ĐH dân lập muốn hạ điểm sàn, Bộ “không chiều”
Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập gửi kiến nghị lên Bộ GD&ĐT mong muốn được hạ mức điểm sàn, tuy nhiên lãnh đạo Bộ khẳng định không thể chiều theo ý các trường để thay đổi điểm sàn.
Nguy cơ tan rã
Ông Lê Công Huỳnh, hiệu trưởng trường ĐH Thành Tây nêu lên thực trạng nếu năm nay nhiều trường ĐH công lập cũng lấy điểm bằng mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT thì các trường ĐH ngoài công lập sẽ “đứng trước nguy cơ tan rã”.
Thực tế tại trường ĐH Thành Tây khi vừa thành lập xong, nhà trường tuyển được 700 sinh viên, năm sau tuyển được 600 sinh viên và năm 2010 tuyển được 400 sinh viên, đến năm nay dự kiến tuyển 200 sinh viên cũng khó.
Để giúp các trường ĐH ngoài công lập cũng có thể kiếm được nguồn tuyển, ông Huỳnh cũng đề nghị: “Để các trường ngoài công lập tồn tại thì đề nghị Bộ cho điểm sàn công lập riêng và điểm sàn trường ngoài công lập riêng”.
Trong khi đó, ông Đặng Văn Định, Chủ tịch hội đồng quản trị ĐH Chu Văn An cho rằng, nhìn vào đồ thị phổ điểm năm nay có thể thấy tổ ra đề rất thiếu kinh nghiệm. “Tháng 6 thi tốt nghiệp kết quả cao chót vót, vậy mà một tháng sau thi đại học kết quả đã lẹt đẹt. Trong tình thế đó điểm sàn chính là nguyên nhân làm chết các trường top dưới, vô tình làm thui chột chủ trương xã hội hóa của cả nước”.
Ông Định cũng nêu lên một kinh nghiệm, các trường THPT đã làm rất tốt việc tuyển sinh. Đề thi là chung nhưng nếu chưa tuyển đủ thì có thể hạ điểm đến khi nào đủ thì thôi. Đó là phương pháp mà Bộ nên áp dụng đối với các trường đại học hiện nay.
Không đồng tình với nhiều ý kiến khác, ông Trần Hữu Nghị, hiệu trưởng trường ĐH Dân lập Hải Phòng cho rằng không thể có mức điểm sàn riêng cho khối các trường ĐH ngoài công lập vì “như vậy là chúng ta đang tự hạ thấp mình”.
Tuy vậy, điểm sàn phải xác định như thế nào để các trường ngoài công lập có thí sinh đến học. Ví dụ với những trường được giao 100 chỉ tiêu thì phải có mức điểm sàn hợp lý để các trường tuyển được 100 chỉ tiêu. Như vậy sẽ không lãng phí tiền của đầu tư cơ sở vật chất, tiền đầu tư của xã hội.
“Tôi nghĩ, với hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp thì chẵng nhẽ lại không tính toán để khoảng 300.000 thí sinh vào đại học. Biết rằng, việc xây dựng điểm sàn dựa trên nhiều yếu tố nhưng nhiều trường đại học chỉ lấy bằng điểm sàn của Bộ thì sinh viên vào trường công lập chứ tội gì vào dân lập cho tốn tiền”. Ông Nghị tỏ ra băn khoăn.
Cũng đồng ý với phương án không thể bỏ “3 chung” nhưng ông Bùi Thiện Dụ, hiệu trưởng trường ĐH Dân lập Phương Đông cũng đề xuất: “tôi đề nghị bộ lấy điểm sàn sao cho 50% các em dự thi đạt, vượt điểm sàn. Như vậy, các trường đại học ngoài công lập mới có đủ nguồn để tuyển”.
Bộ GD&ĐT quyết “không chiều”
Trao đổi với VTC News, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định không thể hạ điểm sàn thấp hơn năm 2010 để giữ chất lượng tuyển sinh.
