ĐH Bách khoa Hà Nội kéo dài thời gian đăng ký dự thi đánh giá tư duy
Theo lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường sẽ tiếp tục để mở hệ thống thêm 3 ngày nữa, thay vì hết ngày hôm nay, 18.5, để thí sinh vẫn có thể tiếp tục vào đăng ký dự thi kỳ thi đánh giá tư duy.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mong muốn lấy tối đa chỉ tiêu cho các phương án xét tuyển tài năng, đánh giá tư duy. – ẢNH QUÝ HIÊN CHỤP TÀI LIỆU
Theo thông báo ban đầu của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, từ 20.4 đến hết ngày 18.5 là thời gian thí sinh đăng ký tham dự bài thi đánh giá tư duy. Để đăng ký, thi sinh đăng nhập vào hệ thống, sau khi hoàn thành các bước khai báo thông tin kết quả học tập, thông tin cá nhân thì tiến hành đăng ký tham dự bài đánh giá tư duy.
Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến bệnh dịch Covid-19 phức tạp ở nhiều địa phương, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết vẫn sẽ tiếp tục để mở hệ thống thêm 3 ngày nữa cho những em nào chưa kịp thì vẫn có thể đăng ký.
Nếu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp, cuộc cạnh tranh sẽ rất khốc liệt
PGS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nói: “Qua việc đăng ký xét tuyển vừa rồi, chúng tôi nhận thấy có nhiều em tuy đăng ký các nguyện vọng BK, BK2, BK3, nhưng lại không có tên trong danh sách thí sinh đăng ký dự thi đánh giá tư duy. Có thể do đợt vừa rồi các em không đến trường (mà chỉ học trực tuyến) nên bị hạn chế về tiếp nhận thông tin. Vì thế, chúng tôi tiếp tục để mở hệ thống, để tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh”.
Cũng theo PGS Nguyễn Phong Điền, do kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cũng được diễn ra trong bối cảnh tương tự năm ngoái nên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội e ngại đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sẽ không có tính phân hóa cao. Điều này sẽ có nguy cơ điểm chuẩn một số ngành vào trường cao đến phi lý. “Năm ngoái, có ngành thí sinh được 2 điểm 10, 1 điểm 9 mà vẫn không đỗ, do điểm chuẩn là 29,04. Đây là một thực tế trường không mong muốn, nhưng vẫn phải chấp nhận”, PGS Điền chia sẻ.
Trong tình hình đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mong muốn lấy tối đa chỉ tiêu của các phương án xét tuyển tài năng (10-20%), đánh giá tư duy (30-40%). Tất nhiên vẫn đảm bảo lấy tối thiểu chỉ tiêu của phương án xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 (50-60%) như đã công bố.
PGS Điền giải thích: “Nếu đề thi tốt nghiệp không phân hóa tốt, như đề thi năm ngoái, thì sẽ cuộc cạnh tranh sẽ rất khốc liệt với phương án dựa vào kết quả thi tốt nghiệp. Khốc liệt do không phải vì điểm chuẩn quá cao, mà bởi điểm chuẩn không hợp lý. Với mức đó, những em vừa giỏi vừa thông minh hơn nhưng chỉ vì chút sơ suất vẫn có thể trượt, còn những em ít thông minh hơn thì đỗ”.
Video đang HOT
“Đàn anh” cổ vũ “đàn em” dự thi đánh giá tư duy
Trên các diễn đàn dành cho thí sinh yêu thích Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiều anh chị cựu sinh viên đã tích cực cổ vũ “đàn em” nên dự thi kỳ thi đánh giá tư duy, vì điều đó sẽ giúp những em giỏi tăng cơ hội đỗ vào trường. Đây là kỳ thi đánh giá được đúng thực lực thí sinh, không tạo điểm ảo như kỳ thi tốt nghiệp.
“Nhiều em e ngại, thấy năm ngoái các anh chị dự thi bài kiểm tra tư duy có điểm thấp hơn nhiều so với điểm thi tốt nghiệp. So sánh này là vô cùng khập khiễng, bởi cách đánh giá và mục tiêu của 2 kỳ thi khác nhau. Bài thi tư duy với tính phân loại cao, là cơ hội tốt để các bạn học sinh khá giỏi thể hiện bản thân”, em Lê Ngọc Hải, sinh viên K62 (năm thứ 4) Viện Điện, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chia sẻ.
Sinh viên “đàn anh” Lê Ngọc Hải cũng chỉ ra một số e ngại của thí sinh về kỳ thi kiểm tra tư duy, đồng thời đưa ra câu trả lời nhằm giải tỏa những e ngại đó:
“Một số em nói, đã dồn tiền đăng ký các nguyện vọng xét điểm tốt nghiệp rồi. Anh khuyên chân thành, nếu vì vấn đề tài chính thì các em ấy nên đổi toàn bộ tổ hợp tốt nghiệp sang tổ hợp đánh giá tư duy, vì bài tư duy vẫn còn mới lạ nên nhiều bạn chưa biết đến, cạnh tranh ít khốc liệt hơn.
Nếu các em chưa có điểm kỳ 2 năm lớp 12, thì có thể dùng kết quả học tập 5 kỳ để xét. Nếu chưa có học bạ có thể chụp sổ điểm điện tử, bảng điểm có xác nhận hoặc giấy tờ tương đương.
Nếu chưa điền nguyện vọng kiểm tra tư duy, thì sau này có thể thêm nguyện vọng vào đợt điều chỉnh nguyện vọng.
Có em “ngại” môn hóa? Đừng lo. Trong tổ hợp BK1, điểm môn hóa chỉ chiếm 1/6. Nếu học không quá tốt môn hóa, em có thể cố gắng ở các phần khác để lấy điểm cao. Nếu các em mạnh ở tổ hợp A01 hoặc D07 thì BK3 cũng là một sự lựa chọn tốt”.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố phương án tuyển sinh 2021
Tối 31-3, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chính thức công bố thông tin tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2021.
Theo PGS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa, trường sẽ sử dụng nhiều phương thức xét tuyển với tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 7.420.
Cụ thể, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ xét tuyển tài năng (chiếm 10-20% tổng chỉ tiêu) gồm các phương thức là xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, IELTS và xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.
Điều kiện dự tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế và xét hồ sơ năng lực kết hợp với phỏng vấn là điểm trung bình chung học tập từng năm học phải đạt từ 8 trở lên (riêng đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021, lớp 12 chỉ tính học kỳ 1), được công nhận tốt nghiệp THPT và có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng do trường quy định.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sử dụng nhiều phương thức xét tuyển với tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 7.420.
Trường cũng sẽ xét tuyển theo điểm thi với 80 - 90% tổng chỉ tiêu.
Cụ thể, dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 (50-60%) cho các ngành/chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, B00, D01, D07, D26, D28 và D29.
Điều kiện dự tuyển là thí sinh có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên, được công nhận tốt nghiệp THPT và có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do trường quy định.
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 5.0 trở lên hoặc tương đương có thể được quy đổi điểm thay cho điểm thi môn tiếng Anh để xét tuyển vào các ngành/chương trình có tổ hợp xét tuyển A01, D07 và D01.
Dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (30-40%) cho các ngành/chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển BK1, BK2 và BK3. Điều kiện dự tuyển là thí sinh có điểm trung bình chung 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT tương ứng với tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 7 trở lên. Trong đó, Tổ hợp BK1, xét điểm Toán - Lý - Hóa; tổ hợp BK2 xét điểm Toán - Hóa - Sinh; tổ hợp BK3 xét điểm Toán - Anh và quy về thang điểm 30.
Từ nay đến hết ngày 18-4, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ mở đăng ký xét tuyển tài năng trên hệ thống dangkytuyensinh.hust.edu.vn.
Từ 19-4 đến ngày 31-5, trường tổ chức phỏng vấn thí sinh xét tuyển theo hồ sơ năng lực (tại trường hoặc online).
Từ 20-4 đến hết ngày 18-5, trường mở đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá tư duy trên hệ thống dangkytuyensinh.hust.edu.vn
Kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức vào ngày 15-7.
Trước ngày 20-6, nhà trường sẽ thông báo kết quả xét tuyển tài năng.
Kỳ thi đánh giá tư duy được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại 3 địa điểm: Hà Nội (Trường ĐHBK Hà Nội), Nghệ An (Đại học Vinh) và Hải Phòng (Trường ĐH Hàng Hải). Dự kiến ngày thi là 15-7- 2021.
Bài thi tổ hợp (180 phút) , gồm 2 phần là phần bắt buộc, gồm Toán (trắc nghiệm, tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), dự kiến 120 phút và phần tự chọn (trắc nghiệm), dự kiến 60 phút, chọn 1 trong 3 phần tự chọn.
Nội dung Bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo. Phần Toán sẽ bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Phần Đọc hiểu với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, đánh giá kỹ năng đọc nhanh và hiểu đúng, năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản. Phần tự chọn theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy: Xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng các môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán - Lý - Hóa; Toán - Hóa - Sinh; Toán - Anh (tương ứng với tự chọn 1, 2, 3), quy về thang điểm 30.
Đối với thí sinh thí sinh tốt nghiệp năm 2021, xét theo điểm trung bình của 5 học kỳ (lớp 12 chỉ tính học kỳ 1). Nguyên tắc là xét từ cao xuống thấp cho đến khi đạt số lượng sơ tuyển. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 10.000 - 12.000.
Kỳ thi đánh giá tư duy diễn ra ngày 15.7 tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An Kỳ thi đánh giá tư duy do Trường đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra ngày 15.7 tại 3 địa điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An. Trường dự kiến tuyển 30 - 40% chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh này. Thí sinh dự thi kỳ thi kiểm tra đánh giá tư duy năm 2020 do Trường đại...