Đến thăm đồng nghiệp đẻ sinh đôi, tôi bỏ phong bì 100 ngàn, 1 tuần sau, ánh mắt của ai cũng kỳ lạ
Tôi có cảm giác mình bị cô lập. Mọi người đang nói gì đó liên quan tới tôi mà tôi không hề hay biết.
Cách đây 4 năm, tôi sinh con thứ 2, đồng nghiệp đến thăm rất đông và ai cũng mừng phong bì 100 ngàn, gọi là cho cháu đồng mua sữa bỉm. Trong đó có Tâm, Tâm ngồi cạnh tôi, chơi thân, vẫn thường rủ tôi order đồ ăn trưa cùng nhau.
Nửa tháng trước, Tâm sinh đôi, tôi và cánh đồng nghiệp cũng đến thăm. Sau khi đắn đo suy nghĩ mãi thì tôi quyết định bỏ phong bì 100 ngàn, coi như trả lại số tiề.n trước mà Tâm mừng. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là sinh đôi hay sinh một thì cũng là một lần sinh nở, thế nên đi một phong bì như vậy thôi. Đợt này gần cuối năm nên tôi cũng kẹt tiề.n, biết bao nhiêu là khoản phải chi tiêu, đến thăm đồng nghiệp đẻ là quý rồi, có phải cưới con, đi ăn cỗ đâu mà sợ gia chủ lỗ.
Nhưng 1 tuần sau, tôi thấy ánh mắt ai nhìn mình cũng kỳ lạ. Tôi có cảm giác mình bị cô lập. Mọi người đang nói gì đó liên quan tới tôi mà tôi không hề hay biết.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cho tới khi tôi ngồi trong nhà vệ sinh thì mới biết nguyên nhân. 2 người đồng nghiệp vừa rửa bát đũa sau bữa trưa vừa “tám chuyện” và nói đúng chủ đề tôi đang thắc mắc. Hóa ra, tại 100 ngàn mà tôi mừng Tâm sinh con. Tâm nói với ai đó về chuyện phong bì, sau đó lan ra cả văn phòng, chỉ giấu mỗi tôi. Mọi người chê trách tôi keo kiệt, đồng nghiệp đẻ sinh đôi mà chỉ “đi” 100 ngàn trong khi giá cả giờ leo thang. Những người khác “đi” 200 – 300 ngàn, có những người liên quan mật thiết hơn thì bỏ 500 ngàn, thế mà tôi, mang tiếng chơi thân mà chỉ 100 ngàn. 2 người còn nói rất nhiều, đại loại chê tôi bủn xỉn, không ngờ trông con người phóng khoáng mà lại keo kiệt, tính toán…
Nghe đến đâu, tôi đỏ bừng mặt xấu hổ đến đó. Đây là đi thăm gái đẻ chứ có phải đi ăn cỗ đâu mà lại đặt nặng chuyện tiề.n nong như thế? Kể cả tôi có xách cân hoa quả tới thôi thì cũng là quý rồi mà.
Tôi không hiểu mình sai ở điểm gì? Tôi càng tức giận hơn khi Tâm lại nói chuyện này ra với người khác. Tôi muốn nhắn tin mắng Tâm một trận, nhưng lại nghĩ người ta vừa đẻ xong, đang ở cữ, huống chi còn là đồng nghiệp nữa, sau này va chạm nhiều, nên tôi đành ngậm đắng nuốt cay im lặng.
Phải chăng bây giờ, đi thăm bà đẻ cũng phải theo mặt bằng chung như đi ăn cỗ cưới? Có phải tôi sai khi “đi” ít quá không?
Nữ đồng nghiệp khiến cả công ty tẩy chay vì một tín.h xấ.u
Vốn là một cô gái xinh đẹp nhưng vì cái tính hay tìm cách ăn quỵt tiề.n của người khác, Mai đã bị đồng nghiệp tẩy chay.
Mai, đồng nghiệp của tôi, có vẻ ngoài xinh đẹp, lúc nào cũng khoe mẽ giàu có. Lần nào nói chuyện cùng đồng nghiệp, Mai cũng khoe khoang bản thân, hết khoe chiếc váy vài chục triệu đồng, lại tới khoe đồng hồ giá cả trăm triệu...
