ĐH Điện lực trả lời về chương trình hợp tác đào tạo khiến thí sinh “mắc bẫy”
Sau khi báo Dân trí đăng tải một số bài viết phản ánh về chương trình hợp tác đào tạo khiến hàng trăm thí sinh “ mắc bẫy” giữa Đại học Điện lực và Tập đoàn VietCare, trường Đại học Điện lực đã chính thức có công văn trả lời tới báo Dân trí ngày 13/9.
Theo đúng Luật Báo chí và để các thí sinh, độc giả được giải đáp khúc mắc xung quanh chương trình hợp tác đào tạo này, chúng tôi xin đăng tải công văn trả lời số 1581 của trường Đại học Điện lực.
Theo tinh thần của công văn này, trường Đại học Điện lực “không cam kết với Tập đoàn VietCare đào tạo thêm 1 năm để được cấp bằng đại học chính quy của Trường Đại học điện lực cho số học sinh này. Học sinh các lớp nói trên khi tốt nghiệp được trường Đại học Điện lực cấp bằng Cao đẳng nghề”.
Như vậy, các sinh viên đang học khóa 1 chương trình hợp tác đào tạo giữa Đại học Điện lực và Tập đoàn VietCare được trường Đại học Điện lực khẳng định là học Cao đẳng nghề chứ không phải là hệ Cử nhân thực hành như trong Giấy báo trúng tuyển tới các thí sinh, khiến hàng trăm thí sinh bị “mắc bẫy”.
Về hướng xử lý , trong công văn, trường Đại học Điện lực cam kết sẽ chuyển các lớp hợp tuyển sinh năm 2011 về đào tạo tại Trường Đại học Điện lực (235 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) và từ năm 2012 sẽ không tiếp tục đào tạo cho tập đoàn VietCare.
M.H
Video đang HOT
Theo dân trí
Lãnh đạo Vietcare nói gì về việc "bẫy" thí sinh?
"Việc đưa ra thông báo tuyển sinh khiến thí sinh hiểu nhầm là điều đáng tiếc. Nếu em nào có nguyện vọng muốn rút hồ sơ, chúng tôi sẵn sàng bồi hoàn lại số tiền nhập học" - bà Vũ Thị Lan - Giám đốc đào tạo tập đoàn Vietcare chia sẻ với Dân trí.
Phóng viên: Bà giải thích thế nào về việc thông báo tuyển sinh là cử nhân thực hành khiến cho nhiều thí sinh (TS) hiểu nhầm là hệ đào tạo chính quy? Cụ thể chương trình đào tạo này như thế nào?
Bà Vũ Thị Lan: Xuất phát của chương trình đào tạo là chúng tôi cần nhân lực trong lĩnh vực này, nên đề nghị trường ĐH Điện lực đào tạo giúp chúng tôi. Người học sau khi tốt nghiệp sẽ được tiếp nhận làm việc chính thức tại cơ quan chúng tôi.
Đầu ra của các TS này không phải là đại học mà là trình độ cao đẳng nghề. Kết thúc khóa đào tạo, SV sẽ được trường Đại học Điện lực cấp bằng cao đẳng nghề theo quy định chung về quản lý đào tạo nghề của nhà nước. Sau đó chúng tôi tiếp nhận SV vào làm việc chính thức theo sự phân công của chúng tôi.
Bà Vũ Thị Lan và giám đốc tập đoàn VietCare trao đổi với PV sáng ngày 8/9.
Ngoài ra, sau khi ổn định công tác, SV này sẽ được tham gia đào tạo liên thông lên hệ đại học chính quy theo chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp của cơ quan chúng tôi, tuy nhiên việc thi và học liên thông phải tuân thủ mọi nguyên tắc theo quy định của Bộ GD-ĐT tại thời điểm đăng ký dự thi (hiện Bộ GD-ĐT đang cho một số đơn vị thí điểm đào tạo liên thông từ hệ nghề lên ĐH, CĐ- PV)
Đối với vấn đề thông báo cử nhân thực hành là vì chương trình đào tạo chúng tôi áp dụng theo phương pháp học thông qua làm việc thực tế, bên cạnh chương trình đào tạo chính thức của Trường ĐH Điện lực, chúng tôi đào tạo cho SV những kỹ năng, kiến thức phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của đơn vị chúng tôi nói riêng và các đơn vị sử dụng lao động khác nói chung. Các Module nghề chuyên sâu được đào tạo đặc biệt theo phương pháp hướng dẫn làm việc thực tế, do đó năng lực thực hành của thí sinh rất cao.
Nhiều TS bị lừa hàng chục triệu đồng để chạy vào học vì cứ ngỡ là hệ chính quy. Bà có chia sẻ gì về sự cố này?
