây là một trong hai trường ĐH dân lập đầu tiên được thành lập tại khu vực phía Nam (ĐH Văn Lang được thành lập tháng 1/1995).
Sáng lập trường là những nhà khoa học, những nhà giáo có uy tín và đã từng kinh qua vị trí lãnh đạo ở nhiều đơn vị, trường ĐH khác. Trường có tôn chỉ hoạt động: khoa học – phát triển – đạo đức.
Hai “phe” tranh chấp quyền kiểm soát cơ sở của trường tại đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Tân Bình năm 2013. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Rạn nứt
Sau khi thành lập và được phép đào tạo, ĐH Hùng Vương đã phát triển và công tác tuyển sinh hàng năm cũng rất ổn định. Số lượng thí sinh nộp hồ sơ vào trường hàng năm ngày càng tăng. Đỉnh cao của trường là giai đoạn 2008 – 2010 khi điểm chuẩn nguyện vọng 2 của trường luôn cao hơn điểm sàn từ 1 đến 3 điểm.
Tuy nhiên, từ năm 2010 khi trường được phép chuyển đổi thành trường ĐH tư thục, mâu thuẫn nội bộ bắt đầu xuất hiện giữa những nhà đầu tư mới và tập thể sư phạm cũng như nhân viên, cán bộ quản lý của trường.
Một cán bộ của nhà trường cho hay nguyên nhân dẫn đến nhà trường bất ổn như hiện nay là việc chuyển đổi sang tư thục trái quy định, việc xác định vốn sở hữu tập thể không được tính đúng, tính đủ, chủ tịch HĐQT đã lấn sân rất sâu vào các hoạt động của nhà trường và quyền của hiệu trưởng….
Công an quận phải can thiệp. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nội bộ của trường chia thành hai chiến tuyến: một bên là ông Lê Văn Lý, hiệu trưởng và bên kia là ông Đặng Thành Tâm, chủ tịch hội đồng quản trị.
Video đang HOT
Thời gian này, các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên tục được gửi đến UBND TP HCM. Tháng 8/2011 Thanh tra TP HCM đã có quyết định thanh tra toàn diện ĐH Hùng Vương TP HCM.
Kết luận thanh tra cho thấy trường có nhiều sai sót về tài chính, bổ nhiệm cán bộ. Ông Đặng Thành Tâm bị tạm đình chỉ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, ông Lê Văn Lý bị tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng. Từ thời điểm này, ĐH Hùng Vương TP HCM không có hiệu trưởng, chỉ bổ nhiệm hiệu trưởng tạm quyền.
Những mâu thuẫn nội bộ kéo dài đó gây nên tình trạng bất ổn nghiêm trọng tại trường. Ngày 6/3/2012 Bộ GD&ĐT có quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ĐH Hùng Vương TP HCM. Quyết định đình chỉ tuyển sinh kéo dài đến nay do trường chưa khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến bị đình chỉ.
Nguy cơ giải thể
Ngày 16/3/2015, hội đồng quản trị ĐH Hùng Vương TP HCM gửi tờ trình đến UBND TP HCM đề nghị công nhận hiệu trưởng của nhà trường đối với ông Bế Nhật Dục.
Mâu thuẫn nhiều trường gặp phải
Một chuyên gia giáo dục cho rằng những mâu thuẫn của ĐH Hùng Vương bắt nguồn từ việc chuyển đổi từ dân lập sang tư thục.
Việc xác định tài sản chung không phân chia (bao gồm công sức của các nhà sáng lập, đóng góp bằng trí tuệ…) chưa được xác định rõ ràng.
Đó là những giá trị vô hình, khó định lượng. Nhà đầu tư thường muốn định giá thấp trong khi những người đóng góp lại đòi hỏi mức xứng đáng hơn với công sức mình bỏ ra.
Tôi biết hiện nay cũng có trường chưa thể chuyển sang tư thục vì lý do này. Sự dùng dằng giữa các bên vận đang tiếp tục.
Tuy nhiên, đây vẫn là trường dân lập nên mâu thuẫn vẫn cứ âm ỉ. Trong khi đó trường Hùng Vương đã chuyển sang tư thục nên nó đã bùng phát.
Ngày 28/3/2015, trường này có công văn gửi UBND TP HCM đề nghị xem xét cho trường tuyển sinh năm 2015.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra các điều kiện theo quy định, ngày 2/6/2015 UBND TP HCM đã có công văn trả lời, do trường chưa khắc phục các quy định của Bộ GD&ĐT về ngừng tuyển sinh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… theo quy định nên UBND TP HCM chưa xem xét tiếp, đề nghị Bộ GD&ĐT cấp chỉ tiêu cho trường tuyển sinh.
