ĐH Bách Khoa TP.HCM điều chỉnh phương án tuyển sinh nếu kỳ thi THPT Quốc gia thay đổi
Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM vừa công bố 5 phương thức tuyển sinh cho năm học 2020-2021.
Sáng nay, Bộ GD-ĐT đã báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án thi THPT năm 2020 khi học sinh cả nước phải kéo dài thời gian nghỉ học vì dịch Covid -19. Theo đó,cuộc họp đã chọn phương án nếu vẫn tổ chức thi sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT thay vì kỳ thi hai mục đích như hiện hành.
Cuộc họp cũng thống nhất sẽ để cho các trường đại học-cao đẳng được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Do đó, trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM đã điều chỉnh các phương án tuyển sinh cho năm học 2020-2021. Theo đó, trường sẽ vẫn giữ các phương thức tuyển sinh đã thông báo bao gồm:
- Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2020 từ 50% – 72% tổng chỉ tiêu.
- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 15% đến 25% tổng chỉ tiêu.
- Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT khoảng 3% tổng chỉ tiêu.
- Xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 10% đến 50% tổng chỉ tiêu.
- Phương thức cuối cùng là xét tuyển thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoài khoảng 1% tổng chỉ tiêu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong trường hợp Kỳ thi THPT năm nay chỉ sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp thì phương thức xét tuyển từ kết quả thi THPT sẽ được điều chỉnh thành “sử dụng kết quả thi THPT kết hợp với điểm học bạ”.
Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM sẽ trở thành công cụ hữu hiệu trong việc tuyển sinh và đã được khẳng định trong những năm qua. Ngoài ra, trường còn có phương thức ưu tiên xét tuyển nên vấn đề tuyển sinh sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều dù phương án thi THPT Quốc gia có thay đổi.
Vũ Trịnh
Chọn xét tuyển học bạ học kỳ 1 bỏ qua nỗi lo thi THPT quốc gia
Chỉ cần điểm trung bình học bạ năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 (học bạ 5 học kỳ) đạt từ 18 điểm trở lên sẽ có cơ hội nắm suất trúng tuyển sớm vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn chú trọng phát triển chất lượng đào tạo và đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại
Thời điểm hiện tại, khi lịch thi THPT quốc gia và các mốc thời gian xét tuyển dự kiến có nhiều thay đổi do dịch bệnh Covid-19, nhưng với kết quả học kỳ 1 lớp 12 trong tay, thí sinh đã có thể tự tin nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành nghề mình yêu thích.
Năm 2020, bằng tiêu chí xét tuyển này, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ áp dụng cho tất cả 48 ngành đào tạo bậc đại học thuộc 5 khối ngành. Do đó, dù chưa hoàn thành học kỳ cuối năm lớp 12, thí sinh vẫn có thể lựa chọn một hướng đi an toàn cho mình.
Khu tự học và thư viện
Tiêu chí xét tuyển mang lại hiệu quả
Theo như đề án tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố, ở phương thức xét học bạ, ngoài tiêu chí xét học bạ 5 học kỳ, nhà trường cũng áp dụng song song với các tiêu chí như tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm hoặc trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh kéo dài, lộ trình học tập có nhiều xáo trộn thì tiêu chí xét học bạ 5 học kỳ được đánh giá mang tính khả thi cao, thí sinh nên ưu tiên lựa chọn để nắm chắc cơ hội vào đại học cho mình.
Thời gian xét tuyển được chia thành nhiều đợt. Thời điểm này thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Hồ sơ bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu; Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời; Bản sao công chứng học bạ THPT; Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có). Lưu ý các thí sinh tốt nghiệp năm 2020 có thể nộp trước Phiếu đăng ký xét tuyển và Bản sao công chứng học bạ THPT để ưu tiên xét tuyển trong đợt đầu tiên sau đó tiếp tục hoàn thiện và bổ sung hồ sơ.
Trước tình hình dịch bệnh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành khuyến khích thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến tại website của nhà trường (tuyensinh.ntt.edu.vn) hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu điện về Trung tâm tư vấn tuyển sinh (số 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP.HCM).
Khu tự học và thư viện
Tại sao nên xét tuyển đại học bằng phương thức học bạ?
Có thể nói, xét tuyển học bạ là một phương thức vượt trội được nhiều thí sinh lựa chọn bởi những ưu điểm nổi bật như giảm áp lực thi cử, điều kiện xét tuyển đa dạng, linh hoạt.
Về cơ bản, trúng tuyển đại học bằng học bạ hay ở bất kỳ phương thức nào đều hoàn toàn như nhau. Điều khác biệt duy nhất giữa các phương thức chính là về điều kiện và mốc thời gian xét tuyển. Nhưng điều quan trọng xét tuyển học bạ THPT lại hoàn toàn không bị chi phối bởi việc chọn môn thi THPT quốc gia.
Bên cạnh đó, xét học bạ còn là giải pháp giúp thí sinh tăng thêm cơ hội vào đại học nếu như trong quá trình thi cử không đạt thành tích như mong muốn. Bởi điểm học bạ mới là minh chứng cho quá trình nỗ lực học tập, vì thế ngoài xét điểm thi THPT bạn không nên bỏ qua điểm số học bạ của mình. Hơn nữa, phương thức này áp dụng được cho tất cả các bạn học sinh đã tốt nghiệp ở những năm học trước đó. Đây được xem là một "chiếc vé" đặc biệt cho những ai không có điều kiện học đại học trước đây.
Năm 2020, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh theo 5 phương thức đã công bố trước đó, gồm: xét tuyển học bạ THPT; xét kết quả thi THPT quốc gia 2020; xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020 của ĐH Quốc gia TP.HCM; kỳ thi riêng do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức; xét tuyển theo dạng tuyển thẳng hoặc cử tuyển.
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng một hoặc nhiều phương thức để gia tăng cơ hội vào đại học. Nếu trúng tuyển đồng thời nhiều phương thức, thí sinh có thể chọn phương thức tiện lợi nhất để xác nhận nhập học.
Hoàng Tiến
Học sinh ngồi cách nhau 2 mét trong ngày đầu tới trường Ông Ngô Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau cho biết, học sinh đi học ở thời điểm này phải ngồi cách nhau 2 m và trong buổi sáng nay vắng gần 300 em ở cả 2 khối lớp. Học sinh ngồi cách nhau 2m (ảnh Sở GD&ĐT Cà Mau) Sáng 20/4, hơn 23.000 học sinh lớp 9, lớp 12 của toàn...