ĐH Huế: Cấp lại gần 50 bằng tốt nghiệp in sai giới tính
Tin từ trường ĐH Khoa học Huế (ĐH Huế) cho biết, gần 50 bằng tốt nghiệp của ngành Đông Phương học khóa 31 (2007-2011) của trường này khi phát ra cho SV đã bị phát hiện nhiều lỗi sai trên phần tiếng Anh như nam thành nữ, nữ thành nam, sai nội dung ngành học.
Theo đó, vào ngày 22/8/2011 vừa qua, trường ĐH Khoa học đã diễn ra buổi lễ phát bằng cho 46 SV ngành Đông Phương học khóa 31. Nhiều em khi cầm bằng đã rất ngạc nhiên khi thấy giới tính của mình bị … thay đổi.
Cụ thể, ở phần tiếng Anh của bằng tốt nghiệp này đã bị ghi sai khi tên của SV nữ được ghi là Mr …(ông…) và SV nam được ghi là Ms… (Bà…).
Tiếp đến, nội dung ngành học Đông Phương học đáng lẽ phải ghi là “ Oriental Studies” nhưng trong các bằng lại ghi là “ Oriental Stadies”.
Ngay sau khi phát hiện ra lỗi trên các bằng tốt nghiệp trên, nhà trường đã cho thu hồi lại toàn bộ số bằng sai, in mới lại bằng chính xác rồi cấp lại cho các SV kèm theo lời xin lỗi vì sự sai sót không đáng có của trường.
Theo Dân Trí
Video đang HOT
Đôi bạn thủ khoa của lớp chuyên Sử
Nhà nghèo, học cùng lớp và cùng yêu thích môn Sử, đôi bạn của lớp chuyên Sử Địa trường Quốc học Huế vừa đạt ngôi vị thủ khoa ĐH Huế.
Những ngày này, căn nhà nhỏ trên đường Võ Thị Sáu (thành phố Huế) của thủ khoa khối C ĐH Khoa học Huế Nguyễn Thị Hương Liên lúc nào cũng đầy ắp tiếng nói cười. Liên kể niềm vui của em càng nhân lên khi cậu bạn cùng lớp Lê Phước Tuấn Tú cũng đoạt thủ khoa khối C ĐH Sư phạm Huế với 23,5 điểm, chỉ kém Liên một điểm.
Niềm vui của đôi bạn Hương Liên và Tuấn Tú khi biết tin mình đậu thủ khoa đại học. Ảnh: Văn Nguyễn.
Từng đoạt nhiều giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi môn Sử cấp tỉnh và cấp quốc gia, nhưng cả Tú và Liên đều cho biết đậu thủ khoa đại học là điều bất ngờ. "Em và bạn Tú chỉ tính được khoảng 21 điểm chứ không ngờ lại được cao và là thủ khoa của trường. Khi biết điểm, em đã nhảy cẫng lên vì vui sướng", Liên chia sẻ.
Liên kể, từ nhỏ rất thích được ba kể cho nghe những mẩu chuyện lịch sử. Khi đi học được tiếp cận tài liệu nhiều, đọc nhiều Liên càng thấy môn Sử hấp dẫn nên đăng ký vào lớp chuyên Sử Địa.
Với Tuấn Tú, cơ duyên đưa đến với môn Sử lại khá đặc biệt. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện hồi lớp 9, đội tuyển Sử thiếu người nên các thầy gọi Tú vào đội. Không ngờ kỳ thi đó Tú đoạt giải khuyến khích và sau đó đoạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Khi đăng ký thi THPT, cậu học sinh trường làng đã liều thi vào lớp chuyên Sử Địa của trường chuyên Quốc học Huế.
Chia sẻ về bí quyết đạt điểm cao môn Sử, Liên và Tú cho biết ngoài việc lắng nghe thầy cô giảng bài thì 50% bài học còn lại là tự tìm hiểu, tham khảo tài liệu, tự làm bài tập lịch sử để nắm chắc kiến thức. Bên cạnh đó, hai bạn còn tham khảo sách nâng cao để tăng vốn hiểu biết và khả năng tổng hợp các dữ kiện lịch sử.
Liên và cha Nguyễn Văn Huệ. Ảnh: Văn Nguyễn.