Trước ý kiến các trường kiến nghị về việc thành lập mức điểm sàn riêng biệt cho các trường ĐH ngoài công lập, lãnh đạo Bộ khẳng định không thể có chuyện đó xảy ra. Các trường không thể có điểm sàn khác nhau mà phải giống nhau vì Luật Giáo dục đã quy định bằng cấp giữa trường đại học công lập và dân lập có giá trị như nhau. Mặc dù điểm chuẩn vào các trường khác nhau. Điểm chuẩn thể hiện đẳng cấp, uy tín của từng trường. Các trường ở vùng miền khó khăn được ưu tiên áp dụng điều 33 trong quy chế tuyển sinh.
Video đang HOT
Nhiều trường ĐH cho rằng với mức điểm sàn năm nay tương đương năm trước các trường rất khó tuyển đủ chỉ tiêu
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến của các trường ĐH kiến nghị hạ thấp điểm sàn để các đại học, đặc biệt là các trường ĐH ngoài công lập tuyển đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng khẳng định: “Điểm sàn năm nay không thể hạ thấp hơn năm trước và Bộ không thể chiều theo các trường. Muốn học đại học người học phải có một ngưỡng kiến thức nhất định nên cần có sự sàng lọc”.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết thêm: “Bộ sẽ tính toán để thí sinh trên điểm sàn cao hơn tổng chỉ tiêu, đảm bảo đủ nguồn tuyển. Bên cạnh đó, Bộ đã cho phép thí sinh rút và nộp hồ sơ nhiều lần khi xét tuyển NV2, NV3. Như vậy, với những trường chất lượng có đủ uy tín sẽ hút được nhiều thí sinh. Nhiều trường chưa tạo được uy tín thì nhiều thí sinh bằng hoặc trên điểm sàn họ cũng không vào học”.
Theo VTC
Học bổng 100% từ chính phủ tại các ĐH công lập Phần Lan
Phần Lan là nước nằm phía Bắc của châu Âu, là một trong những nước "xanh" nhất và nơi sống thích hợp nhất trên thế giới (theo nghiên cứu của các trường đại học Yale, Columbia và Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới).
Nét đặc trưng của đất nước Phần Lan là lấy Thiên Nga là biểu tượng thiên nhiên và sư tử là biểu tượng sức mạnh quốc gia. Về diện tích, Phần Lan đứng thứ 7 châu Âu với 5,3 triệu dân trong đó có tới 65% dân số tập trung ở những thành phố và đô thị lớn. Thế giới biết đến Phần Lan với những công ty công nghệ cao quốc tế, những sản phẩm máy móc, điện tử, phần mềm tin học (hệ điều hành LINUS...), mạng viễn thông (điện thoại NOKIA...), du lịch, đặc biệt là nền Giáo dục của Phần Lan.
Theo kết quả rút ra từ một nghiên cứu do báo NEWSWEEK của Mỹ thực hiện vừa được công bố vào ngày 16/8/2010. Nghiên cứu được thực hiện với 100 Quốc gia trên thế giới dưa trên những số liệu gần đây nhất (năm 2008, 2009) trên 5 lĩnh vực: Giáo dục, sức khỏe, chất lượng cuộc sống, tính cạnh tranh về Kinh tế, môi trường Chính trị. Dựa trên cả 5 tiêu chí này Phần Lan là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu đã có số điểm cao nhất thế giới. Đặc biệt nền giáo dục Phần Lan chiếm số điểm cao nhất 100 /100 và trở thành một nước lần thứ ba có nền giáo dục đứng vị trí cao nhất và tốt nhất trên Thế giới trên cả Giáo dục Thụy sỹ, Thụy Điển, Úc, Đan Mạch, Mỹ và Anh.....
Hiện nay nền Giáo dục Phần Lan đã xây dựng được 20 trường Đại học và 29 trường Đại học khoa học Ứng dụng. Các trường Đại học và Đại học Khoa học Ứng dụng ở Phần Lan đều có cấp bằng cử nhân, thạc sỹ, và tiến sỹ.
