ĐH Công nghiệp TP HCM sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực
Trường ĐH Công nghiệp lần đầu áp dụng tuyển sinh theo phương thức mới là dùng kết quả thi đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia TP HCM.
Tại chương trình Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp 2020 do Hệ thống Giáo dục Học Mãi tổ chức mới đây, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Công nghiệp TP HCM đã chia sẻ về quy chế tuyển sinh của trường. Hiện trường dự kiến xét tuyển 8.000 thí sinh trên tổng số 43 ngành học.
Sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực chiếm 10%
Về phương thức tuyển sinh năm 2020, trường giữ ổn định hai phương thức tuyển sinh: sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia chiếm 65 – 85%; xét tuyển dựa trên học bạ của học sinh chiếm tối đa 30%. Ngoài ra đây là lần đầu trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia TP HCM để xét tuyển.
“Kỳ thi đánh giá năng lực mới xuất hiện những năm gần đây nhưng phát triển nhanh. Trường ĐH Công nghiệp TP HCM đã nắm bắt cơ hội để xét tuyển qua phương thức này, tạo nhiều điều kiện cho thí sinh khi đăng ký tham gia xét tuyển vào các ngành học mong muốn”, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho hay.
Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Bí thư Đoàn khoa Công nghệ điện; Tiến sĩ Phạm Thị Hồng Phượng – Trưởng bộ môn Hóa – Vật liệu khoa Công nghệ Hóa; Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân – Trưởng phòng Đào tạo; Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam – Giáo viên Vật lý tại Hệ thống Giáo dục Học Mãi; Tiến sĩ Cao Thị Cẩm Vân – Giảng viên khoa Kế toán – Kiểm toán (theo thứ tự từ trái qua phải) tham gia tư vấn tuyển sinh.
Cơ hội việc làm với các ngành đào tạo chất lượng cao
Chia sẻ về các nhóm ngành đào tạo của trường, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho biết, trường có nhiều ngành đào tạo, trong đó nhóm ngành về công nghệ kỹ thuật ô tô, du lịch lữ hành, luật, kinh tế được thí sinh quan tâm và đăng ký xét tuyển nhiều.
Hiện ĐH Công nghiệp TP HCM có hai chương trình đào tạo chính thức: đại trà và chất lượng cao. Nhà trường có tổng 16 ngành đào tạo chất lượng cao, sĩ số mỗi lớp từ 30 đến 35 sinh viên, mức học phí khoảng 31 triệu đồng một năm, cơ sở vật chất ưu tú. Ngoài ra, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng mềm, cơ hội thực tập ở các doanh nghiệp lớn liên kết với nhà trường trong và ngoài nước.
Video đang HOT
“Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên học ngành đào tạo chất lượng cao có cơ hội làm việc ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn chiếm trên 80%”, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho biết.
Tiến sĩ Cao Thị Cẩm Vân, giảng viên khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Công nghiệp TP HCM chia sẻ thêm, đối với ngành Kế toán và Kiểm toán, sinh viên hệ chất lượng cao sẽ được đào tạo chuyên môn bằng tiếng Anh chiếm trên 50% mỗi học phần, được tạo điều kiện tiếp cận các doanh nghiệp từ năm ba đại học.
“Theo thống kê của khoa Kế toán – Kiểm toán hàng năm, có 90% sinh viên hệ chất lượng cao sau khi ra trường làm việc ở các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, như Big four – một trong bốn công ty kế toán hàng đầu thế giới”, Tiến sĩ Cao Thị Cẩm Vân cho hay.
Từ năm 2018, sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP HCM được đăng ký học song bằng. Tất cả các môn có khối lượng kiến thức tương đương sẽ được công nhận như nhau, như vậy, sinh viên các khoa muốn đăng ký học văn bằng hai có thể rút ngắn thời gian học còn một năm sau khi tốt nghiệp ngành học thứ nhất.
