ĐH FPT ưu tiên thế hệ đầu tiên trong gia đình vào đại học
ĐH FPT công bố ngưỡng đầu vào top 50 SchoolRank, ưu tiên thí sinh là thế hệ đầu tiên trong gia đình vào đại học, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho đông đảo người học.
Năm 2022, Đại học FPT đặt ngưỡng tuyển sinh đầu vào cho các thí sinh có điểm học bạ hoặc điểm thi THPT quốc gia đạt top 40 SchoolRank. Đây là công cụ xếp hạng độc lập, giúp học sinh lớp cuối cấp THPT tại Việt Nam biết bản thân xếp thứ bao nhiêu toàn quốc. SchoolRank được Đại học FPT phát triển dựa trên phương pháp luận ATAR của Australia, sử dụng số liệu thống kê, các giải thuật dự báo, big data và trí tuệ nhân tạo.
Bên cạnh đó, Đại học FPT cũng công bố chính sách tuyển sinh ưu tiên cho “Thế hệ thứ nhất” – người đầu tiên trong gia đình (gồm phụ huynh hoặc người bảo trợ và tất cả anh chị em ruột) được đi học đại học. Với đối tượng này, ngưỡng tuyển sinh đầu vào là top 50 SchoolRank năm 2022 (chứng nhận thực hiện trên website SchoolRank).
Thí sinh tra cứu điểm trên website SchoolRank để kiểm tra xếp hạng trước khi nộp hồ sơ vào Đại học FPT.
Các thí sinh thuộc diện này khi đăng ký cần nộp đơn đăng ký ưu tiên xét tuyển, có xác nhận từ nơi làm việc của bố mẹ hoặc địa phương theo mẫu của Đại học FPT, để chứng nhận việc bản thân là thế hệ đầu tiên trong gia đình đi học đại học.
Việc đặt ngưỡng xét tuyển ưu tiên top 50 SchoolRank cho các thí sinh thuộc “Thế hệ thứ nhất” được Đại học FPT xây dựng trên Mục tiêu phát triển bền vững 4 (SDG 4) về giáo dục chất lượng, đồng thời nằm trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững do Liên Hợp Quốc thiết lập vào tháng 9/2015. Tiêu đề đầy đủ của SDG 4 là “Đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập, bình đẳng và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi người”.
Với chính sách tuyển sinh được xây dựng dựa trên tầm nhìn của Liên Hợp Quốc , Đại học FPT mong muốn thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời, tăng khả năng tiếp cận giáo dục đại học, khuyến khích tinh thần cầu tiến, xây dựng tương lai bằng tri thức, giảm khoảng cách phân hóa xã hội trên bình diện tầm nhìn dài hạn.
Đây cũng là hành động thiết thực nhằm hưởng ứng tinh thần “không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau” trong mục tiêu chung của giáo dục Việt Nam đã được Chính phủ công bố.
Đại học FPT mong muốn góp phần thúc đẩy học tập suốt đời và tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học.
Bộ mục tiêu của Liên Hợp Quốc này đồng thời được Times Higher Education (THE) – tổ chức đánh giá xếp hạng giáo dục đại học uy tín hàng đầu thế giới – sử dụng để xây dựng bảng xếp hạng đại học toàn cầu về phát triển bền vững THE Impact Rankings.
Trước đó vào tháng 4, Đại học FPT lần đầu tiên tham gia xếp hạng THE Impact Rankings về mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội hòa bình, công bằng và thịnh vượng trên phạm vi toàn cầu. Trường xuất sắc vào top 1.500 trường đại học trên toàn thế giới với thứ hạng thuộc nhóm 801-1000. Bên cạnh đó, Đại học FPT là một trong 7 trường đại học tại Việt Nam được THE đưa vào bảng xếp hạng này. Dẫn đầu xếp hạng toàn cầu này là các trường đại học có tuổi đời trên 100 năm, luôn nằm trong top hàng đầu thế giới.
Video đang HOT
Năm 2022, Đại học FPT tuyển sinh trên 16.000 chỉ tiêu các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị truyền thông đa phương tiện; Tài chính); CNTT (Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế mỹ thuật số), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đủ điều kiện trúng tuyển vào Đại học FPT khi:
- Điểm học bạ thuộc top 40 THPT toàn quốc 2022 hoặc top 50 THPT toàn quốc và thuộc diện xét tuyển “Thế hệ thứ nhất” (chứng nhận thực hiện tại đây).
- Hoặc điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2022 thuộc top 40 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2022) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm).
