Đến lượt TCL tung smartphone màn hình gập: gập dạng vỏ sò, không cho dùng thử, giá chỉ 1.000 USD
Nếu Huawei có ‘ bản lề chim ưng’ thì TCL lại có ‘ bản lề rồng’.
Huewei không phải là hãng duy nhất đem smartphone màn hình gập tới MWC 2019, TCL cũng đã làm điều tương tự. Sản phẩm của TCL có màn hình bằng với chiếc Galaxy Fold – 7.2-inch và cũng sẽ được gập vào trong giống với sản phẩm đến từ Samsung, trái ngược với kiểu gập của Huawei Mate X.
Đây không phải là một sản phẩm hoàn thiện nên chưa có ngày bán chính thức, chỉ là một bản mẫu để TCL trưng bày công nghệ màn hình OLED gập của mình. TCL là một hãng khá ‘phức tạp’ khi là một nhà sản xuất màn hình lớn, và cũng có những hãng con là Alcatel, BlackBerry, và Palm để bán smartphone hoàn thiện, nhưng tại MWC thì TCL đến với cương vị là một nhà phát triển màn hình.
Điều đáng tiếc là bản mẫu tại MWC không được dùng thử, và tới cả nhân viên của TCL cũng không được lấy máy để cho người dùng xem cơ chế đóng mở. Hiện còn quá nhiều câu hỏi xoay quanh sản phẩm này, như độ phân giải, chất lượng hiện thị và liệu máy có đút túi được hay không.
Chiếc máy này có cơ chế gập được hãng gọi là DragonHinge (bản lề rồng), với các bánh răng nhỏ để gập giống với Huawei Mate X. Nhưng khác với Mate X, sản phẩm của TCL gập vào trong, vì vậy nên sẽ có một khe hở chứ không thể gập phẳng hoàn toàn.
Với giới hạn về thiết kế này, hãng cũng có những ý tưởng thông minh để giúp người dùng dễ dàng sử dụng hơn, bao gồm nam châm ở 2 bên màn hình để giúp chúng không bị ‘bung’ ra trong quá trình sử dụng, kèm theo đó là vỏ ngoài có bọc da để chống trơn trượt.
Ngoài sản phẩm nói trên, TCL cũng đem với MWC một vài bản mẫu độc đáo khác mà người đến dự không được chụp hình. Một chiếc có hình dáng như vòng tay, có thể xoay quanh cổ tay người dùng khi đập xuống, một chiếc lại có hình chữ U. Theo TCL thì 2 dạng màn hình này sẽ dễ sản xuất hơn loại đã được nói ở trên, vì độ cong nhiều hơn giúp cho màn hình bền bỉ theo thời gian – nhưng ngược lại việc tích hợp pin sẽ khó khăn hơn.
TCL nói rằng sẽ công bố sản phẩm này vào giữa 2020, thông qua các hãng con của mình. Đây quả thực là một ‘tham vọng’, vì các hãng này đều là những hãng smartphone tầm thấp, không có khả năng tạo ra các dòng máy tầm cao để ứng dụng màn hình gập, nhưng cũng có thể vào 2020 thì thị trường này đã ‘nguội’ dần, ta có thể mua được những smartphone màn gập ở mức giá rẻ hơn. Theo dự đoán, máy có màn hình gập của TCL sẽ có giá khoảng 1000 USD.
Thêm một vài hình ảnh của sản phẩm đến từ TCL:
Video đang HOT
Theo Genk
Cùng là smartphone màn hình gập, nhưng Samsung khác hoàn toàn Huawei
Đều kỳ vọng vào công nghệ màn hình gập và 5G để tạo điểm nhấn cho smartphone của mình, nhưng cả Samsung và Huawei đang chọn các cách tiếp cận hoàn toàn trái ngược nhau.
Vào lúc 11h sáng ngày 20 tháng Hai theo giờ San Francisco (2h sáng ngày 21 tháng Hai theo giờ Việt Nam), Samsung sẽ trình làng không chỉ chiếc điện thoại màn hình gập đầu tiên của họ mà còn cả chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới tương thích với công nghệ mạng thế hệ kế tiếp, mạng 5G.
Buổi ra mắt sản phẩm này được xem như một thời khắc quyết định đối với mảng sản xuất smartphone của Samsung khi họ đang mang đến hàng loạt các sáng tạo công nghệ mới nhất của mình, nhằm hồi sinh lại doanh số mảng smartphone. Nếu không, có thể họ sẽ phải chứng kiến đối thủ từ Trung Quốc, Huawei Technology qua mặt để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vài năm tới.
Đáng chú ý, sự kiện của Samsung diễn ra trước chỉ vài ngày so với Hội chợ MWC 2019 tại Barcelona, nơi nhiều khả năng Huawei cũng giới thiệu chiếc điện thoại màn hình gập của riêng họ. Bên cạnh đó, hàng loạt nhà sản xuất điện thoại khác như Xiaomi hay Motorola cũng dự định mang đến đây các smartphone 5G hoặc màn hình gập của họ.
Dù đều muốn sử dụng các công nghệ 5G và màn hình gập để tạo nên điểm nhấn riêng cho smartphone của mình, nhưng cả Huawei và Samsung đều đang chọn các cách tiếp cận rất trái ngược nhau - nó không chỉ là sự khác biệt về chiến lược, mà còn là về văn hóa của mỗi công ty.
Thị phần Huawei đang tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây.
Khác biệt về cách tiếp cận giữa Samsung và Huawei
Samsung cho thấy sự thận trọng của mình khi không kết hợp các công nghệ này vào một thiết bị. Trong khi dòng flagship truyền thống Galaxy S sẽ tương thích với kết nối 5G thế hệ mới, dòng smartphone màn hình gập, Galaxy Fold vẫn chỉ tương thích mạng 4G mà thôi.
Samsung có lý do cho sự thận trọng của mình. Công ty tin rằng, nếu một trong các công nghệ mới này có vấn đề, nó sẽ không ảnh hưởng đến thiết bị còn lại. Ngoài ra, việc phân chia như vậy, cũng sẽ giúp san sẻ tốt hơn doanh số giữa các dòng thiết bị cao cấp với nhau.
Ngoài ra, theo Kim Dong-won, nhà phân tích tại KB Securities, có lẽ Samsung lo ngại rằng, việc trang bị các chip 5G đắt đỏ cho chiếc smartphone màn hình gập sẽ ăn mòn lợi nhuận của họ.
Điện thoại 5G của Samsung tại CES 2018.
Trong khi đó, theo thói quen ra mắt sản phẩm trong những năm gần đây, Huawei thường cố gắng trình diễn nhiều nhất các công nghệ mới trên các smartphone của mình. Đặc biệt là khi công ty đang phải hứng chịu sự tấn công quyết liệt từ phía Mỹ về mảng kinh doanh thiết bị hạ tầng viễn thông 5G.
Mia Huang, nhà phân tích tại hãng TrendForce, cho biết: " Đây là cách thức mạnh mẽ để trình diễn các tiến bộ công nghệ của công ty Trung Quốc cho thế giới. Chúng tôi tin rằng, đây cũng là cách để tập trung các nguồn lực tiếp thị vào một chiếc smartphone có sự kết hợp cả hai công nghệ đột phá."
Điểm nhấn với công nghệ màn hình gập của Samsung
Tuy nhiên, trong khi cơ sở hạ tầng 5G trên toàn cầu vẫn rất giới hạn, có thể các thiết bị màn hình gập mới là phép thử thực tế cho khả năng của ngành công nghệ trong việc hồi sinh sự quan tâm của người tiêu dùng. Đây cũng là lĩnh vực cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai công ty, Samsung và Huawei.
Samsung đang đánh cược vào các nghiên cứu tiên phong của họ cho màn hình OLED để tạo nên khác biệt trước các đối thủ. Samsung hiện là hãng duy nhất thiết kế màn hình gập vào trong, giống như một quyển sách.
Samsung là hãng duy nhất ra mắt điện thoại màn hình gập vào trong.
Trong khi đó, Huawei lại gập màn hình của mình theo hướng ngược lại, với màn hình hướng ra ngoài. Các giám đốc của Samsung có lý do cho thiết kế của mình: " Màn hình hướng ra ngoài có thể bị trầy xước dễ dàng hơn."