- Bằng cử nhân: 3,5 - 4 năm
- Bằng Thạc sỹ: 1,5 năm
Với gần 400 chương trình học quốc tế trong nhiều ngành giảng dạy bằng tiếng Anh như; Thương mại Quốc tế, Marketing, Công nghệ Thông tin, Du lịch & khách sạn, Cơ khí, tài chính, Quản trị hệ thống thông tin, Tự động hóa, Quản lý thiết bị, môi trường, Quản lý Công nghiệp, Kỹ thuật sản xuất và kỹ sư cơ khí, Quản lý cung cấp dây chuyền...Tất cả các chương trình đều dựa trên hệ thống chuyển giao học phần (ECTS) giữa các nước châu Âu, giúp tăng cường tính minh bạch Quốc tế và việc chấp nhận bằng cấp của Phần Lan trên toàn cầu.
Lợi ích khi Học tập và sinh sống tại Phần Lan:
- Gíao dục Phần Lan miễn phí 100% học phí cho cả hai loại ngôn ngữ Tiếng Phần Lan và Tiếng Anh.
- Môi trường học tập an toàn, chính trị, xã hội ổn định.
- Bằng cấp có giá trị Quốc tế.
- Điều kiện ăn ở tốt, chi phí sinh hoạt và ăn ở thấp so với các nước khác: 350 - 500 Euro/tháng.
- Không cần chứng minh tài chính, tỉ lệ đạt visa cao
- Được phép làm việc ngoài giờ: 25h/tuần
-Sau khi tốt nghiệp học sinh được phép ở lại 1 năm để có thể kiếm việc làm
Để trở thành thí sinh trúng tuyển của các trường Đại học Công Lập Phần Lan
Khóa nhập học vào tháng 1 và tháng 8/2012
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đang học lớp 12, or đã tốt nghiệp PTTH, sinh viên..
Yêu cầu: Học sinh có trình độ tiếng Anh IELTS 6.0 / IBT 80
Hạn nộp hồ sơ:
- Khóa tháng 1/2012: Ngày 15/9/2011 để được ôn luyện thi và hướng dẫn phỏng vấn vào các trường Đại học Phần Lan, Đại sứ Quán Phần Lan.
- Khóa tháng 8/2012: Ngày 10/2/2012
Thi tuyển
- Khóa tháng 1/2012: Ngày thi 18/10/2011
- Khóa tháng 8/2012: Vào tháng 4/2012 (Ngày cụ thể sẽ thông báo sau)
Thời gian ôn thi và luyện phỏng vấn đầu vào các trường ĐH Phần Lan, và Visa Phần Lan
- Khóa tháng 1/2012: Ngày 15/9/2011
- Khóa tháng 8/2012: Ngày 15/3/2012 (Học sinh lớp 12 sẽ được ôn tập vào ngày Chủ nhật hàng tuần)
Nộp hồ sơ tại văn phòng Cty Tư vấn Giáo Dục Mạng Lưới Quốc Tế (INEC):
Địa chỉ: 138 Trần Nhân Tôn, P.2, Quận 10, Tp.HCM (ngã tư Ngô Gia Tự - Trần Nhân Tôn)
Điện thoại: (08) 3938 1080, 3938 1081 Hotlines: 0908 433 097 (Bà. Mỹ Hảo - 10 năm kinh nghiệm tuyển sinh du học Phần Lan)
Email: inec@vnn.vn; hao@inec.vn Websites: www.inec.vn ; www.hocbongduhoctoancau.com
Theo BĐVN
ĐH ngoài công lập: Không nản lòng trước điểm thi thấp Số lượng thí sinh đến dự thi chỉ đạt con số vài chục, điểm thủ khoa chỉ đạt 12,5 điểm dưới điểm sàn của Bộ GD-ĐT... nhưng lãnh đạo nhiều trường đại học ngoài công lập vẫn lạc quan và tự tin về kết quả đó. Lần đầu tiên thủ khoa chỉ đạt 12,5 điểm Ngày 22/7, trường ĐH Hà Hoa Tiên công...