Chương trình đào tạo của khoa cải tiến theo hướng ứng dụng và công nghệ thông tin, các chương trình học đều dựa trên tình huống thực tế, sinh viên học xong đều có thể vận hành trực tiếp vào thực tế. Chương trình đào tạo đa dạng hóa các ngành nghề, chú trọng đào tạo liên kết với các tổ chức quốc tế như Anh, Thái Lan, Mỹ, Australia…
“Khoa Kế toán – Kiểm toán kết hợp với Viện Kế toán công chứng Vương quốc Anh xứ Wales, sinh viên sẽ được học ba môn của Viện, thi cấp chứng chỉ quốc tế miễn phí sau khi học xong” Tiến sĩ Cao Thị Cẩm Vân chia sẻ.
Ngoài ra, trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như mùa hè xanh, tết yêu thương, trung thu yêu thương; các sân chơi học thuật liên kết với các công ty và tập đoàn lớn dành cho sinh viên; hoạt động giao lưu các chiến dịch ở Đồng Tháp, Vĩnh Long; các câu lạc bộ về kỹ năng, hóa học, sáng tạo, văn hóa-nghệ thuật…
Thế Đan
Chương trình kỹ sư mới được 'sửa' theo hướng nào ?
Từ tháng 3, quy định mới về cấp bằng kỹ sư chính thức có hiệu lực. Các trường đại học có đào tạo ngành cấp bằng kỹ sư đang xúc tiến chỉnh sửa chương trình theo quy định mới để kịp áp dụng cho sinh viên trúng tuyển khóa 2020.
.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành - Đào Ngọc Thạch
Điểm đáng chú ý trong quy định mới là bằng kỹ sư cần có chương trình với khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên (đối với người đã tốt nghiệp THPT và tương đương) hoặc từ 30 tín chỉ trở lên (với người đã tốt nghiệp trình độ ĐH).
Một ngành có 2 loại chương trình ?
Ngay khi quy định mới này có hiệu lực, các trường ĐH bắt tay vào điều chỉnh chương trình để áp dụng cho sinh viên khóa mới.
Theo tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, trường này dự kiến xây dựng lại chương trình đào tạo cho 17 ngành áp dụng cho khóa tuyển sinh 2020 trở đi. Theo đó, tất cả các ngành đào tạo trình độ ĐH của trường có thể chuyển sang cấp bằng cử nhân với thời lượng chương trình khoảng 120 tín chỉ. Đồng thời, trường xây dựng thêm module 30 tín chỉ định hướng đào tạo bằng kỹ sư.
"Khi đó, những sinh viên sau khi hoàn thành chương trình cử nhân và học thêm 30 tín chỉ này sẽ được cấp bằng kỹ sư. Tuy nhiên, hình thức đào tạo cấp bằng kỹ sư này chỉ áp dụng ở một số ngành", tiến sĩ Lưu thông tin.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho hay trường sẽ bắt tay ngay vào việc cập nhật chương trình đào tạo theo hướng tăng số lượng tín chỉ và thời gian đào tạo các ngành kỹ thuật công nghệ (các ngành này hiện có 146 tín chỉ). Cụ thể, các ngành đào tạo kỹ sư sẽ tăng thêm 10 - 12 tín chỉ, thời gian đào tạo từ 4 năm lên 4 năm rưỡi. Chương trình đào tạo mới này sẽ áp dụng ngay từ khóa tuyển sinh năm 2020.
Trong khi đó, theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, trường đang rà soát lại toàn bộ chương trình. Từ năm 2021, trường dự kiến có 6 ngành kỹ thuật đào tạo theo 2 hình thức cử nhân kỹ thuật và kỹ sư. Ví dụ, cùng ngành kỹ thuật xây dựng, trường có chương trình đào tạo 4 năm dưới 150 tín chỉ để cấp bằng cử nhân. Đồng thời ngành này cũng có chương trình trên 150 tín chỉ, học 5 năm và cấp bằng kỹ sư.
"Hai hình thức này có thể triển khai song song để sinh viên đăng ký từ đầu hoặc thực hiện chuyển tiếp từ chương trình cử nhân thêm để lấy bằng kỹ sư cho sinh viên có nguyện vọng", ông Phương nói.