- Hoặc đạt từ 90/150 điểm trong kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, hoặc đạt từ 670/1.200 điểm trong kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2022.
http://SchoolRank.fpt.edu.vn
Những thí sinh trượt đại học đáng tiếc nhất mùa tuyển sinh 2021
Dù đạt điểm thi cao, đủ điểm trúng tuyển vào các ngành mình mong muốn, nhưng vì những lý do khác nhau, các thí sinh này đều trượt đại học trong tiếc nuối.
55 thí sinh đạt 29,25 điểm vẫn trượt đại học vì điểm học bạ thấp
Ngay sau khi biết điểm chuẩn vào các trường đại học trên cả nước, dư luận xôn xao trước thông tin nhiều thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên vẫn không trúng tuyển nguyện vọng nào.
Sau đó, Cục Đào tạo, Bộ Công an đã phải rà soát danh sách các thí sinh để kiểm tra cụ thể từng trường hợp và xác định, 58 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường công an ở nguyện vọng 1 đều đạt từ 29,25 trở lên (theo cách tính điểm của Bộ GD-ĐT) và không trúng tuyển vào các trường đã đăng ký.
Cụ thể, trong số này có 55 thí sinh nam đều là chiến sĩ nghĩa vụ công an tại ngũ. Những thí sinh này tuy có điểm thi cao vượt trội, nhưng lại không đủ điều kiện để xét tuyển đại học do không đảm bảo tiêu chuẩn về học lực mà Bộ Công an yêu cầu. Điểm học bạ của những em này có môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển chỉ dưới 6,5 điểm; kết quả học 3 năm THPT chưa cao.
Còn với 3 thí sinh nữ xét tuyển vào Học viện Chính trị Công an nhân dân theo tổ hợp C00, do năm nay ở tổ hợp này chỉ tuyển duy nhất 1 thí sinh nữ, khiến tỉ lệ chọi là 1/314. Vì vậy, điểm trúng tuyển với thí sinh nữ theo tổ hợp này rất cao.
Đây là những trường hợp trượt rất đáng tiếc. Tuy nhiên, Cục Đào tạo khẳng định, không có tình trạng bỏ lọt thí sinh đạt điểm cao nhưng không trúng tuyển.
Đủ điểm đỗ Bách khoa nhưng trượt vì tiêu chí phụ
Trong khi đó, 67 thí sinh khác dù đạt điểm chuẩn vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng vẫn không được công nhận trúng tuyển do không đáp ứng điều kiện xét tuyển.
Cụ thể, theo PGS Trần Trung Kiên, Trưởng Phòng Tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, dù các thí sinh này có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn nhưng lại không đạt điều kiện nhà trường đưa ra là điểm trung bình mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển ở 6 học kỳ THPT phải từ 7 trở lên.
Vì thế, sau khi trường rà soát, hậu kiểm thì phát hiện 67 thí sinh này không đủ điều kiện trúng tuyển vào trường. Đại diện nhà trường cho biết, đây là lỗi chủ quan của thí sinh, do sơ suất mà không chú ý đến điều kiện và một số tiêu chí phụ của trường; vì thế, đã xảy ra sự việc đáng tiếc này. Hiện trường đã làm việc với Bộ GD-ĐT để điều chỉnh kết quả trúng tuyển cho những thí sinh này.
Chắc mẩm đỗ đại học vì... hiểu nhầm cách tính điểm xét tuyển
Những thí sinh trượt đại học trong tiếc nuối. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Với một số thí sinh khác đăng ký xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Nội vụ, vốn luôn đinh ninh rằng mình đã đỗ vào ngành này của trường, sau đó lại "té ngửa" vì không nhận được thông báo trúng tuyển.
Nhiều thí sinh thắc mắc khi điểm sàn xét tuyển vào ngành này của trường được tính theo tháng 40; đồng thời, trong đề án tuyển sinh, môn Tiếng Anh cũng là môn chính của tổ hợp môn học D01,D14,D15. Tuy nhiên, khi thông báo điểm chuẩn, Trường ĐH Nội vụ lại tính theo thang điểm 30.
Sự khác biệt về cách tính điểm khiến cho nhiều thí sinh đinh ninh rằng mình đã đỗ, sau đó lại thất vọng vì trượt nguyện vọng xét tuyển.
Trượt đại học vì không đăng ký nguyện vọng trực tuyến theo quy định
Một trường hợp khác, dù đủ điểm vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nhưng thí sinh này vẫn bị đánh trượt vì không đăng ký nguyện vọng trực tuyến theo quy định.
