Đến năm 2020, có ít nhất 70% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng trở lên
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1677/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025.
Mục tiêu của Đề án nhằm củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một; phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 98,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày
Củng cố mạng lưới trường học
Theo Đề án, trong giai đoạn 2018 – 2020, mạng lưới trường lớp được củng cố mở rộng, đủ năng lực huy động trẻ em đến trường, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 92% trẻ em độ tuổi mẫu giáo, trong đó hầu hết trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đến trường, tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 25% trở lên.
Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 98,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân – béo phì được khống chế.
Video đang HOT
Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 70% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên. 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá, trong đó có ít nhất 45% số trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.
Giai đoạn 2021 – 2025 phát triển mạng lưới trường lớp mầm non, bảo đảm đến năm 2025, huy động được ít nhất 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường. Tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 30% trở lên.
Phấn đấu đến năm 2025, có 99,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày; duy trì tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân – béo phì được khống chế. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 80%, có ít nhất 50% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; có ít nhất 60% số trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.
Nâng cao chất lượng giáo dục
Để đạt các mục tiêu trên, từ nay đến năm 2025, Đề án sẽ thực hiện hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non; huy động nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục mầm non; đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non; đổi mới nội dung, chương trình giáo dục mầm non; nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ mầm non; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non.
Trong đó, Đề án thực hiện các giải pháp để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non; phát triển các điều kiện và hoạt động của trường mầm non theo các tiêu chí của trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; đặc biệt quan tâm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm; đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường; vận dụng các phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Triển khai có hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; tổ chức cho trẻ em làm quen với ngoại ngữ và tin học ở những nơi có điều kiện; hỗ trợ phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ mầm non thông qua chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với giáo dục phát triển vận động; lựa chọn, nhân rộng các mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non…
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung gần 27.000 biên chế giáo viên mầm non
Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung biên chế cho bậc mầm non đối với 17 tỉnh có tăng dân số cơ học là 20.973 giáo viên và 15 tỉnh Tây Nguyên là 5.735 giáo viên.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, vấn đề thiếu giáo viên khối mầm non và tiểu học song đến thời điểm này, tình trạng thiếu giáo viên vẫn đang là vấn đề cấp thiết của nhiều địa phương.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân (ảnh: quochoi.vn)
Trước những thắc mắc của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 60 ngày 26/10/2011 đã quy định một số chính sách đối với phát triển giáo dục mầm non.
Để thực hiện chủ trương đó, Bộ GD-ĐT đã thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi. Bên cạnh đó là thực hiện giáo viên đang dạy chế độ hợp đồng tại các cơ sở mầm non dân lập và bán công sẽ được hưởng tất cả các chế độ như giáo viên mầm non công lập.
Tuy nhiên, từ năm 2011 cho đến nay, rất ít địa phương thực hiện việc chuyển từ chế độ hợp đồng sang biên chế cho giáo viên ngành mầm non.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, vấn đề thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39 và thực hiện Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 6, đây là một chủ trương lớn, trong đó có các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Nhưng riêng ngành giáo dục, có thể nói đây là ngành có tỷ lệ người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động nhiều nhất, gần 1 triệu giáo viên. Đặc điểm của ngành này là thừa thiếu cục bộ ở từng địa phương trong từng cấp học, bậc học.
Theo số liệu báo cáo của Bộ GD-ĐT, hiện nay trong toàn ngành, từ cấp mầm non đến phổ thông thiếu 107.996 giáo viên, trong đó số thừa là 8.997 giáo viên so với định mức. Riêng mầm non thiếu 65.065 giáo viên, số tiểu học thiếu hơn 20.000 giáo viên, trong đó tiểu học có thiếu nhưng cũng có thừa.
Theo kết luận tại cuộc họp tháng 5/2018 của Thủ tướng Chính phủ qua Nghị quyết 74 và Nghị quyết 24 ngày 6/10/2018, Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ cùng với Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính tham mưu trong việc đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp dạy, đặc biệt là việc thiếu giáo viên của hệ mầm non.
Bộ Nội vụ cũng đã có hai văn bản trình Chính phủ, trong đó có Văn bản số 5068 ngày 11/10/2018, đề nghị Chính phủ xem xét và bổ sung biên chế cho bậc mầm non đối với 17 tỉnh có tăng dân số cơ học là 20.973 giáo viên và 15 tỉnh Tây Nguyên là 5.735 giáo viên. Bên cạnh đó là rà soát lại tất cả giáo viên hợp đồng trước năm 2015 để chúng ta có cách xử lý phù hợp trong điều kiện ưu tiên để tuyển chọn số giáo viên trong biên chế chưa tuyển đủ.
Về mặt lâu dài, Bộ Nội vụ cũng đã có đề nghị thực hiện 6 giải pháp sau để khắc phục tình thừa, thiếu giáo viên.
Thứ nhất, rà soát lại số học sinh, giáo viên thực tế để giải quyết tình trạng dư thừa giáo viên. Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các nghị định quy định của Chính phủ về vấn đề tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ ba, xây dựng cơ chế chuyển đổi mô hình đối với các cơ sở giáo dục mầm non và trung học phổ thông từ công lập khuyến khích chuyển sang ngoài công lập. Thứ tư, rà soát lại định mức giáo viên trên lớp, học sinh trên lớp và giảng dạy trong tuần. Thứ năm, nghiên cứu chuyển giáo viên ở nơi thừa sang nơi thiếu và có đào tạo lại. Giải pháp cuối cùng là hoàn thiện lại các đề án vị trí việc làm sau khi chúng ta đã sáp nhập các đơn vị trong giáo dục mầm non./.
Theo vov
Cha mẹ dạy gì cho con?: Dạy theo cách... không dạy gì hết Hãy dạy con bằng cuộc sống, cách sống của mình. Dạy con bằng cách... không dạy gì hết. Cha mẹ tìm ra chính mình, thì sẽ luôn yên tâm khi dạy con mình. Đó là chia sẻ của ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục IRED. Ông Giản Tư Trung nói chuyện với sinh viên - ẢNH: NVCC 3...