Đến Sóc Trăng nhất định phải thử bánh Cóng
Đến với vùng đất Sóc Trăng, bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như vú sữa tím Đại Tâm, bưởi năm roi Kế Thành, cá bống sao Cù Lao Dung, khô trâu Thạnh Trị, lạp xưởng Vũng Thơm và không thể không thưởng thức món bánh có cái tên vô cùng đặc biệt: bánh Cóng.
Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (là tiếng Khmer), tuy nhiên vì tên không dễ nhớ nên được gọi là bánh Cóng cũng là để chỉ hình thức bánh được đổ vào Cóng. Tên bánh ngồ ngộ mà dụng cụ làm bánh là chiếc Cóng cũng ngộ không kém. Chiếc Cóng có dáng tựa như phin cà phê được làm từ nhôm, hình tròn, đường kính chừng 5 cm cao khoảng 4cm, có tay cầm dài như vá múc canh để cầm cho người chiên bánh đỡ nóng.
Chiếc cóng nhôm này đã tạo ra những chiếc bánh Cóng nổi tiếng ở Sóc Trăng
Nguyên liệu làm ra chiếc bánh cóng bao gồm bột gạo , đậu nành, đậu xanh, tôm , thịt heo, hành tím Vĩnh Châu cùng các loại gia vị. Dù khá đơn giản về mặt nguyên liệu nhưng để làm ra được chiếc bánh cống ngon, đòi hỏi người làm bánh phải vô cùng cẩn thận trong khâu lựa chọn và sơ chế. Gạo làm bánh nhất định phải là gạo tẻ ngon và hơn hết là được ngâm qua trọn 2 đêm rồi mới đem xay để lấy phần bột. Còn nhân bánh được tạo thành từ hỗn hợp của tôm thẻ tươi rói đã được hấp cách thủy trước đó, những miếng thịt nạc mang đi xay mịn và cuối cùng là đậu xanh được đồ chín tới nhưng vẫn còn giữ nguyên hạt.
Đậu nành là một trong những nguyên liệu để làm bánh Cóng
Theo kinh nghiệm của những người làm bánh cống chuyên nghiệp thì khi xào thịt heo nên trộn thêm một chút hành tím trồng ở ven biển thị xã Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng, băm thật nhỏ để mùi thơm của hành hòa quyện vào cả chiếc bánh sau khi chiên. Đây cũng chính là bí quyết giúp bánh có mùi vị thơm ngon đặc trưng từ vỏ đến nhân.
Sau khi cho các nguyên liệu là hỗn hợp bột, đậu xanh, thịt xào rồi phủ thêm một lớp bột nữa vào cống, người làm bánh xếp thêm một, hai con tôm lên mặt rồi nhúng chiếc cóng vào chảo dầu đang sôi trong khoảng chừng 2-3 phút cho đến khi bánh chín và tự tuột dần ra khỏi cống. Lúc này người bán chỉ cần vớt bánh ra và để ráo dầu.
Trên mặt bánh Cóng người ta xếp vài con tôm
Những chiếc bánh cóng chiên vàng, ăn giòn tan, thơm ngậy mùi mỡ và ngọt lừ vị tôm tươi hòa quyện vào nhau tạo thành món ăn đặc sản truyền thống lừng danh đất Sóc Trăng.
Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là “kiện tướng” về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.
Bánh Cóng vớt ra khỏi chảo dầu có màu vàng hơi sậm, trên bề mặt bánh là một con tôm nằm khoanh tròn tỏa mùi thơm cực kỳ hấp dẫn. Khi thưởng thức, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, vị beo béo của đậu nành, vị bùi bùi của đậu xanh và vị ngậy của thịt heo băm nhuyễn khiến ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Video đang HOT
Chiếc cóng đã được đổ đầy bột và nhân sẽ được nhúng vào chảo dầu đang sôi trong khoảng chừng 2-3 phút
Tuy chỉ là một món ăn vặt nhưng toàn bộ quy trình làm bánh đều đòi hỏi phải tinh tế và khéo léo, từ khâu chọn gạo xay bột, hòa với đậu xanh và nước thế nào cho đủ, pha nước chấm sao cho vừa ý khách. Bánh chiên phải có độ giòn xốp chứ không cứng, ăn vào phải đủ vị béo bùi của bột gạo, đậu xanh, tôm thịt… nhưng lại không quá ngấy.
Những chiếc bánh Cóng vàng ươm béo ngậy
Bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì được ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, rau rơm, vài lá bắp cải sống, húng lủi, diếp cá và nước mắm chua ngọt nên vị ngon của chiếc bánh đã được phát huy hết.
Vị bùi của đậu xanh, vị béo ngậy của đậu nành và thịt cùng vị ngọt của tôm tươi khiến ai đã thưởng thức bánh Cóng một lần sẽ không bao giờ quên
Ở Sóc Trăng có nhiều nơi bán bánh Cóng, tuy nhiên muốn thưởng thức loại bánh cống ngon nhất thì phải tìm đến chợ ven lộ khu vực Đại Tâm, Mỹ Xuyên và theo quốc lộ 1 từ cầu Bưng Cốc đến chợ Đại Tâm.
Ẩm thực Sóc Trăng: Trông giản dị, dân quê mà ngon 'hút hồn'
Đặc sản Sóc Trăng cũng như bao món đặc sản miền Tây khác, trông dân dã thế thôi chứ hương vị thì hấp dẫn khỏi bàn.