Bên cạnh đó, UBND TP HCM cho rằng trường chỉ có hiệu trưởng tạm quyền, hội đồng quản trị không có khả năng triệu tập đủ 75% thành viên để bầu hiệu trưởng chính thức và đề nghị cơ quan thẩm quyền công nhận.
Tiếp đó, Bộ GD&ĐT đã có công văn “tối hậu thư” dành cho trường này, trong đó nêu rõ nếu đến ngày 31/8/2016 trường này vẫn chưa khắc phục xong nguyên nhân bị đình chỉ tuyển sinh, bộ sẽ đình chỉ hoạt động của trường.
Theo quy định, trường này sẽ bị giải thể nếu hết thời gian đình chỉ hoạt động mà vẫn chưa khắc phục xong các nguyên nhân bị đình chỉ.
Kêu gọi rồi lại chấm dứt hợp đồng
Trước nguy cơ này, giữa năm 2015 ông Đặng Thành Tâm đã có “tâm thư” gửi cán bộ, giảng viên kêu gọi đoàn kết, kêu gọi nhà đầu tư mới; đề xuất phương án hoạt động đào tạo…
Theo “tâm thư”, hiện trường không còn nguồn thu, thời gian sắp tới trường hết sinh viên; cán bộ, giảng viên sẽ hầu như không còn việc làm, giảng viên không có giờ giảng nên các phòng, khoa cần đề xuất phương án đào tạo để tạo nguồn thu duy trì hoạt động.
Do thực tế khắc nghiệt này, hội đồng quản trị sẽ gửi đơn đăng ký để mỗi cán bộ, giảng viên tự nguyện quyết định tương lai của mình. Người ở lại sẽ chấp nhận rủi ro, thu nhập khiêm tốn, kể cả chia sẻ khó khăn với trường.
Thời gian này cũng có một số nhà đầu tư đã đến trường đặt vấn đề mua lại trường nhưng cuối cùng đều rút lui do cấn vấn đề liên quan đến pháp lý sở hữu cổ phần tại trường cũng như thẩm quyền mua bán trường.
Theo hội đồng quản trị ĐH Hùng Vương TP HCM, tháng 7-2015 trường đã tuyển bổ sung giảng viên nên hiện đội ngũ giảng viên đáp ứng đủ yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
Thế nhưng mới đây, ông Tâm lại ký đồng loạt 82 quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ, nhân viên, giảng viên của trường.
Sinh viên khốn đốn
Mâu thuẫn nội bộ không chỉ làm mất uy tín, hình ảnh của trường, bị đình chỉ tuyển sinh mà kéo theo hệ lụy là hàng nghìn sinh viên đang theo học tại trường bị chậm tiến độ đào tạo, không thể thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Không ít sinh viên bị chậm tiến độ 1, 2 năm.
Trước tình thế này, Bộ GD&ĐT phải ra quyết định chuyển sinh viên của trường này sang các trường ĐH khác tại TP HCM để học và thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Hơn nữa, do không có hiệu trưởng chính thức (chỉ có hiệu trưởng tạm quyền), Bộ GD&ĐT phải có thêm quyết định đồng ý để PGS.TS Nguyễn Mộng Giao, Phó hiệu trưởng ĐH Hùng Vương thay mặt hiệu trưởng nhà trường ký bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
Trong các năm 2014 và 2015, hàng ngàn sinh viên của trường đã được cấp bằng tốt nghiệp. Tuy vậy, năm học này vẫn còn 9 sinh viên ngành xây dựng đang theo học tại trường.
Theo Minh Giảng/Tuổi Trẻ
Biết đâu một vực thẳm đang há miệng ngay dưới chân bạn
Nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.
Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. ể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.
Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách tham quan. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ . Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình . Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách tham quan đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét. Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.
Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ . Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay người đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người hoạ sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: "Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh về tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình".
Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.
Theo Guu
Hoa hậu Áo qua đời vì rơi xuống vực thẳm Ena Kadic, Hoa hậu Áo năm 2013, qua đời ở tuổi 26 vì rơi xuống vực thẳm trong lúc chạy bộ tập thể dục. Theo trang News.com.au, cựu Hoa hậu Ena Kadic bị chấn thương nặng sau khi bất cẩn trượt chân ngã xuống vách núi Bergisel gần TP Innsbruck, bang Tyrol hôm 16-10. Được biết lúc ngã xuống vách núi, cô đã...