Đến trường khi Covid-19 rình rập
Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán khoảng 10 ngày chuẩn bị trở lại trường thì lại nghỉ thêm 1 tuần vì Covid-19. Rồi cũng tại dịch bệnh nguy hiểm này mà học sinh cả nước lại tiếp tục nghỉ học thêm 1 tuần nữa.
Đến nay hạn nghỉ 2 tuần đã hết, nhiều tỉnh thành đã ra thông báo cho học sinh đi học trở lại, từ ngày 17/2. Tuy nhiên một số nơi vẫn tiếp tục cho học sinh nghỉ học, đặc biệt là 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Ảnh: Quang Vinh .
Sức khỏe là quan trọng nhất
Khi được hỏi sẽ cho con em đến trường hay tiếp tục nghỉ học, chị Ngọc Hà ở Ngã Tư Sở, Hà Nội cho rằng cá nhân chị đồng ý với phương án tiếp tục cho học sinh nghỉ. Bởi trường học vốn đông người và dễ lây lan bệnh; nhất là bán trú, việc học sinh ăn chung, ngủ chung tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm.
Hơn nữa, trẻ em là đối tượng chưa tự biết phòng bệnh cho mình cho nên nguy cơ lây bệnh là rất lớn. Tất nhiên, đến giờ này rất nhiều địa phương không xảy ra dịch bệnh, nhất là với những người trẻ, nhưng không thể chủ quan. Bởi sức khỏe phải được đặt lên hàng đầu. Còn nếu trong trường hợp đi học trở lại thì nhà trường chỉ nên tổ chức học một buổi, không nên tổ chức ăn bán trú trong thời điểm này.
Học sinh càng có nhiều hoạt động sinh hoạt gần gũi nhau, nguy cơ lây nhiễm càng cao. Nếu trong lớp có một bạn nhiễm bệnh thì nguy cơ lây lan là cực kỳ nghiêm trọng.
Đồng quan điểm, chị Hồng Mai (Đoan Hùng, Phú Thọ) lo lắng nếu có học sinh nhiễm bệnh đi học, tốc độ lây truyền của bệnh sẽ là cấp số nhân, hậu quả sẽ khôn lường. Hiện nhiều trường đã linh động tổ chức học trực tuyến cho học sinh. Tất nhiên, học trực tuyến không thể bằng học trực tiếp từ các thầy cô ở trường, lớp, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Trước thông báo đi học trở lại vào tuần tới của ngành giáo dục TPHCM, có phụ huynh đã thốt lên như thế là đưa con em họ vào nơi nguy hiểm, cho dù trường học đã được khử trùng ở mức cao. Vì các em ý thức giữ gìn kém, môi trường sinh hoạt tập trung, lăn lộn vui chơi, ăn uống cùng nhau suốt ngày, thật khó bảo đảm an toàn khi mà Covid-19 đang rình rập.
Không thể gián đoạn kiến thức
Video đang HOT
Trái ngược với một bộ phận mong muốn con tiếp tục được nghỉ học thì lại có nhiều phụ huynh lại rất muốn các trường sớm tổ chức dạy học lại cho học sinh.
Anh Nguyễn Thành Trung ở Đống Đa, Hà Nội chia sẻ, cho trẻ nghỉ học nhiều không phải là giải pháp hay. “Tôi thấy con học online thường lười và không có tinh thần như trên lớp. Ngoài ra, nếu nghỉ nhiều quá thì sau này các cháu phải học bù rất mệt. Trong khi đó, với các gia đình ở thành phố, nếu trẻ con nghỉ học kéo dài thì bố mẹ không thể nghỉ làm mãi để ở nhà trông con.
Mà đi làm thì cũng không yên tâm vì trẻ con chưa thể tự chăm sóc cho chính mình. Như gia đình tôi, vợ chồng thay nhau xin nghỉ phép trông con, rồi có hôm lại gửi nhờ hàng xóm, nhưng xem ra việc kéo dài thêm là vô cùng khó khăn”.
Lo nhất vẫn là học sinh khối 12, và học sinh khối lớp 9. Bởi vì với các khối chuyển cấp này chương trình học sẽ bị gián đoạn, kiến thức của các em sẽ bị rơi rụng khá nhiều sau một kỳ nghỉ quá dài như vậy. Chị Nguyễn Hồng Ngát ở Quảng Ninh chia sẻ, thời gian nghỉ quá lâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến tiến trình ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia đang cận kề.
Theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TPHCM, với bậc đại học nghỉ tiếp một tuần đến 10 ngày sẽ không có vấn đề gì quá lớn, vì thời gian dự trữ cho năm học đủ để bù đắp cho thời gian nghỉ học vài tuần. Tuy nhiên, với học sinh phổ thông thì khác, vì ngoài chương trình học tập sẽ ảnh hưởng lớn tới tiến độ bài vở năm học và sinh hoạt của mỗi gia đình. Do đó, tính toán kỹ đề xuất nên nghỉ tiếp hay không? “Theo tôi, các cơ quan quản lý cần tiếp tục theo dõi bệnh dịch hàng ngày để đưa ra quyết định nên cho nghỉ hay đi học. Nhưng chương trình chậm thì phải được học bù” – PGS Sơn nêu.
Kéo dài nghỉ đông, rút ngắn kỳ nghỉ hè
Không chỉ đến thời điểm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp hoành hành khiến học sinh phải có kỳ nghỉ Tết dài một cách bất đắc dĩ, trước đó đã có nhiều ý kiến cho rằng nên kéo dài kỳ nghỉ đông của trẻ và rút ngắn kỳ nghỉ hè lại.
Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh chia sẻ, tại sao cứ phải học một mạch 9 tháng, rồi sau đó lại chơi 3 tháng. Thay vì học từ tháng 9 năm này sang tháng 5 của năm sau, có thể tổ chức học từ tháng 1 đến tháng 12 trong cùng năm cho nó tiện. Thay vì chia năm học thành 2 học kỳ như hiện nay, có thể chia năm học thành 3 học kỳ, mỗi học kỳ 4 tháng (120 ngày) gồm thực học 3 tháng (90 ngày) và ngày nghỉ các loại 1 tháng (30 ngày). Như vậy mỗi năm còn dư từ 5 – 6 ngày, các ngày đó sẽ được coi là ngày tổ chức thi tín chỉ học kỳ.
Về lo ngại dạy bù và dạy dồn sẽ gây căng thẳng cho học sinh, ông Nguyễn Văn Hiếu- Phó giám đốc Sở GDĐT TPHCM) chia sẻ với báo chí: Dạy bù nhưng không được dạy dồn, dạy ghép quá nhiều tiết trong một tuần, gây áp lực học tập cho học sinh. Những trường nào đã dạy bù vào ngày thứ bảy thì chủ nhật phải cho học sinh nghỉ hoặc dạy bù vào chủ nhật thì thứ bảy phải cho học sinh nghỉ. Việc dạy bù phải được rải đều từ ngày học sinh đi học lại cho đến hết tháng 5/2020 chứ không dạy bù trong một thời gian ngắn cho xong.
Hải Phòng bác thông tin cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 26/2
Sáng 15/2, Giám đốc Sở GDĐT Hải Phòng Lê Quốc Tiến khẳng định: Thông tin đang lan truyền mạnh trên mạng xã hội facebook về văn bản của Sở này xin ý kiến UBND TP Hải Phòng cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 26/2/2020, là giả mạo, không đúng sự thật. Trước tình hình phức tạp của sự việc, ngay trong sáng 15/2, Sở GDĐT Hải Phòng đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Công an thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông điều tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, tự ý đưa thông tin giả mạo lên mạng xã hội facebook. Cũng trong sáng 15/2, Sở GDĐT Hải Phòng đã có văn bản số 302/SGDĐT-VP báo cáo UBND thành phố “V/v xin ý kiến cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 23/2/2020 nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Nhật Linh
Nguyên Hương – Hải Hà
Theo daidoanket
Covid-19: Kéo dài năm học thêm 2-3 tuần
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể để địa phương có căn cứ làm khung điều chỉnh kế hoạch năm học
Tính đến chiều 15-2, cả nước có 39 tỉnh, thành báo cáo về việc cho học sinh tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2-2020.
Không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
TP Hà Nội đã quyết định cho học sinh trên địa bàn TP nghỉ học từ ngày 17 đến hết ngày 23-2. Trong thời gian học sinh tạm nghỉ học, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học duy trì nghiêm túc công tác vệ sinh môi trường, khử trùng lớp học, trang thiết bị dạy học. Trong ngày 15-2, các trường học trên địa bàn TP Hà Nội đã tổ chức vệ sinh môi trường, phun thuốc khử trùng tiêu độc. Đây là lần thứ ba việc phun thuốc khử trùng, tiêu độc được triển khai đồng loạt tại các trường học trên địa bàn Hà Nội.
Phun khử khuẩn tại Trường THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh, TP HCM) Ảnh: NGUYỄN THUẬN
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã có công văn hỏa tốc gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành đề nghị tiếp tục cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 2. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho hay căn cứ tình hình thực tế nghỉ học của các địa phương trong cả nước, Bộ GD-ĐT quyết định điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 và các mốc thời gian kế hoạch năm học chung của ngành. Bộ GD-ĐT cho biết sẽ có hướng dẫn chi tiết để các địa phương xây dựng phương án điều chỉnh hoạt động dạy học để bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình GD-ĐT.