Nhắc đến đặc sản Sóc Trăng thì phần lớn người chỉ nghĩ đến bánh Pía. Điều đó cũng dễ hiểu khi bánh Pía hiện đã được bán ở khắp các tỉnh thành, trở thành một "thương hiệu" khi người ta nghĩ về Sóc Trăng.
Nhưng có thật là Sóc Trăng chỉ có mỗi bánh Pía là đặc sản? Việt Nam Ơi khẳng định là không! Ngoài bánh Pía, vùng đất miền Nam còn có nhiều món ngon, thức quà hấp dẫn, đặc sắc mà bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến nơi đây.
Cùng Việt Nam Ơi khám phá 7 loại đặc sản Sóc Trăng, nhìn trông giản dị nhưng hương vị thì không đơn giản chút nào!
1. Bún tiêu giò
Tên gọi xuất phát từ việc nước dùng của món được nấu cay nồng vị tiêu. Nước dùng được ninh từ xương heo và nước dừa tươi tạo nên vị ngọt thanh tự nhiên - phần linh hồn, tinh túy nhất của món ăn. Bún tiêu giò cay cay, ăn vào ấm bụng là món rất được người Sóc Trăng yêu thích trong những ngày trời mưa, trở gió.
Việt Nam Ơi gợi ý thử món bún tiêu giò ở 21 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 1, Sóc Trăng.
2. Bún gỏi già
Được gọi với cái tên "lạ lùng" vậy thôi chứ thực ra bún gỏi già là món gỏi cuốn nước. Gỏi cuốn thì hẳn là thứ ẩm thực đã quá quen thuộc với người Nam Bộ. Theo đó, các nguyên liệu thay vì được cuốn vào bánh tráng thì được cho hết vào tô, sau đó rưới nước chấm vào tô rồi từ từ thưởng thức. Nếu đã đến Sóc Trăng, bạn không thể không thử bún gỏi già mà đã rời đi được!
Việt Nam Ơi gợi ý thử món bún gỏi già ở 13 Nguyễn Văn Hữu, Phường 1, Sóc Trăng.
3. Bún nước lèo
Bún nước lèo xuất phát là ẩm thực của người Khmer. Bạn có thể thử món này ở các vùng nhiều người đồng bào Khmer sinh sống như Trà Vinh hay Sóc Trăng. Dù vậy, "bà con" Sóc Trăng có cách chế biến để khiến món này trở thành đặc sản riêng biệt của vùng.
Theo đó, nước lèo được làm từ con mắm đặc trưng và nước ninh xương gà, xương heo trộn lại. Nước lèo cho thêm bún, tôm luộc, thịt xay và cá lóc là món ăn đặc sản Sóc Trăng đã được hoàn thiện.
Việt Nam Ơi gợi ý thử món bún nước lèo ở 655 quốc lộ 1A, Phường 2, Sóc Trăng.
4. Bánh Pía
Không phải ngẫu nhiên mà bánh Phía trở thành loại bánh đại diện cho Sóc Trăng như thế. Lớp bánh mỏng, mềm bọc ngoài phần nhân sầu riêng, đậu xanh hay khoai môn, đảm bảo "chinh phục" được đầu lưỡi của bất kì tâm hồn ăn uống nào.
Việt Nam Ơi gợi ý thử bánh Pía ở Bánh Pía Tân Huê Viên.
5. Bánh cóng
Hỗn hợp nhân gồm tôm tươi hấp, thịt nạc xay nhuyễn và đậu xanh nguyên hạt được mang lên chảo chiên, tạo nên chiếc bánh cóng giản dị nhưng chứa đựng đủ mọi hương vị. Bánh cóng thường ăn kèm nước chấm. Được biết, loại nước chấm này cũng là một sự "pha trộn" đủ mùi vị khác, chẳng hạn như vị mặn của mắm cá cơm, vị chua của chanh, ngọt của đường và cay nồng của tỏi ớt.
Việt Nam Ơi gợi ý thử bánh cóng tại số 1 Trần Quang Diệu, Phường 2, Sóc Trăng.
6. Bánh ống
Món ăn vặt đại diện cho ẩm thực miền Nam Việt Nam, tức trông thì giản dị nhưng mùi vị lại chẳng đơn giản chút nào! Hỗn hợp bột gạo và lá dứa được hấp cách thủy trong ống tre, lúc ăn thì ăn kèm với nước cốt dừa, cơm dừa, một ít hạt mè và đậu phộng. Bánh ống dân dã, dễ làm, dễ ăn đã trở thành một thức quà được yêu thích bởi du khách khi đến Sóc Trăng tham quan.
Việt Nam Ơi gợi ý thử bánh ống trên dọc đường Phan Chu Trinh, Phường 1, Sóc Trăng.
7. Mè láo
Món đặc sản có cái tên khá độc đáo này được làm từ khoai môn, bột nếp, vừng mà đường mạch nha. Vỏ bánh giòn, xốp trong khi nhân bánh mềm, thơm là nét đặc biệt của món ăn vặt này. Thưởng thức mè láo, thêm chút trà thơm rồi ngồi nhâm nhi, trò chuyện với bạn bè, người thân là cách người dân địa phương tận hưởng thời gian rảnh rỗi của mình.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Sóc Trăng? Ẩm thực Sóc Trăng mang những nét giao thoa tuyệt vời nền văn hóa của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer tạo nên những món ăn ngon, bổ rẻ đặc sắc. Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Sóc Trăng? Về Sóc Trăng, không chỉ được tham gia các lễ hội độc đáo như Ooc-om-Bok, đua ghe ngo, thăm các chùa chiền...