ĐH Đà Nẵng lo lắng “chảy máu chất xám”
PGS.TS Nguyễn Mạnh Toàn trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng cho biết, việc tuyển dụng giảng viên của trường rất khó khăn, năm nào cũng đưa ra chỉ tiêu tuyển dụng nhưng số người đăng ký tuyển chỉ đạt khoảng 70% nhu cầu, số hồ sơ đạt cũng rất ít. Trong khi số cán bộ, giảng viên bỏ ra làm ngoài rất nhiều thì đội ngũ cán bộ về trường khá ít ỏi.
Báo cáo tại buổi làm việc với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Chủ tịch Hội đồng Đại học Đà Nẵng cho biết, Đại học Đà Nẵng hiện có 12 cơ sở giáo dục đại học thành viên và các đơn vị trực thuộc; 3 Viện nghiên cứu; 35 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; 35 nhóm nghiên cứu – giảng dạy.
Trung bình hàng năm Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 11.000 chỉ tiêu trình độ đại học; 1.500 chỉ tiêu cao đẳng; trên 1.300 chỉ tiêu sau đại học. Đại học Đà Nẵng hiện đào tạo 140 ngành trình độ đại học, gần 70 ngành đào tạo sau đại học, 42 ngành chất lượng cao, 5 ngành giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Đại học Đà Nẵng hiện có trên 1.400 cán bộ giảng dạy, trong đó, số cán bộ giảng dạy có trình độ Tiến sĩ trở lên chiếm tỷ lệ 32,2%.
Một trong những khó khăn được PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ chia sẻ là áp lực cạnh tranh của Đại học Đà Nẵng trong giáo dục đại học và xếp hạng đại học ngày càng lớn, trong khi đó do thu nhập chưa tương xứng nên việc thu hút, giữ chân người tài đang gặp không ít khó khăn ở rất nhiều trường thành viên.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng cho biết, hiện đang có tình trạng “chảy máu chất xám” ở các trường đại học công lập.
Có nhiều trường hợp giảng viên đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài đã xong nhưng nấn ná không chịu về mà ở lại để tìm kiếm công việc với mức lương cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn. Các công ty, doanh nghiệp cũng thu hút đội ngũ cán bộ, giảng viên sang làm việc với chế độ đãi ngộ, tiền lương cao hơn nhiều so với việc giảng dạy.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Toàn chia sẻ thực tế việc tuyển dụng giảng viên của trường rất khó khăn, năm nào cũng đưa ra chỉ tiêu tuyển dụng nhưng số người đăng ký tuyển chỉ đạt khoảng 70% nhu cầu, số hồ sơ đạt cũng rất ít. Trong khi số cán bộ, giảng viên bỏ ra làm ngoài rất nhiều thì đội ngũ cán bộ về trường khá ít ỏi, đây là thực tế rất khó khăn với chúng tôi”.
Trao đổi về thực trạng này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, để giữ chân những cán bộ giảng viên giỏi, các trường cần tạo môi trường làm việc tốt cho giảng viên và phải coi việc quan tâm đến đội ngũ hiện có là trọng tâm chứ không chỉ tập trung vào việc thu hút nguồn nhân lực bên ngoài.
Video đang HOT
“Trước khi thu hút được những người giỏi ở bên ngoài về cần phải dành sự quan tâm cho những giảng viên hiện có, tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi để giảng viên được phát huy sở trường, năng lực trong đào tạo, nghiên cứu khoa học. Có như vậy mới tránh được tình trạng “chảy máu chất xám” như đang xảy ra với nhiều trường đại học” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại cuộc làm việc với Đại học Đà Nẵng
Chưa có sự quan tâm đặt hàng của thành phố
Tại buổi làm việc, PGS.TS Lưu Trang, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cho biết, bản thân ông và các nhà khoa học của Đại học Đà Nẵng rất mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của thành phố thông qua hợp tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc này đến nay còn hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp và sự quan tâm đặt hàng của thành phố chưa lớn.
PGS.TS Lưu Trang kiến nghị Bộ GD&ĐT cũng như thành phố Đà Nẵng cần mạnh dạn giao những đề tài nghiên cứu khoa học lớn cho Đại học Đà Nẵng. Bởi, với đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học hùng hậu, việc thực hiện những đề tài này sẽ thành công, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Cùng chung quan điểm này, PGS.TS Lê Thị Kim Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho rằng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 43 về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố cần kết nối chặt chẽ hơn nữa với các nhà khoa học của Đại học Đà Nẵng để thực hiện các nghiên cứu phục vụ cho việc triển khai Nghị quyết cũng như xây dựng và phát triển thành phố.
Thừa nhận việc gắn kết giữa thành phố với các nhà khoa học chưa thực sự chặt chẽ, bài bản, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, TP. Đà Nằng có nhu cầu rất lớn các đề tài nghiên cứu nhằm triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Tuy nhiên, đến nay việc gắn kết giữa thành phố với Đại học Đà Nẵng chưa bài bàn, vẫn “phận ai nấy làm”. Tới đây cả hai bên sẽ cùng rút kinh nghiệm để việc kết nối tốt hơn.