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng cho biết trường sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo cho khóa tuyển sinh 2020 với 17 ngành kỹ thuật công nghệ. Theo chương trình mới cấp bằng kỹ sư kéo dài 4 năm và gồm 154 tín chỉ (trước đó chương trình cũ gồm 121 tín chỉ).
Trước đó, ngay từ năm 2019, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã điều chỉnh lại toàn bộ chương trình đào tạo. Các ngành đào tạo kỹ sư đã được nâng lên 158 tín chỉ và học trong 5 năm. Trong số 32 ngành của trường này, chỉ ngành kiến trúc cấp bằng kiến trúc sư. Đáng lưu ý điểm mới từ khóa tuyển sinh này là cho phép sinh viên cùng một ngành có thể nhận bằng kỹ sư nếu tích lũy đủ 158 tín chỉ hoặc chỉ cấp bằng cử nhân nếu đạt 128 tín chỉ.
Còn PGS-TS Từ Diệp Công Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Bạc Liêu, cho biết hiện có 10 ngành đào tạo đang cấp bằng cử nhân. Từ khóa tuyển sinh năm 2021, trường chủ trương chuyển hướng đào tạo để cấp bằng kỹ sư một số ngành như công nghệ thông tin, nuôi trồng thủy sản, khoa học môi trường...
Chờ hướng dẫn của bộ GD-ĐT
Cùng với điều chỉnh chương trình mới, các trường cũng đang thực hiện việc cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên các khóa cũ. Tuy nhiên mỗi trường thực hiện khác nhau.
Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, tính đến 1.3 trường có khoảng 14.000 - 15.000 sinh viên tuyển sinh các khóa cũ bị ảnh hưởng bởi quy định mới do chương trình chỉ có 142 tín chỉ (trừ chương trình chất lượng cao Việt Pháp 150 tín chỉ). Nếu thực hiện đúng theo quy định cấp bằng mới, các sinh viên này sẽ không tích lũy đủ số tín chỉ tối thiểu để nhận bằng kỹ sư. Theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, vấn đề này trường đã báo cáo lên ĐH Quốc gia TP.HCM. Phía ĐH này cũng đã tham vấn ý kiến cho Vụ Giáo dục ĐH. Hiện trường đang chờ hướng dẫn thực hiện cụ thể của Bộ GD-ĐT.
Đào tạo công nghệ thông tin cấp bằng cử nhân
Trong khi đó, cũng đào tạo các ngành công nghệ thông tin nhưng một số trường vẫn theo định hướng cấp bằng cử nhân.
Theo tiến sĩ Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Mở TP.HCM, 5 chương trình đào tạo của khoa trước nay cấp bằng cử nhân theo hướng ứng dụng, đào tạo 4 năm với tổng số trên 120 tín chỉ. Trước mắt, thời gian tới trường sẽ tiếp tục theo định hướng này, đặt nặng sinh viên kỹ năng thực hành.
Tương tự, các ngành đào tạo của Trường ĐH Nha Trang hiện đang có 140 - 155 tín chỉ và đào tạo trong 4 năm. Từ ngày 1.3, thay vì cấp bằng cử nhân và kỹ sư như trước đó, trường chuyển sang cấp bằng theo đúng quy định mới và trên bằng chỉ ghi bằng tốt nghiệp ĐH.
Còn Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, sinh viên nhận bằng đến hết ngày 29.2 trường đã cấp bằng kỹ sư. Nhưng từ 1.3, sinh viên các khóa tuyển sinh cũ đang học chương trình chưa đạt 150 tín chỉ và chưa tốt nghiệp đến thời điểm này khoảng trên 10.000 người. Theo đại diện nhà trường, các sinh viên này sẽ nhận bằng cử nhân theo quy định mới.
Đề văn cần rõ nghĩa hơn, tránh gây hoang mang cho học trò Tổ văn của Hệ thống giáo dục Học Mãi cho rằng đề Ngữ văn năm nay không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước, nội dung nằm trong phần tinh giản. Theo nhận định của Tổ văn của Hệ thống giáo dục Học Mãi thì đề minh họa cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 môn...