Đến năm 2015, nâng cấp và thành lập mới 10 -12 ĐH tại ĐBSCL
Dự kiến đến năm 2015 sẽ nâng cấp và thành lập mới từ 10-12 trường ĐH và 11 trường CĐ tại đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời xây dựng các ký túc xá cho khoảng 80% SV chính quy (trong đó 100% SV diện chính sách và SV người dân tộc được ở KTX).
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết như trên tại Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg ngày 30/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015 diễn ra sáng nay 9/9 tại TP Cần Thơ.
Quang cảnh Hội nghị giáo dục, đào tạo và dạy nghề tại TP Cần Thơ sáng ngày 9/9.
Video đang HOT
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết theo Quyết định 1033, một số chỉ tiêu cơ bản mà ngành giáo dục vùng ĐBSCL cần thực hiện được đến năm 2015 là huy động được 70-75% số trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp trên 98%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt từ 60% ở bậc THPT, 85% ở bậc THCS, 60% ở bậc TH; tất cả các huyện có từ 100.000 người dân tộc thiểu số trở lên đều có trường phổ thông dân tộc nội trú; tất cả các huyện đều có TTGDTX, 100% xã phường có TTHTCĐ; huy động 10-15% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN; lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, bình quân đào tạo 445.000 lượt người/năm; đạt 190 sinh viên/1 vạn dân, dành 30% tổng số chỉ tiêu tuyển mới của các trường ĐH, CĐ trong vùng để đào tạo theo tín chỉ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương…
Theo Thứ trưởng Ga, để thực hiện các chỉ tiêu trên, trước hết cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Đồng thời sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm mạng lưới trường học ở các cấp; hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị để các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
Về nguồn nhân lực, Thứ trưởng Ga nhấn mạnh, mỗi địa phương và từng cơ sở giáo dục cần có kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Đến năm 2015 cơ bản có đủ số lượng giáo viên, giảng viên theo quy định ở tất cả các cấp học, ngành học; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu giáo viên ở các cơ sở ĐH, CĐ và giáo dục chuyên nghiệp. Thực hiện mạnh phương thức đào tạo cán bộ giảng dạy ĐH tại chỗ và khuyến khích mời giảng viên có trình độ cao người nước ngoài tham gia giảng dạy.
Thứ trưởng Ga cũng cho rằng, cần đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề theo hướng bám sát các ngành nghề thế mạnh của vùng ĐBSCL, đặc biệt là ngành nghề trong Nông – ngư nghiệp, đồng thời thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.
Theo Dân Trí
TPHCM: Đẩy mạnh phân luồng để thu hút học sinh vào trung cấp
Chiều qua 26/8, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2011-2012 công tác giáo dục chuyên nghiệp và ĐH của TP. Theo đó, Sở cũng nhìn nhận những khó khăn của tuyển sinh vào trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và đề ra hướng phát triển trong năm tới.
Ông Huỳnh Minh Trí, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và ĐH, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết trong năm học 2010-2011 toàn TP có hơn 71.000 học sinh (HS) đang theo học hệ trung cấp trường Cao đẳng và TCCN. Trong khi việc tuyển sinh đang gặp khó thì việc giữ HS càng khó khăn hơn, cụ thể năm học vừa qua có hơn 6.000 HS bỏ học.
Khi tuyển sinh học sinh học TCCN khó thì cần phải phân luồng tốt.
Theo ông Trí các trường TCCN phải đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút người học. Đồng thời, các trường tiến hành triển khai đề án đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2011-2015 trong các trường chuyên nghiệp TP nhằm khảo sát nhu cầu, hợp tác và triển khai hợp đồng đào tạo, sử dụng HS tốt nghiệp từ trường TCCN.
Còn ông Phạm Ngọc Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT thì nhấn mạnh rằng cần đẩy mạnh công tác phân luồng HS phổ thông trên địa bàn, tư vấn hướng nghiệp để thu hút nguồn học sinh vào học ở các trường TCCN. Bên cạnh đó, phải có biện pháp hữu hiệu chống bỏ, nghỉ học để duy trì quy mô HS là một trong 10 nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012.
Theo Dân Trí
Hôm nay các trường nhận hồ sơ nguyện vọng 2 Bắt đầu từ hôm nay (25/8) các trường ĐH, CĐ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 của thí sinh. Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường không được nhận hồ sơ quá thời hạn quy định là 17h ngày 15/9. Các trường ĐH đang khan hiếm thí sinh nên Bộ GD&ĐT thắt chặt quy định để hạn chế tuyển sinh...