Tôi rất bất ngờ trước thông tin này, vì khi học sinh đăng ký học tại đây, chúng tôi đã giải thích rất cụ thể chương trình đào tạo, đề nghị các em đọc văn bản hướng dẫn chi tiết, sau đó nếu các em đồng ý học thì chúng tôi mới làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ. Không những thế, chúng tôi còn đề nghị các em ký thỏa thuận sau khi tốt nghiệp sẽ đồng ý làm việc cho đơn vị chúng tôi tối thiểu 1 năm. Với những hoạt động như thế, chúng tôi cho rằng các thí sinh không thể hiểu nhầm thông tin được.
Cũng có thể có trường hợp các đối tượng khác trong xã hội lợi dụng chương trình của chúng tôi để trục lợi cá nhân, khiến các em học sinh không hiểu rõ thông tin dẫn đến việc nộp tiền không đúng quy định. Với các trường hợp này, chúng tôi đề nghị thí sinh đến tìm hiểu trực tiếp và đăng ký học tại văn phòng chúng tôi, không nộp hồ sơ hay tiền cho bất kỳ người nào bên ngoài.
Những TS đã nhập học do hiểu nhầm là học thẳng chương trình đại học chính quy theo chuẩn đầu vào của Bộ GD-ĐT, giờ muốn rút lại học phí thì tập đoàn có hoàn trả không?
Trước hết, chúng tôi mong muốn rằng người học phải xác định rõ mục tiêu học tập của mình. Qua chương trình đào tạo này, chúng tôi mong muốn tạo ra đội ngũ nhân lực có chuyên môn, có kỹ năng thực hành cao để đảm nhận những công việc xứng đáng với mức lương xứng đáng.
Còn nếu quả thật có hiểu nhầm thì chúng tôi sẵn sàng hoàn trả học phí. Đây là đào tạo nhân lực nguồn cho chính chúng tôi, vấn đề cơ bản nhất chúng tôi quan tâm là chất lượng đội ngũ sau này. Muốn có chất lượng, người học phải hiểu rõ mình đang học cái gì, học để làm gì, mục tiêu hướng tới là như thế nào, có vậy mới mong đảm bảo được chất lượng. Do đó, nếu có trường hợp chọn sai do hiểu nhầm, chúng tôi sẵn sàng hoàn trả học phí.
Với những nhân viên có biểu hiện tiêu cực trong tuyển sinh thì tập đoàn sẽ xử lý như thế nào?
Trước hết, nếu cán bộ nào có hành động lừa đảo, chúng tôi sẽ lập tức đình chỉ công tác đối với cán bộ đó, cán bộ đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi cua mình.
Bên cạnh đó, nếu TS có những bằng chứng khẳng định là nhân viên của tập đoàn có dấu hiệu tiêu cực, xin hãy cung cấp cho chúng tôi. Tập đoàn sẵn sàng phối hợp với công an để làm sáng tỏ vụ việc. Đây cũng là trách nhiệm của chúng tôi.
Xin cảm ơn bà!
Theo điều tra của chúng tôi, hiện nay có nhiều trung tâm lợi dụng sự "nhẹ dạ" của những thí sinh thi trượt ĐH, CĐ có điểm thi thấp để vẽ ra con đường học từ hệ nghề lên chính quy bằng hình thức liên thông. Tuy nhiên, hiện nay Bộ GD-ĐT mới chỉ có một số trường thực hiện thí điểm hình thức này nhưng có nhiều đơn vị thông báo tuyển sinh liên thông sai sự thật. Thông tin chúng tôi được biết ngoài 4 trường ĐH Sư phạm kỹ thuật (Vinh, Nam Định, Hưng Yên và TPHCM), chỉ có thêm 2 trường phía Nam được thực hiện thí điểm liên thông từ hệ nghề lên ĐH, CĐ. Dân trí rất mong được nhận được sự phối hợp của các học viên đang học các mô hình đào tạo này của những trường chưa được Bộ GD-ĐT cho phép để làm sáng tỏ vấn đề. Mọi phản ánh xin gửi về emailtuyensinh@dantri.com.vn
Nguyễn Hùng (thực hiện)
Theo dân trí
SV té ngửa vì bị "bẫy", trường thừa nhận thiếu sâu sát Nhiều SV đang học khóa 1 chương trình hợp tác đào tạo giữa ĐH Điện lực và tập đoàn Vietcare té ngửa trước thông tin mình thực tế đang học hệ Cao đẳng nghề, trong khi phía ĐH Điện lực thừa nhận trách nhiệm thiếu kiểm soát trong hợp tác đào tạo với VietCare. Theo điều tra của chúng tôi thì tập đoàn...