Mọi người trong phòng đều ngán ngẩm trước sự khoe mẽ của Mai nên toàn nháy mắt nhau về chỗ, đeo tai nghe lên và làm việc tiếp.
Đồng nghiệp thích khoe mẽ, quỵt tiề.n nên bị cô lập. Ảnh minh họa: FP
Mai có gia cảnh tốt hơn các đồng nghiệp. Bố mẹ cô ấy là chủ doanh nghiệp, chồng lại làm ăn được. Mai không phải lo chuyện cơm áo gạo tiề.n như những người sinh ra và lớn lên ở quê, bươn chải nơi thành phố lập nghiệp.
Giàu có là thế, nhưng lần nào rủ người khác trong phòng đi ăn trưa, Mai cũng tìm cách quỵt tiề.n. Trước đây, tôi nghĩ có thể do bận nhiều việc nên Mai quên gửi lại tiề.n hoặc có thể cô ấy nghĩ nay người này trả, mai người kia trả.
Nhưng lần nào Mai cũng có lý do để không đưa tiề.n, lúc "quên ví", lúc lại "tí về mình gửi" hay "mình quên mang điện thoại nên không chuyển khoản được"... Về tới văn phòng, Mai quên sạch những lời đã nói, lờ luôn việc trả tiề.n.
Vì nghĩ không đáng bao nhiêu nên tôi cũng không đòi. Nhưng tôi bắt đầu thấy ngại và tìm mọi cách để tránh đi ăn trưa với cô ấy. Không chỉ tôi mà rất nhiều chị em ở cơ quan cũng gặp cảnh tương tự và cũng tìm cách tránh né.
Một đồng nghiệp từng kể, có lần cô đang đi siêu thị, Mai nhắn tin nhờ mua hộ cân táo, chùm nho kèm dòng chữ "tí mình gửi tiề.n nhé". "Tí" không phải là một buổi, một ngày, một tháng, một năm... mà sẽ là không bao giờ.
Bao nhiêu lần nhờ người khác mua giúp đồ, Mai chưa bao giờ chủ động rút tiề.n đưa cho người ta trước. Những lần cả phòng rủ nhau đi liên hoan theo hình thức đóng góp, ăn xong, Mai luôn tìm cớ về trước để khỏi phải trả tiề.n.
Dù đồng nghiệp đã chủ động gửi mã QR hoặc số tài khoản, nhưng chờ mãi cũng không thấy Mai chuyển.
Không thể chịu đựng được tín.h xấ.u của Mai, mọi người bàn nhau đòi trực tiếp. Có người chat trong nhóm, "tag" hẳn tên Mai nhưng cô ấy nhắn lại: "Mình quên"; "Em nợ khi nào ấy nhỉ, em không nhớ"; "Em nghĩ mình trả rồi mà"...
Thái độ của Mai khiến mọi người dần xa lánh. Những bữa trưa gọi đồ chung, rủ nhau đi liên hoan, cả phòng đều chừa Mai ra. Mai cũng biết nên không dám rủ mọi người đi ăn trưa, đặt đồ về phòng nữa.
Nhiều lần thấy Mai lủi thủi ăn một mình trong góc, tôi cũng hơi chạnh lòng, thương hại. Tôi không biết Mai có thay đổi được cái tín.h xấ.u này hay không, vì thực sự chính cô ấy đã tự đẩy mình ra khỏi tập thể.
Đêm tân hôn chồng không đụng vào người vợ, nàng dâu mới uất ức kể lể với mẹ chồng nhưng lại lặng người với nguyên nhân đằng sau Với nhiều người, đêm tân hôn là thời khắc quan trọng nhất, hạnh phúc nhất, lãng mạn nhất trong cuộc đời mỗi người. Vậy nhưng đối với tôi lại không phải như vậy. Với nhiều người, đêm tân hôn là thời khắc quan trọng nhất, hạnh phúc nhất, lãng mạn nhất trong cuộc đời mỗi người. Vậy nhưng đối với Mỹ Ni lại...