Ngoài ra, theo các nhà quan sát trong ngành công nghiệp, Samsung có lợi thế so với các đối thủ khác, khi họ tự phát triển và sản xuất màn hình OLED trong nhiều thập kỷ nay. Ngược lại, Huawei phụ thuộc vào đối tác sản xuất màn hình Trung Quốc, BOE Technology, để tạo nên màn hình OLED dẻo, mà theo các nhà phân tích, có chất lượng thấp hơn Samsung.
Hãy còn quá sớm để nhận xét, nhưng theo dự đoán của các nhà quan sát, Samsung đang có lợi thế hơn về trải nghiệm người dùng và nội dung hiển thị. Samsung không chỉ hợp tác với Google để tạo ra phiên bản Android tương thích với màn hình gập mà trong hội nghị nhà phát triển vào tháng 11 năm ngoái, họ còn kêu gọi các nhà phát triển tạo ra ứng dụng và game cho loại màn hình mới này.
Hình ảnh concept cho smartphone 5G màn hình gập của Huawei.
Mặc dù vậy, Samsung vẫn rất thận trọng khi dự báo về thành công của các thiết bị mới. CEO Koh Dong-jin, người phụ trách mảng kinh doanh di động, cho biết công ty dự định sản xuất khoảng 1 triệu thiết bị màn hình gập trong giai đoạn đầu để chờ phản ứng của khách hàng. Nếu nó chứng tỏ được sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng, Samsung sẽ lên kế hoạch trang bị kết nối 5G cho chiếc smartphone màn hình gập này.
Trong khi đó Huawei đang dựa vào năng lực 5G của mình để cạnh tranh. Vào cuối tháng Một vừa qua, Huawei đã giới thiệu chip modem 5G Balong 5000 - đây không chỉ là chip modem 5G duy nhất trên thế giới, tích hợp nhiều chế độ trên một chip, mà còn là một chip mạnh nhất trên smartphone.
Các rào cản để trở thành xu thế công nghệ chủ đạo trong năm nay
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, cả 5G và công nghệ màn hình gập đều khó có thể trở thành tính năng chủ đạo trên smartphone trong năm nay. Hiện tại, cơ sở hạ tầng 5G tại nhiều thị trường vẫn chưa được sử dụng, trong khi màn hình OLED dẻo cho công nghệ màn hình gập vẫn đang chứng kiến sự thống trị của Samsung.
Ngoài ra, giá cả là một rào cản khác. Jeff Pu, nhà phân tích tại GF Securities cho biết: " Thiết bị màn hình gập của Huawei có thể có giá lên tới 2.300 USD. Tôi không nghĩ Huawei và Xiaomi có thể làm giá rẻ hơn ... căn cứ vào chi phí sản xuất và vật liệu hiện tại."
Smartphone màn hình gập ra mắt đầu tiên, Royole FlexPai.
Trên thực tế, một startup khác của Trung Quốc, Royole, đã qua mặt cả Samsung và Huawei để ra mắt chiếc điện thoại màn hình gập đầu tiên trên thế giới. Với mức giá chỉ 1.300 USD, chiếc FlexPai của Royole đã trở thành điểm nhấn tại hội chợ CES vào tháng Mười năm ngoái.
Tuy nhiên, dường như Samsung vẫn rất tự tin vào công nghệ của mình. Một nguồn tin giấu tên từ công ty cho biết: " Tôi nghĩ họ đã vội tung ra điện thoại màn hình gập để giành danh hiệu đầu tiên trên thế giới. Nhưng công nghệ màn hình của họ không quá ấn tượng. Họ sẽ mất thêm thời gian để bắt kịp chúng tôi."
Với Huawei, Samsung tỏ ra thận trọng hơn: " Huawei đang thu hẹp khoảng cách. Giờ đây họ chỉ đứng sau chúng tôi."
Tham khảo Nikkei Asia
LG tuyên bố sẽ không ra mắt smartphone màn hình gập tại MWC 2019 Hang smartphone Han Quôc đa săn sang moi công nghê nhưng chơ đơi phan ưng cua ngươi tiêu dung trươc khi quyêt đinh tung smartphone man hinh gâp ra thi trương. Chăng con bao lâu nưa smartphone man hinh gâp se đươc ra măt. Samsung, Huawei va Xiaomi dư kiên se trinh lang cac mâu smartphone vơi thiêt kê gâp hoan toan mơi...