Thí sinh này cho biết, trước ngày thi tốt nghiệp THPT, nơi em ở nằm trong khu vực bị phong tỏa nên không thể tham dự kỳ thi. Sau đó, Hà Nội lại không tổ chức thi do dịch diễn biến phức tạp. Em đành chờ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và trông đợi vào hy vọng cuối cùng là Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Sau nhiên lần trì hoãn, đến ngày 26/9 vừa qua, thí sinh này mới được ham dự kỳ thi Đánh giá năng lực ở ĐH Quốc gia Hà Nội và đạt 102 điểm - đủ điểm trúng tuyển vào nguyện vọng 1 là khoa Marketing của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ đến Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nam sinh nhận được mail từ trường với nội dung không đủ điều kiện đỗ. Nguyên nhân là em đã không đăng ký nguyện vọng trực tuyến trong thời gian quy định từ 9 - 31/8.
Thí sinh này cho biết, em không nắm rõ thông tin cần đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân mà nghĩ chỉ cần đăng ký nguyện vọng qua đơn đăng ký của trường phụ trách tổ chức thi đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia Hà Nội) là được. Vì thế, giờ đây, mặc dù đủ điểm nhưng em lại không được xét tuyển vào trường.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết đây là trường hợp đáng tiếc, nhưng nhà trường vẫn phải làm theo quy định và không có trường hợp ngoại lệ.
Bị hủy kết quả trúng tuyển vì nhầm điều kiện xét tuyển
Một thí sinh khác dù đã được nhà trường cấp mã sinh viên, nhưng sau đó vẫn bị hủy kết quả trúng tuyển do em này không thuộc diện được xét đặc cách tốt nghiệp.
Cụ thể, thí sinh này từng đăng ký nguyện vọng vào đại học theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp. Trong thời gian chờ các trường công bố điểm chuẩn, nữ sinh này có tìm hiểu thêm các phương thức khác của nhiều đại học ở TP.HCM.
Biết tin ĐH Ngân hàng TP.HCM xét tuyển bổ sung dành cho các thí sinh thuộc diện đặc cách, thí sinh này nộp hồ sơ. Tuy nhiên, khi nhà trường yêu cầu gửi thêm ảnh chụp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT diện đặc cách, em đã ngừng tại đây vì không đủ điều kiện.
Sau đó, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM lại gửi thông báo nữ sinh này đã trúng tuyển. Cùng lúc, em cũng biết tin mình trúng tuyển ngành Kinh doanh Quốc tế theo nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Tài chính - Marketing theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Sau nhiều ngày phân vân giữa hai trường, nữ sinh đã xác nhận nhập học tại trường Ngân hàng vì thấy trường phù hợp, học phí thấp hơn.
Nhà trường cũng cung cấp giấy xác nhận sinh viên năm nhất, thông tin lớp học và mã số sinh viên.
Tuy nhiên, ba ngày sau đó, trường thông báo huỷ kết quả bởi nữ sinh không thuộc diện đặc cách xét tốt nghiệp THPT theo thông báo tuyển sinh bổ sung.
Khi đó, Trường ĐH Tài chính - Marketing cũng đã đóng cổng xác nhận nhập học. Từ người đỗ đại học, nữ sinh trở thành trượt. Nữ sinh thừa nhận sơ suất của mình khi không đọc kỹ thông báo tuyển bổ sung của Trường ĐH Ngân hàng. Tuy nhiên, việc bộ phận tuyển sinh thông báo chấp nhận hồ sơ, xác nhận trúng tuyển cũng đã khiến em hiểu nhầm mình vẫn đủ điều kiện.
Đủ điểm nhưng vẫn trượt trường Y
Một thí sinh dù có kết quả xét tuyển đủ điểm đỗ vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM nhưng lại không có tên trong danh sách vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển kết hợp.
Thí sinh này cho biết, theo thông báo từ nhà trường, người học phải nộp bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh IELTS đạt từ 6.0 trở lên để đạt đủ điều kiện xét tuyển. Nhưng trong thời gian này, khu vực nữ sinh sinh sống bị phong tỏa toàn bộ vì là vùng đỏ có nhiều ca nhiễm Covid-19. Bản thân em cũng nhiễm bệnh và phải cách ly tại nhà, do đó trót quên bổ sung hồ sơ.
Đến khi Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố điểm chuẩn và kết quả trúng tuyển, thí sinh này mới phát hiện mình không có tên trong danh sách trúng tuyển vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển kết hợp theo quy định của nhà trường.
Thí sinh này đã liên hệ phòng đào tạo và làm đơn khẩn thiết xin nhà trường xem xét, nhưng do việc tuyển sinh đã kết thúc, trường hợp này đã không được giải quyết. Nữ sinh đã phải trượt đại học trong sự tiếc nuối.
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú: Sẽ được thay đổi chế độ tài chính Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị về chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học dân tộc. Ảnh minh họa/INT Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT, về hướng dẫn một số chế...