Bên cạnh việc đề nghị Sở GD-ĐT Hà Nội xây dựng kế hoạch dạy bù, kéo dài thời gian năm học để không ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã gợi ý Sở GD-ĐT đề xuất Bộ GD-ĐT xem xét, phân kỳ lại (4 kỳ học thay vì 2 kỳ như hiện nay), rút ngắn ngày nhưng chia thành nhiều kỳ nghỉ... Ông Chung cho rằng nhiều nước trên thế giới cũng sắp xếp năm học theo cách hè nghỉ 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần.
Trong khi đó, UBND TP HCM đề nghị Chính phủ cho học sinh TP HCM nghỉ học đến hết tháng 3, điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020, tiếp tục học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7-2020 để hoàn tất nội dung chương trình.
Sẽ có hướng dẫn về thời điểm tổ chức thi THPT quốc gia
Liên quan việc học sinh nghỉ học do dịch bệnh, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học thuộc Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ GD-ĐT sẽ căn cứ tình hình thực tiễn để điều chỉnh thời gian kết thúc năm học sao cho phù hợp, có thể kéo dài 2-3 tuần.
Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết một năm học có những mốc thời gian phải thực hiện như thời điểm kết thúc, hoàn thành xét tốt nghiệp tiểu học, THCS, tuyển sinh vào lớp 10. Khi lùi thời gian kết thúc năm học, các mốc trên cũng phải điều chỉnh dựa trên nguyên tắc không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch năm tiếp theo. Theo ông Thành, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn về thời điểm tổ chức thi THPT quốc gia, ban hành trước khi học sinh trở lại trường, để các địa phương điều chỉnh quỹ thời gian học bù.
Trước những băn khoăn liên quan đến đề xuất cho học sinh nghỉ 3 tháng mùa xuân, đi học vào 3 tháng mùa hè, ông Thành cho rằng không thể thực hiện như thế. Bởi học sinh bậc phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, không phải tất cả đều có lịch giống nhau. "Học sinh cuối cấp buộc phải có kỳ thi chuyển cấp, thi THPT quốc gia, không thể lùi đến sang năm được. Vì vậy, phải tính đến các mốc thời gian này, cần tính toán lùi hơn năm học trước nhưng không ảnh hưởng lớn các năm tiếp theo. Căn cứ tình hình thực tiễn, các địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại theo lứa tuổi và địa bàn" - ông Thành nói.
Trả lời các câu hỏi liên quan đến việc học bù của các địa phương sau khi học sinh đi học trở lại, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết các địa phương có thể tổ chức vào thứ bảy, chủ nhật nhưng phải bảo đảm thời gian cho các em nghỉ ngơi. Theo ông Thành, thời gian năm học hiện nay là 35 tuần, được thiết kế một buổi học mỗi ngày. Trước tình hình dịch bệnh, địa phương có thể tận dụng thời gian và lớp học trống, phòng đa năng, phòng chức năng để học bù.
Nhiều trường dạy trực tuyến
Bên cạnh việc UBND TP HCM ra văn bản cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2 và kiến nghị lên Chính phủ, Bộ GD-ĐT cho phép học sinh nghỉ hết tháng 3, đồng thời điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020, các trường trên địa bàn TP cũng đã có kế hoạch ôn tập kiến thức cho học sinh, nhất là học sinh cuối cấp. Đa số các trường đều tiếp tục hình thức dạy học trực tuyến, ra bài tập cho học sinh hằng ngày. Cũng có một số trường, giáo viên chỉ dạy trực tuyến theo những giờ dạy thêm.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng dù khó đạt hiệu quả như mong đợi nhưng đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là phương án khả thi nhất. "Đối với những em có ý thức thì đây là khoảng thời gian tự học, tự ôn tập rất tốt. Giải pháp tốt nhất là nên có thời gian học bù tương ứng và lùi kế hoạch thời gian thi THPT quốc gia" - vị này nói. Ng.Thuận
Yến Anh
Theo Người lao động
63 tỉnh, thành tiếp tục cho học sinh nghỉ học phòng, chống dịch Covid-19 Tính đến tối 15/2, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thông báo cho học sinh nghỉ phòng chống dịch Covid-19 (nCoV), trong đó 56 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2. 63 tỉnh, thành tiếp tục cho học sinh nghỉ học phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, căn cứ tình hình thực tế nghỉ học...