Dẻo thơm bánh nếp nhân trứng kiến của người Tày
Thưởng thức bánh nếp nhân trứng kiến của người Tày, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo, thơm của nếp, mùi lá vả (lá ngõa) non đặc trưng và vị trứng kiến béo ngậy. Đó là món ăn độc đáo, lạ miệng, vừa béo ngậy mùi trứng kiến mà không ngán, lại giữ được bản sắc văn hóa món ăn cổ truyền của dân tộc.
Trứng kiến được lấy từ tổ kiến
Bánh trứng kiến (tiếng Tày gọi là “pẻng rày” hoặc Péng Lăng Lay tùy nơi) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây ngõa. Cứ vào dịp tháng 3, tháng 4 (âm lịch) hàng năm, tại các tỉnh có đông đồng bào Tày sinh sống như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang…, bà con dân tộc Tày lại vào rừng để tìm trứng kiến mang về làm bánh, làm xôi…Không phải trứng kiến nào cũng có thể ăn được nên người tìm kiếm phải có những cách riêng để phân biệt. Để có trứng kiến, người ta phải vào rừng tìm loại kiến đen, có thân nhỏ, đuôi nhọn thường làm tổ trên cây vầu, nứa hay cây găng. Tổ kiến màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục, được làm từ lá cây mục kết chặt vào cành cây. Tổ kiến đem về đặt vào chậu hoặc thúng.
Nếu gặp được tổ kiến lớn sẽ thu được nhiều trứng kiến
Để thu hoạch trứng kiến, không phải là chuyện dễ dàng. Khi bị phá tổ, kiến sẽ nhanh chóng bỏ đi, dùng tay vỗ nhẹ tổ cho trứng rụng ra. Muốn kiến bỏ đi nhanh và không tha theo trứng, người Tày thường cho thêm mấy cành cây bỏ vào chậu đựng trứng, hoặc dùng bông hoa chít hay khăn sạch quét đều trên miệng chậu, khi đó những hạt bụi bẩn sẽ bám vào bông chít, làm cho chậu trứng kiến sạch và ngon hơn. Tùy vào kích thước của từng tổ mà số lượng trứng nhiều hay ít, có tổ lấy được vài ba chén, nhưng có tổ lớn có thể lấy được 1 đến 2 bát. Trứng kiến nhỏ hơn hạt gạo, có màu trắng sữa.
Khi lấy được trứng kiến rồi thì đến công đoạn làm bánh khó nhất đó là làm nhân bánh. Nhân bánh được người dân sáng tạo bằng cách sử dụng trứng (ấu trùng) trong những tổ kiến đen. Kiến đen thường sinh sản vào mùa xuân, những ấu trùng còn non có màu trắng vàng, là thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Muốn có nhân bánh ngon, người ta lấy lá kiệu thái nhỏ trộn với trứng kiến, phần củ kiệu phi thơm rồi cho trứng kiến vào đảo đều trong chảo khi nào thấy thơm phức thì bắc xuống. Gạo nếp làm bánh phải là loại gạo nếp dẻo, thơm, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh qua đêm, sau đó để ráo nước và xay thành bột.
Bánh trứng kiến được bọc bằng lá ngõa non
Điều đặc biệt là người Tày không sử dụng lá chuối hay lá dong, mà dùng lá ngõa để gói bánh, bánh trứng kiến không thể thay lá ngõa bằng loại lá khác, cây ngõa thường mọc ở những nơi mát mẻ, cứ đến đầu tháng 3 âm lịch bắt đầu có búp non. Khi làm bánh, người ta chọn những búp ngõa non để gói bên trong và lá bánh tẻ để gói bên ngoài. Lá ngõa rửa sạch, bỏ phần gân rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, cho nhân trứng kiến vào, sau đó gói miếng bột để bọc lấy nhân bánh. Cuối cùng là bọc bên ngoài một lớp lá bánh tẻ, cho vào nồi hấp độ 30 -40 phút là chín. Khi ăn chỉ bóc lớp lá bên ngoài để lại lớp lá non bên trong thì bánh mới bùi và ngon.
Video đang HOT
Bánh trứng kiến ăn thơm mùi lá, ngậy bởi trứng kiến
Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy vị trứng kiến. Khi ăn cũng không bóc tách lá vả đi, mà lá vả cũng trở thành một thứ hương vị riêng độc đáo. Một chiếc bánh trứng kiến ngon có các vị béo ngậy của trứng kiến, vị thơm của hành, vị bùi của lá ngõa. Trứng kiến không độc tuy nhiên cũng có người vì nhạy cảm lại có phản ứng phụ khi ăn món bánh này giống như người bị dị ứng khi dùng hải sản, rượu ong… còn số khác thì không. Vì vậy khi ăn lần đầu bạn nên thử một miếng nhỏ để xem mình có dị ứng với trứng kiến không.Trứng kiến ngoài làm bánh, người Tày dùng để làm xôi hoặc xào với lá kiệu, đem nấu cháo ăn ngon và bổ.