Năm nay Liên dự thi vào Khoa Báo chí, ĐH Khoa học (ĐH Huế) với ước mơ trở thành Biên tập viên cho Đài truyền hình. Còn Tú thi ngành Sư phạm Sử, ĐH Sư phạm Huế với mong muốn trở thành giảng viên giỏi để truyền đạt niềm đam mê học sử cho học sinh. Nhưng trước mắt, hai bạn đều đặt chỉ tiêu học thật giỏi để giành được học bổng của trường mong giảm bớt chi phí học cho gia đình.
Nhìn con gái, ông Nguyễn Văn Huệ không giấu được cảm xúc: "Nghe tin con đỗ thủ khoa cả nhà ai cũng vui, nhưng cũng thấy tủi. Nhà nghèo nên con chịu nhiều thiệt thòi, đỗ thủ khoa mà không có gì cho con ăn mừng với bạn bè. Ngày đi thi, cháu biết hoàn cảnh gia đình nên chỉ dám đăng ký một trường, bảo là thi gần nhà thì đỡ tốn kém".
Ông Huệ làm phụ hồ, tiền công 80.000 đồng mỗi ngày nhưng cũng chỉ làm được nửa tháng lại phải nghỉ vì sức khỏe yếu. Số tiền ít ỏi chỉ đủ lo 3 bữa cơm đạm bạc cho gia đình và tiền thuốc cho vợ là bà Nguyễn Thị Yến bị bệnh tiểu đường, suy thận, mất sức lao động hơn 20 năm nay. Biết con gái thích đọc báo nên thỉnh thoảng ông Huệ xin báo cũ từ nhà người quen về cho con.
Suốt những năm đi học, tài liệu tham khảo của Liên và Tú đều ở... thư viện và bạn bè. Nhà nghèo nên ngoài những lần ôn đội tuyển thi học sinh giỏi, hai bạn chưa một lần được đến lớp học thêm. "Học bổng là nguồn tiền em có được để tự trang trải cho việc học của mình. Nhà em đã vậy, nhưng nhà bạn Tú còn cực hơn", Liên tâm sự.
Quãng đường đại học phía trước với chàng thủ khoa mồ côi Tuấn Tú vẫn còn nhiều chông gai. Ảnh: Văn Nguyễn.
Ngồi bên Liên, Tuấn Tú lặng người khi nhắc đến hoàn cảnh của mình. Nhà Tú ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Năm lớp 7, bố Tú bị tai biến mạch máu não rồi qua đời, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai mẹ. Không để việc học của hai chị em Tú dang dở, bà Nguyễn Thị An mẹ Tú xin làm công nhân khai thác nhựa thông để mỗi tháng đều đặn có được 1,5 triệu đồng tiền lương lo cho con.
Thương mẹ, có lần Tú đã xin nghỉ học. Biết chuyện, thầy cô, bạn bè trong lớp động viên, Tú tiếp tục ở lại trường. Trọ học xa nhà hơn 30 km, mỗi tuần tranh thủ ngày nghỉ, Tú bắt xe buýt về quê giúp đỡ mẹ. Từ sau kỳ thi đại học đến nay, tự tin mình sẽ đậu, ngày ngày Tú theo mẹ đi cạo mủ thông mong tích góp thêm tiền để nhập học.
Ngày nghe tin con đậu thủ khoa, bà An vừa mừng vừa lo, vội thắp nén hương trên bàn thờ chồng để báo tin và nguyện cầu cho con trai. Mừng vì con đậu, nhưng lo lắng rồi đây không biết lấy tiền đâu cho con nhập học. "Chắc tui sẽ phải vay mượn cho thằng Tú đi học. Nhưng cực đến mấy tui cũng ráng lo cho con, quyết không để con phải nghỉ học giữa chừng", bà An tâm sự.
Theo VNE
Bị gãy chân vẫn bán thóc quyết tâm thi 2 trường ĐH Tại Hội đồng thi trường TH Vĩnh Lợi (TP Huế) sáng nay, một sĩ tử dù bị tai nạn gãy chân nhưng vẫn gắng gượng cùng bố từ Hà Tĩnh vào Huế thi ĐH. Đó là em Hà Văn Tài (quê Hồng Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh). Tài cùng bố là ông Hà Tám vào Huế từ ngày mồng 6/7. Trước đó, Tài...