Đến hẹn lại lên: Cứ qua mùng 1 Tết là siêu phẩm bánh chưng rán nước lại hot trở lại, giúp chị em “xử đẹp” phần bánh đã cúng xong!
Bánh chưng rán nước, nghe thì thấy sai sai nhưng có thử rồi mới biết hóa ra lại dễ “nghiện” vô cùng.
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng của các gia đình trong bữa cơm tất niên và 3 ngày đầu năm mới. Nhiều gia đình vì duy tâm mà những món ăn trong mâm cơm dâng lên tổ tiên đều phải là món “mới ra lò”: Giò mới cắt, thịt gà mới luộc và bánh chưng mới bóc.
Cũng chính bởi thế, qua mùng 3 là chị em lại rơi vào tình trạng bơi trong bánh chưng! Bởi ngày nào cũng 1 đĩa bánh chưng mới cắt mà sức ăn lại có hạn.
Và đến hẹn lại lên! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách rán bánh chưng với nước! Nghe thì thấy có vẻ sai quá nhưng thử rồi, chị em có thể nghiện luôn đấy!
Chuẩn bị: Bánh chưng, nước lọc, hạt mè rang
- Bước 1: Cắt bánh chưng thành nhiều phần nhỏ. Đặt chảo chống dính lên bếp, cho bánh chưng đã cắt vào chảo và đổ nước xâm xấp mặt bánh. Sau đó, chị em hãy dùng thìa dằm nát bánh chưng.
Video đang HOT
Tip nhỏ : Khi cắt bánh chưng, bạn hãy bọc 1 lớp màng bọc thực phẩm quanh lưỡi dao. Như vậy khi cắt bánh sẽ không bị dính, thao tác rửa dao cũng dễ dàng hơn.
- Bước 2: Rán vàng phần bánh chưng đã dằm nhuyễn với nước. Khi mới chiên, chị em hãy để ngọn lửa vừa và tăng dần đến khi khô hết nước mặt dưới, bánh chưng bắt đầu chín vàng đều, giòn và không dính dưới mặt chảo nữa.
Lật mặt bánh chưng và chiên mặt còn lại như trên. Chị em chú ý nên dùng muỗng khui nhẹ xung quanh bánh và lắc chảo để bánh không dính mặt chảo.
Cho bánh ra đĩa cắt miếng vừa ăn rắc mè rang lên. Vậy là chị em đã hoàn thành xong món bánh chưng chiên nước này rồi!
So với việc rán bánh chưng truyền thống, bánh chưng chiên nước giúp phần nhân và vỏ bánh hòa quyện vào nhau. Không chỉ thế, chế biến theo cách này còn giúp chị em hạn chế sử dụng dầu mỡ.
Thành phẩm nhìn chung sẽ đem lại cho bạn cảm giác như đang ăn cơm cháy chứ không phải bánh chưng rán. Đây chính là lý do khiến cách làm này được nhiều chị em lựa chọn.
Bánh chưng rán nước lọc ăn không thôi cũng đã đủ ngon rồi. Tuy nhiên, để gia tăng hương vị thì bạn có thể ăn kèm với dưa góp, kim chi, cho thêm chả, tương ớt, Mayonnaise, rau để làm thành món pizza bánh chưng. Đặc biệt ăn bánh chưng rán nước lọc cũng có thể là một món ăn kèm khi uống rượu vang.
Với gợi ý này, hy vọng việc xử lý bánh chưng trong và sau dịp Tết của chị em sẽ đơn giản hơn nhiều lần. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quên rằng dù thành phẩm có ngon và hấp dẫn, bạn cũng không nên ăn quá nhiều bởi dẫu sao, đồ nếp cũng là thủ phạm khiến cân nặng tăng không kiểm soát!
Những món ngon có thể khiến bạn béo tròn trong ngày Tết
Tết là dịp gia đình quây quần, sum họp bên mâm cơm đầm ấm. Tuy nhiên, những món ngon lại trở thành "thủ phạm" khiến nhiều người tăng cân nhanh chóng.
Dưới đây là những món ăn truyền thống trong ngày Tết có thể khiến bạn tăng cân mất kiểm soát nếu ăn thường xuyên.
Bánh chưng, bánh tét
Đây là món ăn truyền thống của người Việt khi Tết đến. Một miếng bánh chưng, bánh tét 100 gram có giá trị dinh dưỡng lên tới 324 calo, chứa nhiều chất béo và tinh bột. Lượng calo và tinh bột quá lớn trong bánh chưng sẽ được chuyển hóa thành đường, tạo các mô mỡ trong cơ thể.
Hơn thế, ngày Tết mọi người đều được nghỉ, ít vận động, sẽ khiến quá trình tích tụ mỡ diễn ra nhanh hơn. Nếu ăn quá nhiều bánh trong ngày, bạn cố gắng không nạp thêm tinh bột đơn giản nào khác.
Thịt kho tàu
Món thịt kho tàu mềm, dễ ăn, giàu năng lượng, đạm, chất béo, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây không phải món ăn bạn có thể sử dụng thoải mái vì rất dễ tăng cân do chứa nhiều cholesterol và axit béo.
Món thịt kho tàu dễ ăn, giàu năng lượng, đạm, chất béo, được nhiều người ưa thích. Ảnh: Misskick
Mỗi phần ăn gồm một miếng thịt khoảng 50 gram và một quả trứng cung cấp trung bình 300 kcal, trong đó 70% năng lượng từ chất béo. Ta nên tránh kho với thịt quá nhiều mỡ, đường. Khi ăn, bạn nên ăn trứng trước sau đó tới thịt nạc và ăn kèm với dưa chua, rau sống sẽ giúp cân đối dưỡng chất, tăng lượng chất xơ giúp hạn chế hấp thu chất béo.
Giò thủ
Giò thủ được chế biến chủ yếu từ thịt đầu, chiên xào bằng nhiều dầu mỡ nên giàu chất béo, axit béo no bão hòa. Trung bình 100 gram giò thủ có giá trị dinh dưỡng lên tới 500 calo. Để đốt cháy hết lượng calo này bạn phải tập luyện liên tục 60-120 phút.
Thịt đông
Thịt nấu đông là món ăn phổ biến của người Việt, nhất là trong những ngày Tết. Món ăn được chế biến bằng chân giò, tai, bì của lợn. Những nguyên liệu này chứa hàm lượng chất cholesterol xấu cao. Nếu ăn quá nhiều thịt đông có thể gây tăng cân và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, ta có thói quen ăn cơm chung với thịt đông, không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Vì vậy, ăn cơm với thịt đông là nguyên nhân gián tiếp làm tăng cân.
Mứt Tết
Những ngày đầu năm mới, gia đình nào cũng chuẩn bị mứt Tết, bánh kẹo để thưởng thức và mời khách. Mứt và các loại bánh kẹo đều chứa lượng đường rất lớn. Nếu tiếp nạp quá nhiều đường, sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Nếu có thời gian, bạn nên tự làm mứt tại nhà. Thay vì sử dụng các loại đường thông thường, ta có thể dùng đường ăn kiêng hoặc mật ong. Cách này vẫn giữ được hương vị thơm ngon của mứt, giảm lượng calo, hạn chế tích mỡ hiệu quả.
Những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt Những món ăn truyền thống không chỉ thể hiện ước mong của mọi gia đình về một năm mới sung túc, hạnh phúc, phát tài phát lộc mà còn là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ bao đời của người Việt Nam. Mâm cỗ Tết là một trong những nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người Việt, thể...