Bánh trứng kiến là một trong những món ẩm thực mang giá trị văn hoá của dân tộc Tày. Chiếc bánh trứng kiến trở nên gần gũi, quen thuộc trong lối sống của họ. Đặc biệt, trẻ em Tày luôn yêu thích, lớn lên trong mùi vị béo ngậy thơm ngọt của chiếc bánh “pẻng rày” từ đó cũng trở thành món bánh gắn kết, thành đặc sản – nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày.
Lê Hoàn
Đặc sản muối kiến vàng Krông Pa
Huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai được biết đến với rất nhiều món ẩm thực đã tạo thành nét đặc trưng của cộng đồng các dân tộc nơi đây như bò một nắng, cà đắng lá mì, cà xóc...
Trong đó, đặc sản muối kiến vàng Krông Pa có lẽ là món ăn được nhiều người biết đến và nổi tiếng nhất của vùng chảo lửa này.
Những thợ săn kiến vàng thường đi dọc suối và tập trung quan sát trên các ngọn cây để tìm tổ kiến.
Cuối mùa khô nhưng không khí ở Krông Pa vẫn oi nồng, rát bỏng như chưa có gì báo hiệu mùa mưa đang đến gần. Theo chân đồng bào dân tộc Jrai leo rừng, bắt kiến; được tận mắt chứng kiến cách chế biến đặc sản muối kiến vàng và thưởng thức tại chỗ món đặc sản này là trải nghiệm vô cùng thú vị của bất kì du khách nào yêu mến vùng đất này.
Được chế biến từ kiến vàng, trứng kiến cùng một số gia vị khác như muối, ớt rừng, lá thèn len,...muối kiến vàng Krông Pa có vị hơi chua nhưng mặn được pha lẫn giữa các loại gia vị và thân kiến vàng, dịch chua nơi bụng kiến. Xuất phát từ món ăn dân dã của địa phương, đến nay, đặc sản muối kiến vàng Krông Pa đã được rất nhiều bạn bè trong và ngoài nước biết đến cũng như theo chân rất nhiều thực khách sành ăn đến với bạn bè ở ngoài nước.
Sau đây là những hình ảnh mà P.V Báo Gia Lai ghi nhận được về quá trình bắt kiến ở rừng cũng như quá trình chế biến đặc sản muối kiến vàng Krông Pa:
Tổ kiến được những con kiến vàng to, vàng ươm, bụng căng mọng bảo vệ.
Những tổ kiến nhỏ ở gần mặt đất, thợ săn kiến dễ dàng bắt cả tổ mang về.
Những tổ kiến vàng có kích thước "khủng" thường được làm trên cây cao, thợ săn kiến phải leo lên mới bắt được tổ.
Tuy nhiên việc bắt kiến không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Tổ kiến bị vỡ, kiến tràn ra ngoài.
Kiến vàng trưởng thành, kiến con, trứng kiến nằm lăn lóc trên đất.
Ông Nay Mơ (buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa) dùng tay không bắt kiến.
Cả tổ kiến được bắt bỏ vào bao mang sẵn.
Kiến vàng và trứng kiến được rang sơ trên chảo nóng rồi loại bỏ phần rác, lá cây.
Kiến vàng và trứng kiến đã được làm sạch, chuẩn bị chế biến muối kiến vàng.
Kiến vàng và trứng kiến được giã cùng một số gia vị khác như muối, ớt rừng, lá thèn len...
Muối kiến vàng được giã vừa phải, không quá nát để tránh chảy nước, mất hương vị của muối kiến.
Muối kiến vàng có vị chua, mặn nên có thể ăn không hoặc ăn chung với cơm trắng, rau luộc, thịt luộc, thịt bò.....
Mùa trứng kiến Trứng kiến được ví là "lộc rừng", ngon, lạ và bổ dưỡng, vì thế giá của nó không hề rẻ. Và để "săn" được sản vật này là cả một quá trình đầy gian nan, kỳ công... Ông Trương Hồng Dũng chỉ cách lấy trứng kiến. Nghề "săn" lắm công phu Hôm nọ, tôi nhận được cú điện thoại của cô cán bộ...