Trước không ít khó khăn thách thức hiện nay, ông Thơ mong rằng, Đại học Đà Nẵng sẽ có những bước thay đổi đột phá, nỗ lực và tự chủ để giải quyết những vấn đề đặt ra. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ GD&ĐT có những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về quản lý nhà nước cho các trường đại học cả nước, trong đó có Đại học Đà Nẵng.
Minh Thu
Theo Dân trí
Trường Đại học Hòa Bình tuyển dụng nhiều vị trí
Năm 2019, nhà trường cần tuyển dụng 15 cán bộ, giảng viên ngành Kinh tế du lịch; Quản trị kinh doanh; Luật; Quản lý kinh tế; Dược; Điều dưỡng...
Đại học Hòa Bình định hướng sau năm 2020 sẽ trở thành trường ứng dụng kiểu mẫu, là nơi đào tạo bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ trẻ thành đạt trên con đường lập nghiệp với phương châm "Học và làm việc chuyên nghiệp - Sự nghiệp vững bền - Tương lai ngời sáng". Trên phương châm đó, nhà trường không ngừng tăng cường đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên có trình độ cao và đúng với các chuyên ngành. Năm 2019, nhà trường cần tuyển dụng 15 cán bộ, giảng viên.
Cụ thể, nhà trường tuyển dụng 2 Phó hiệu trưởng (phụ trách về đào tạo; nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và quan hệ doanh nghiệp); 2 Trưởng khoa (Tài chính - Ngân hàng - Kế toán; Kiến trúc - Xây dựng); 2 Phó trưởng khoa (khoa Dược, khoa Điều dưỡng); 2 chuyên viên (Viện Đào tạo Quốc tế; Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng); 7 giảng viên thuộc các ngành (Kinh tế du lịch; Quản trị kinh doanh; Luật; Quản lý kinh tế; Thiết kế thời trang; Dược; Điều dưỡng).
Đại học Hòa Bình được thành lập năm 2008. Trụ sở chính của nhà trường đặt tại phố Bùi Xuân Phái, khu đô thị Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Ứng viên đăng ký cần đáp ứng tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ lãnh đạo quản lý, chuyên viên, giảng viên và các chức danh nghề nghiệp tương đương khác theo quy định về tuyển dụng. Ưu tiên các ứng viên được đào tạo từ nước ngoài.
Tiêu chuẩn về cán bộ lãnh đạo quản lý (Trưởng khoa)
Có bằng tốt nghiệp tiến sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Có kinh nghiệm giảng dạy và công tác quản lý cấp trưởng hoặc phó trưởng khoa liên tục tối thiểu 36 tháng trở lên ở các trường đại học. Có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B2 trở lên theo khung tham chiếu châu Âu và sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ công việc. Có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc toàn thời gian tại trường và tuổi đời không quá 50 đến thời điểm tuyển dụng.
Tiêu chuẩn về chuyên viên
Chuyên viên Viện Đào tạo Quốc tế: Ngoài các yêu cầu tuyển dụng theo quy định yêu cầu ứng viên tốt nghiệp thạc sĩ nước ngoài trở lên (ngành ngoại ngữ, ngoại giao...), phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy từ 12 tháng trở. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ công việc, có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 6.0 trở lên. Có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc toàn thời gian tại trường; tuổi đời không quá 40 tại thời điểm tuyển dụng.
Chuyên viên Văn thư - Lưu trữ: yêu cầu tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành văn thư lưu trữ, hành chính, văn phòng...); sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ công việc. Có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc toàn thời gian tại văn phòng đại diện Đà Nẵng; tuổi đời không quá 40 tại thời điểm tuyển dụng.
Tiêu chuẩn về giảng viên
Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ nước ngoài trở lên chuyên ngành phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Tốt nghiệp các trường đại học chính quy chuyên ngành cần tuyển trong cột nhóm trường. Có thời gian tham gia giảng dạy liên tục tối thiểu 24 tháng trở lên ở các trường đại học. Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ IELTS 6.0 trở lên, Phẩm chất đạo đức tốt, làm việc toàn thời gian tại trường, tuổi đời không quá 40 tại thời điểm tuyển dụng.
Hồ sơ đăng ký tuyển dụng
Đơn xin việc; Văn bằng, các loại chứng chỉ (ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ sư phạm); lý lịch khoa học; giấy khai sinh; giấy khám sức khỏe 6 tháng gần nhất. Đối với văn bằng nước ngoài có giấy nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ dự tuyển: Từ 25/12/2018 đến 28/2/2019 tại phòng hành chính, Trường Đại học Hòa Bình, số 8 Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 0437871904; 0975962262.
Thế Đan
Theo VNE
Điện Biên: Chia sẻ kinh nghiệm dạy Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số Để nâng cao chất lượng giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số theo Đề án Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non giai đoạn 2016 - 2020, mới đây Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở trường học nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp...