Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ
Tại sao những điều các tỷ phú nói luôn có sức nặng và được đông đảo mọi người nghe theo. Bởi vì họ đã thành công, khi thành công, lời nói của bạn sẽ có giá trị hơn gấp nhiều lần.
Tôi bắt đầu công việc đầu tiên khi ra trường trên phổ Wall và tôi đã làm việc ở đó trong suốt 15 năm. Đó thực sự là khoảng thời gian tuyệt vời với nhiều điều thú vị và vô số lời khen ngợi từ ông chủ của tôi. Mọi người đều yêu mến tôi nhưng rồi một ngày họ đã đuổi tôi ra đường. Tôi vẫn học cách lạc quan bởi hạnh phúc chỉ đến với ai biết bước tiếp và cố gắng. Chính xác là ngày hôm sau, sau khi tôi mất việc, tôi đã bắt đầu làm việc với một công ty mới.
Michael Bloomberg- Thị trưởng thành phố New York
Tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó.
Steve Jobs
Trước 20 tuổi, việc quan trọng nhất của bạn là học giỏi. 20 – 30 tuổi, hãy tìm một người sếp tốt, đừng tìm một công ty tốt. 30 – 40 tuổi, muốn làm gì thì hãy làm. 50 tuổi, hãy làm thứ bạn giỏi nhất. 50 – 60 tuổi, trao cơ hội cho người trẻ. Ngoài 60, hãy dành thời gian cho các cháu.
Khi còn trẻ thì đừng e ngại sự nghèo khó. Bạn cần học cách đầu tư để phát triển trí tuệ, tầm vóc của bản thân. Bản chất của sự tự kỉ luật là học cách nhận thức những điều cần thiết và đáng đầu tư. Ăn ở ngoài ít hơn, nếu có hãy cân nhắc chi phí. Khi mời ai đó dùng bữa, hãy chắc chắn đó là những người có mơ ước lớn và làm việc chăm chỉ hơn bạn.
Lý Gia Thành
Video đang HOT
Ý nghĩa của trường Đại học không nằm ở điểm số của học kỳ kế tiếp, hoặc sinh viên sẽ trở thành ai sau khi tốt nghiệp. Ý nghĩa của nó là tạo ra nền giáo dục có thể vun đắp một cuộc đời, truyền tải di sản tri thức, và định hình tương lai.
Drew Gilpin Faust – Nư hiêu trương đâu tiên cua Harvard
Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.
Bill Gates
Đừng bao giờ trốn những môn như Toán, Anh, Tin học cơ bản… Bởi vì dù sau này bạn có làm gì thì vẫn cần đến chúng.
Khuyêt danh
Dù thực sự không thích ngành mình đang học cũng như ngôi trường mình đang học, nhưng cũng phải cam đoan không nợ môn, cố gắng lấy cho được cái bằng, hoặc là học tiếp lên cao, hoặc là đi du học.
Khuyêt danh
“Trong thời đại cạnh tranh hiện nay, người tài giỏi sẽ chiến thắng, kẻ bất tài sẽ bị đào thải; muốn tồn tại phải thích nghi, chờ đợi sự giúp đỡ của người khác hoặc cầu cứu sự ban ơn của thần linh hiển nhiên là không phù hợp. Chỉ có biết khó mà vẫn tiến lên, dám dũng cảm là người đầu tiên thì mới có thể nắm bắt được cơ hội của mình”.
Bill Gates
“Thanh công la môt giao viên tôi. No du dô ngươi thông minh nghi răng ho chăng bao giơ thât bai”.
Bill Gates
Theo Helino
Muốn thành công: Hãy dạy con biết cãi
Trẻ hay cãi bố mẹ có gọi là hư? Học sinh hay cãi thầy cô giáo có gọi là hỗn? Theo GS Tony Wagner của Đại học Harvard: "Muốn con thành công, cần dạy con biết cãi" bởi đây là kĩ năng hàng đầu trong 7 kĩ năng mềm mà một đứa trẻ nên học để giúp chúng trở nên thành công".
Làm gì khi con "cãi bướng"?
Tại Hội thảo "Cho con quyền được cãi", do Trường PTLC Quốc tế Gateway tổ chức ngày 7/7, một phụ huynh đã đưa ra câu chuyện con gái mình thường bướng bỉnh thế nào.
Chị cho biết, năm nay con gái mình vừa trải qua chương trình lớp 1. Bình thường con vốn cá tính nhưng có lẽ việc thay đổi môi trường học tập từ mầm non sang tiểu học khá "sốc" với con nên con thường phản kháng mạnh hơn.
Đó là hôm mẹ cháu ốm đi viện, cháu ở nhà với bà. Cháu vùng vằng và cãi lời bà ngoại vì cho rằng thức ăn bà nấu không giống mẹ. Cháu đóng sập cửa "cố thủ" một mình trong phòng, tự tắm nước lạnh và bật điều hòa 18 độ để ngủ khi bụng đói.
"Ngày hôm sau, bà ngoại trót nhỡ là ướt bộ váy cháu thích. Cháu bướng bỉnh mặc bộ đồ ướt, vừa mặc vừa khóc trong khi bà không biết giải quyết vấn đề ra sao", phụ huynh này kể lại.
Theo GS Minh Đức, đối với trẻ, khi con cãi bướng, phụ huynh cần xét xem độ bướng thế nào, có xúc phạm người khác không. Trong bất kì tình huống nào, chúng ta phải nói "không" với bạo lực cơ thể và ngôn từ.
Phụ huynh Lê Thị Tuyết Mai thì đặt câu hỏi: "Làm thế nào để con trẻ nói ra suy nghĩ thật của mình? Khi chúng cãi bướng, làm thế nào để bố mẹ kiểm soát cơn giận"?
GS Nguyễn Minh Đức, nguyên Trưởng Khoa Tâm lý- Học viện Quản lý giáo dục cho biết, mình từng gặp nhiều câu chuyện trên đây và như câu hỏi của chị Tuyết Mai.
"Đối với trẻ, khi con cãi bướng, phụ huynh cần xét xem độ bướng thế nào, có xúc phạm người khác không. Trong bất kì tình huống nào, chúng ta phải nói "không" với bạo lực cơ thể và ngôn từ.
Những người con cãi bướng và hỗn, người lớn không phải phạt trẻ, đánh trẻ mà kỷ luật tích cực, kỉ luật không nước mắt, để trẻ có khoảng không gian suy nghĩ về việc mình làm và dần bình tâm lại", GS Đức nói.
Ông chia sẻ thêm, nếu gia đình tạo môi trường an toàn, không thấy bị chê cười, các con sẽ nói ra suy nghĩ thật.
Còn đối với bố mẹ, trước cảnh con "cãi bướng", phần lớn bố mẹ đều phát điên. Tuy nhiên, những lúc này, bố mẹ cần kiểm soát cơn tức giận theo cách giải tỏa bằng niềm vui lao động, không đổ hết mọi cảm xúc nóng giận lên đầu con.
Phụ huynh cần kiểm soát cảm xúc tốt, không nổi nóng và có hành vi thô bạo nếu không, con sẽ bị tổn thương dẫn đến cùn và chống đối phức tạp.
"Cãi": Kĩ năng hàng đầu trong 7 kĩ năng mềm
Theo Giáo sư Tony Wagner của Đại học Harvard, "cãi" là biểu hiện của tư duy phản biện. Đây là kĩ năng hàng đầu trong 7 kĩ năng mềm mà mọi đứa trẻ nên học để chúng trở nên thành công.
Làm gì để thúc đẩy con tôi chịu cãi khi con rất nghe lời ?
" Trẻ ít lời, không cãi, thường ấp ủ tâm lý phức tạp. Có trường hợp sau này khi lên đại học, các em gặp biến cố không vượt qua được và trở nên trầm cảm.
Trường hợp này, phải xem vì sao em không nói? Có thể do bố mẹ không biết cách gợi mở, chưa truyền cảm hứng để con trở thành con người độc lập, chưa có môi trường an toàn cho trẻ khi các em muốn tâm sự".
GS Nguyễn Minh Đức, nguyên Trưởng Khoa Tâm lý- Học viện Quản lý giáo dục.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, "cãi" thế nào để phản biện văn minh, lịch sự, để mọi người "tâm phục khẩu phục" không hề đơn giản.
Cô Nguyễn Thị Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế Gateway dẫn chứng, từ trước đến nay, nhiều gia đình và trường học đều cho rằng trẻ "cãi" là hỗn: "Tại Việt Nam, phần lớn các trường học vẫn theo phương pháp giáo dục truyền thống: Dạy kiến thức kĩ năng để làm một công việc cụ thể, chưa chú trọng dạy học sinh cách tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề".
Tuy nhiên, với sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội, để thành công trong cuộc sống, học sinh cần được cung cấp cách học, cách nghĩ tự do, tự chủ, thay vì áp đặt như cách cũ. Giáo viên nên để học sinh trong trường tự phản biện để tìm ra cái sai, thay vì nhận xét chê bai", cô Hải nói.
Phụ huynh Nguyễn thị Minh Huệ tỏ ra băn khoăn: "Về lý thuyết, phản biện là tốt. Tuy nhiên sau này ra trường, con đối mặt với khó khăn đó là "im im thì dễ" nhưng phản biện thường bất lợi. Trường hợp này con nên làm gì"?
GS Đức cho rằng, "cãi" thường có "cãi dễ thương" và "cãi bướng". Ông lý giải: "Cách đưa ý kiến phản biện thế nào cho dễ thương. Chẳng hạn người nước ngoài luôn nói xin làm ơn, xin vui lòng, ba yêu quý... khi muốn trình bày điều gì đó, tôi tin rằng, người ngoài sẽ "tâm phục khẩu phục".
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Trăn trở sau một kỳ thi Trên 99% trong số 925.000 thí sinh đăng ký vừa trải qua kỳ thi THPT quốc gia 2018. Tính cả phụ huynh, cán bộ coi thi, giám sát, thanh tra, phục vụ kỳ thi, ngót nghét 2 triệu người. Ngần ấy vào "trận đánh lớn", tất cả cho một kỳ thi thành công. Phụ huynh dầm mưa chờ con đi thi. Dẫu có...