ĐH Hà Nội hợp tác với trường quốc tế danh tiếng.
Khoa QTKD&DL đã phát triển hợp tác và trao đổi sinh viên với nhiều trường quốc tế danh tiếng như: ĐH California, ĐH La Trobe (Úc)… Sinh viên của khoa có cơ hội chuyển tiếp sang học tại các trường đó khi hết năm thứ 2 hoặc 3 của chuyên ngành và ngược lại.
Một trong những bước đột phá của Khoa QTKD&DL khi trở thành khoa đầu tiên thuộc một trường công lập ở Việt Nam có 100% các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh, theo chương trình, giáo trình chuẩn quốc tế của các nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Úc, Mỹ. Bên cạnh đó là những nét khá đặc biệt với đội ngũ giảng viên có trình độ cao cộng với mô hình kết hợp đào tạo cùng nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới…
Cán bộ – lãnh đạo khoa nhận bằng khen của trường
100% môn chuyên ngành đào tạo bằng tiếng Anh
Tháng 11- 2012, Khoa Quản trị Kinh doanh và Du Lịch (FMT) của Trường ĐH Hà Nội tròn 10 năm tuổi. 2002, FMT ra đời, nhà trường có thay đổi về chiến lược phát triển, muốn củng cố vị thế vững chắc của mình trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam, bằng cách thực hiện đào tạo các chuyên ngành khác giảng dạy bằng tiếng Anh. Hiện tại, Khoa đang giảng dạy 4 chuyên ngành là Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh và Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành. Khoa QTKD&DL ra đời với 100% các môn học chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh – hướng đi mới này nhằm tạo ra nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa giỏi ngoại ngữ phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động chất lượng cao trong và ngoài nước.
Cục trưởng cục đào tạo với nước ngoài bộ GD ĐT- Giáo sư Nguyễn Xuân Vang trao bằng khen cho khoa QT Kinh doanh và Du lịch
Video đang HOT
Chương trình đào tạo chuyên ngành của Khoa đã được nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới công nhận và được các tổ chức có danh tiếng toàn cầu trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán trên thế giới như Hiệp hội CFA (Mỹ) hay Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA) xem xét trở thành đối tác đại học (“partner university”) tại Việt Nam.
Nhằm nâng cao tính thực tiễn của chương trình đào tạo, Khoa QTKD&DL còn tổ chức đào tạo một số chứng chỉ hành nghề quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính như ACCA, CFA, FIA…
Khoa du lịch
FMT trở thành khoa lớn nhất của ĐH Hà Nội, có nhiều thành tích nổi bật cũng như định hướng giảng dạy mới của Nhà trường sau 10 năm… Năm 2002, khởi điểm khi thành lập Khoa FMT chỉ có 5 giảng viên chính, sau 10 năm Khoa đã có lực lượng giáo viên đông đảo, với hơn 1.600 sinh viên. Nhiều thế hệ sinh viên đã trưởng thành từ ngôi nhà FMT, đảm nhận nhiều trọng trách ở vị trí các công tác khác nhau.
Đa số giảng viên có bằng thạc sĩ và tiến sĩ học đào tạo ở nước ngoài
Đây là lợi thế của khoa QTKD&DL: Khoa có trên 80% giảng viên có bằng thạc sĩ và tiến sĩ học từ nước ngoài về, chủ yếu ở các nước Úc, Anh, Mỹ. Ngoài nhóm giảng viên cơ hữu, tuỳ theo đặc thù của môn học, Khoa QTKD&DL có đội ngũ giảng viên mời giảng có kinh nghiệm thực tế tốt là những quản lý tài chính của các tập đoàn hoặc quản lý các công ty du lịch, khách sạn lớn.
Sinh viên Khoa QTKD-DL: có cơ hội chuyển sang các trường ĐH danh tiếng
Bên cạnh khả năng tiếp nhận những kiến thức cơ bản tốt sinh viên Khoa QTKD-DL sáng tạo, năng động và nhiệt tình trong các hoạt động xã hội (chương trình Sharing Smiles, OneHeartLand), hoạt động câu lạc bộ Marketing, Kế toán, Chứng khoán, Cộng đồng Du lịch TRC, Dự án SIFE (Ý tưởng Kinh doanh vì sự phát triển Cộng đồng). Một số những giải như: Đội tuyển của Khoa đã giành vị trí vô địch cuộc thi phân tích tài chính (CFA Research Challenge), do Hiệp hội CFA (Certified Finance Analyst Insitute) tổ chức tại Việt Nam và trở thành đội đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi khu vực tại Hongkong. Ngoài ra, đội tuyển của Khoa đoạt giải Nhì của cuộc thi CIMA Research Challenge do Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh tổ chức tại Việt Nam. Sinh viên của Khoa cũng đã đoạt giải Đồng trong cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kinh doanh do HSBC tổ chức tại Hongkong.
