Đến kiểm tra học kỳ, đề cương, văn mẫu lại lên ngôi
Tôi cảm thấy khó chịu khi phải ngồi dò bài cho đứa con đang học lớp 3 học thuộc hai bài văn mẫu.
Sắp đến ngày kiểm tra học kỳ I, dù chỉ mới học lớp 3 nhưng con vẫn có “đề cương” ôn tập. Mỗi tối, tôi tiếp tục “sự nghiệp” ngồi vào bàn học cùng con.
Nhiệm vụ trong những ngày cận kề kiểm tra là dò bài cho con. Toán thì cùng con giải một số bài cô cho sẵn, tiếng Việt thì cùng con học thuộc những bài tả cảnh.
Học văn mẫu là việc không thể thiếu trước kiểm tra học kỳ
Con cứ ra rả lặp đi lặp lại: “Nghỉ hè em được ba mẹ đưa về quê chơi, nhờ vậy mà em biết được nhiều thứ ở nông thôn. Cảnh vật ở nông thôn rất đẹp, hai bên đường có hàng cây che bóng râm. Xa xa em thấy có những cánh đồng lúa chín, ở đó các cô chú nông dân vừa gặt lúa vừa chuyện trò vui vẻ… Em thấy người dân ở nông thôn rât siêng năng và tốt bụng…”.
Hay nhẩm đi nhẩm lại bài văn kể về cảnh đẹp đất nước như: “Em thích nhất là cảnh biển ở Phan Thiết. Bao trùm lên cả bức tranh là màu xanh của bầu trời, núi non, cây cối và nước biển. Nổi bật lên màu xanh ấy là màu trắng tinh của cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ…”.
Tôi biết con học và thuộc làu làu nhưng chẳng hiểu gì. Những đoạn văn cô soạn rất chỉn chu, tả rất hay. Nhưng đó là thứ cảm nhận, là ngôn từ của người lớn, không phải của học trò. Trẻ nhỏ học thuộc, đến ngày kiểm tra chép lại, đúng thì đạt điểm cao, sai một vài từ sẽ bị trừ điểm.
Dù có đạt điểm tuyệt đối thì chúng cũng chẳng nhận ra giá trị của cảnh đẹp bởi chúng có tả đâu. Chúng chỉ chép lại những gì giáo viên tả mà thôi.
Video đang HOT
Những ngày này, trên đường đi làm, tôi thường bắt gặp cảnh học sinh ngồi sau lưng cha mẹ cầm sách vở tra bài. Tối về, phần đông trẻ đang đi học đều phải tạt qua lớp học thêm nào đó để giải thêm mớ bài tập đã học, “gạo” thêm nhiều bài đã thuộc… Học như thợ, lặp lại nhiều lần để ghi nhớ, thay vì sáng tạo, để đạt điểm cao.
Tôi không hiểu vì sao thầy cô giáo phải làm như vậy, dạy học trò thi cử theo hướng “an toàn” học vẹt đạt điểm cao? Phần lớn học sinh đều đạt điểm 8, 9, 10 nhưng thi xong là quên, thứ đọng lại là những con điểm thật cao chẳng có gì ngoài giá trị… thành tích.
Quan sát các môn học của con, tôi thấy hầu như môn nào cũng có đề cương, môn nào cũng có phần học vẹt, thậm chí đến học tiếng Anh cũng học vẹt. Sự phổ biến này cực kỳ nguy hiểm vì nó thui chột động lực học và sáng tạo của trẻ.
Lối học vẹt chỉ khiến cho học sinh ngày càng yếu, càng mất bản lĩnh sáng tạo, mất tự tin vào bản thân có thể làm tốt hơn những đề cương, văn mẫu có sẵn. Thế mà, bao nhiêu năm nay, những bài văn dài dằng dặc vẫn có đất dụng võ. Mỗi kỳ thi về, học sinh phải “gồng mình” học thuộc để lấy điểm cao.
Còn thầy cô chấp nhận chấm điểm cho những bài làm mẫu điểm cao từ năm này qua năm khác cũng chỉ là một thợ dạy dễ dãi.
Học trò không có khả năng phản ứng trước cái sai này nhưng phụ huynh thì sao? Bản thân phụ huynh cũng chẳng mấy người dám không cho con học thuộc, chịu điểm thấp. Khó chịu nhưng chấp nhận là thái độ của phần lớn phụ huynh trước sự trái khoáy này.
Tôi cho rằng dạy học sinh chép văn mẫu, ra đề cương ôn thi để đạt điểm cao là sự giả dối. Từ trong học tập, chúng ta đã dạy các em cách đối phó, “lách”, chấp nhận điểm số không thuộc về năng lực của mình thì con đường bước ra đời không trung thực sẽ rất gần.
Điểm cao để làm gì khi học sinh phải học mụ cả người, nặng kiến thức sách vở mà thiếu kiến thức thực tế, lúng túng khi ứng xử một việc gì đó? “Bao giờ mới hết đề cương, văn mẫu?” là câu hỏi đau đáu vẫn chờ người bứt phá, đó sẽ là ai, giáo viên, phụ huynh hay học sinh?
TP.HCM: Phụ huynh lớp 1 thức đêm cùng con ôn thi học kỳ
Thời điểm này học sinh lớp 1 của nhiều trường tại TP.HCM chuẩn bị bước vào đợt kiểm tra học kỳ 1, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng, thức đêm cùng con ôn thi học kỳ.
Phụ huynh "vật lộn" với chương trình mới
Hơn hai tuần nay, chị Lê Phương Chi có con đang học lớp 1 tại Trường Tiểu học Bình Lợi Trung (quận Bình Thạnh, TP.HCM) phải "vật lộn" với những nội dung ôn tập mà cô giáo giao về nhà ôn luyện cho con chuẩn bị thi học kỳ.
Nhìn sấp bài tập dày, chị hoảng hồn không nghĩ con mình lớp 1 lại học nhiều đến thế. Chị cho biết, tối nào cũng thức học bài cùng con đến khuya. Chương trình mới có những bài toán chị không biết, phải tra mạng, hỏi người quen để dạy cho con nên mất nhiều thời gian.
Với tiếng Việt, học sinh phải đọc vần, từ và câu. Trong đó yêu cầu các em đọc một đoạn văn khoảng 50 tiếng và trả lời câu hỏi. Với Toán, các em phải biết cộng trong phạm vi 10, học hình khối, đếm hình.
Bài tập đếm hình lớp 1.
Theo chị Chi, trên thực tế dạy học cho con chị thấy môn Toán có nhiều bài khó, ngay cả người lớn nhiều khi còn làm không được huống hồ trẻ lớp 1. Chương trình Tiếng Việt 1 hiện nay quá nặng, lượng chữ học thuộc mỗi ngày quá nhiều, nội dung không sát với thực tế.
" Mấy bé còn quá nhỏ mà lượng chữ học thuộc mỗi ngày quá là nhiều, trong khi cải cách để giảm tải mà đây không giảm còn tăng. Ngày xưa trong học kỳ 1 học 24 chữ cái, còn giờ mới vào đã học thuộc hết chữ cái, rồi ráp vần, rồi đọc chính tả cho con viết. Tối nào hai mẹ con cũng thức khuya học" , chị Chi nói.
Cũng có con học lớp 1, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Quận 7, TP.HCM), chị Phương Anh cho biết, từ khi con bắt đầu đi học, chị rất vất vả trong dạy học cho con, 10 ngày nay, sắp thi học kỳ lại càng vất vả, chị như "chạy đua" cùng con.
Chị cho biết, chương trình học lớp 1 nặng nề, nhất là môn Tiếng Việt có nhiều từ khó hiểu, từ vùng miền con không hiểu, chị phải tìm kiếm tài liệu, tra trên mạng để giảng lại cho con.
"Thức khuya, thức hôm học cùng con là chuyện thường, mới lớp 1 mà bé học nhiều, mẹ cũng như học theo, vì có từ miền Bắc, bé không hiểu, tôi cũng không hiểu, phải tìm kiếm nghĩa trên mạng rồi chỉ cho bé hiểu thành ra tôi cũng học thêm những từ đó. Rồi có những bài toán quá khó, không giải được tôi cũng phải đi hỏi lại bạn bè, người quen để mà chỉ cho con, có bữa tôi gọi 7-8 cuộc điện thoại mới có người giải được", chị Anh nói.
Giảm tải hay tăng áp lực?
Cùng chung "hội phụ huynh có con học lớp 1", anh Đỗ Xuân Hợp (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) cũng rất áp lực và lo lắng khi ôn bài cho con thi học kỳ.
Anh cho biết, mỗi ngày con đi học phải mang sách vở rất nhiều, đến kỳ kiểm tra, bài tập về nhà của con khiến anh cũng "cân não" theo.
"Về tiếng Việt, con có thể đọc rõ các âm, các vần như ua, ia, ươi, các từ đơn hoặc các câu ngắn chừng 5-7 từ. Nhưng bé lại yếu trong nghe viết, con rất khó phân biệt x hay s, i hay y,... Môn Toán, con làm được các phép tính cộng, đếm số lượng hình nhưng lại yếu với các bài nhận diện hình rồi đếm. Tôi thấy yêu cầu học kỳ 1 như vậy là quá sức. Các bé lớp 1 chỉ cần đọc, thuộc mặt chữ đơn giản, biết làm các phép tính cộng và đếm là được, vợ chồng tôi rất vất vả dạy, "cân não" học cùng con" , anh Hợp nói.
Theo nhà văn Nguyễn Quang Vinh, nhiều bài tập trong chương trình lớp 1 hiện nay không cần thiết, quá tải với trẻ lớp 1. Nhà văn dẫn ví dụ, một số bài tập Tiếng Việt điền âm hoặc điền từ còn thiếu, chẳng hạn các bài điền "l" hay "n", vần "oang" hay "oăng"... học sinh lớp 2-3 có khi phải mất thời gian suy nghĩ mới làm được. Rồi bài tập nối từ với các câu thành ngữ, tục ngữ nhiều từ Hán Việt trẻ chưa đủ trình độ để hiểu.
Bài tập điền từ lớp 1.
"Có những đoạn văn đọc lên nó vô cảm, không có cảm xúc, không thành câu. Hơn nữa giảm tải để giảm áp lực cho cả thầy và trò nhưng đây không những không giảm mà trẻ phải học nhiều hơn, phụ huynh cũng vất vả hơn. Trẻ lớp 1 có cần thiết phải "nhồi nhét" nhiều như vậy không?" , ông Vinh đặt câu hỏi.
Cũng theo nhà văn, Mặc dù Bộ GD&ĐT đã có văn bản chỉ đạo không giao bài tập về nhà cho học sinh nhưng nhìn vào tình hình thực tế, nhiều giáo viên vẫn phải giao bài tập cho các em, phụ huynh vẫn phải "vật lộn" với bài tập cùng con, tìm mọi cách giúp con học để theo kịp chương trình.
Câu chuyện giáo dục: Đổi mới giảng dạy có khả thi ở lớp 12 ? Kể từ đầu năm học 2020 - 2021, Bộ GD-ĐT đã có nhiều thay đổi trong việc chỉ đạo giảng dạy ở các cấp học nên đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong các trường học. Học sinh lớp 12 tại TP.HCM trong giờ học môn tiếng Anh - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Trước tiên là tinh giản chương trình, chuyển một...