Hợp tác với nhiều trường quốc tế danh tiếng.
Khoa QTKD&DL đã phát triển hợp tác và trao đổi sinh viên với nhiều trường quốc tế danh tiếng như: ĐH California, ĐH La Trobe (Úc), ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), ĐH Shefield Halam (Anh), ĐH ICHEC (Bỉ), ĐH Công nghệ Auckland (New Zealand), ĐH Westminter (Anh), ĐH Sogang, ĐH Kangnung (Hàn Quốc). Sinh viên của khoa có cơ hội chuyển tiếp sang học tại các trường đó khi hết năm thứ 2 hoặc 3 của chuyên ngành và ngược lại Khoa tiếp nhận các sinh viên từ nhiều trường đại học nước ngoài sang theo học các chương trình trao đổi tại Khoa…
Chương trình đào tạo bài bản, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên thực tế. Sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí công tác trong doanh nghiệp du lịch, tài chính kế toán, ngân hàng. Các doanh nghiệp tuyển dụng đồng thời là đối tác chiến lược của Khoa bao gồm Công ty Kiểm toán KPMG, Ernst&Young, Unilever, Travel Support, Tập đoàn InterContinental, các khách sạn lớn và các công ty tài chính, chứng khoán. Đây cũng là các doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập trong năm học cuối. Theo khảo sát hàng năm tại Lễ tốt nghiệp, 90% sinh viên có việc làm phù hợp trước khi ra trường (ngay trong kỳ thực tập) và mức lương trung bình tại thời điểm tốt nghiệp là từ 4 triệu đến 8 triệu VNĐ.
Theo 24h
Vụ trường Melior biến mất: Chỉ phê bình?
Hơn một tuần từ ngày trường Melior biến mất, cơ hội đòi lại tiền của các học viên ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt khi Tổng Lãnh sự quán Singapore - đơn vị mà UBND TP đề nghị hợp tác giải quyết - đã lên tiếng khẳng định "không có trách nhiệm" trong việc này.
Các học viên trường melior đọc thông báo trường này đóng cửa nên vội vàng gọi điện báo tin cho bạn bè, người thân.
Thông tin của Tổng Lãnh sự quán Singapore khẳng định: "Các cơ sở giáo dục tư nhân được thành lập tại Việt Nam như Melior phải tuân thủ các quy định của Việt Nam, nếu vi phạm, họ phải chịu trách nhiệm, tuân theo các biện pháp mà cơ quan chức năng ở Việt Nam đề ra".
Các cơ sở giáo dục này không chịu sự quản lý, vận hành và sở hữu của các cơ quan thuộc nhà nước Singapore và không có sự liên kết với Tổng Lãnh sự quán Singapore tại TP.HCM cũng như Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội.
Tổng Lãnh sự quán Singapore cũng cho biết các cơ sở giáo dục tư nhân được thành lập tại Singapore thì chịu sự quản lý của Hội đồng Giáo dục tư thục Singapore (CPE) theo những tiêu chuẩn quy định của hội đồng này nhằm bảo đảm chất lượng cũng như quyền lợi của người học. Tuy nhiên, CPE không có quyền hạn thực thi pháp lý bên ngoài lãnh thổ Singapore, do đó sự quản lý này không bao gồm các trung tâm giáo dục tư nhân hoạt động ở Việt Nam.
Tổng Lãnh sự quán Singapore có lý do pháp lý để từ chối hợp tác giải quyết, còn cơ quan chức năng ở TP.HCM đang làm những việc kể ra bằng thừa đối với học viên, đó là tước quyền sử dụng không thời hạn và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Melior sau khi đơn vị này... đã biến mất!
Cần phải nhắc lại là các cơ quan chức năng ở TP.HCM lẽ ra có thể ngăn chặn được sự biến mất của Melior bởi một tháng trước khi Melior tháo chạy, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi UBND TP.HCM đề nghị rút giấy phép của cơ sở này. UBND TP.HCM cũng đã nhanh chóng có văn bản gửi Sở LĐ-TB-XH cùng các sở, ngành liên quan chỉ đạo xem xét rút giấy phép song lại quá chậm chạp trong xử lý.
Melior biến mất, ôm theo hàng chục tỉ đồng của học viên. Thiệt hại là rất lớn nhưng Sở LĐ-TB-XH chỉ bị UBND TP phê bình. Dư luận cho rằng mức xử lý này quá nhẹ.
Theo Người Lao Động
Các trường CAND có thể sẽ rút thời gian đào tạo xuống 4 năm Thời gian đào tạo trình độ ĐH nhóm ngành An ninh và Trật tự xã hội hệ chính quy tại các trường khối CAND có thể sẽ rút thời gian từ 5 năm xuống 4 năm. Đây là nội dung được bàn thảo tại một hội thảo khoa học cùng tên do Bộ Công an tổ chức. Một trong những lý do rút...