Đến giờ tôi vẫn ám ảnh vì bị ép luyện thi trên mạng cho học trò

Theo dõi VGT trên

Có rất nhiều cuộc thi trên mạng dành cho học sinh. Các trường học cũng chỉ nên công bố, cung cấp địa chỉ để gia đình các em tìm hiểu và tự nguyện tham gia.

Một đồng nghiệp cũng là giáo viên ở miền Trung gọi điện hỏi tôi: “Trường chị có tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi đấu trường toán học Vioedu không? Tụi em đang phải lo ôn luyện cho học sinh”.

Tôi cho bạn biết, trước đây học sinh có tham gia cuộc thi Violympic, bây giờ là Trạng nguyên tiếng Việt còn đấu trường toán học Vioedu thì chưa.

Nói vậy nhưng tôi sợ một điều, biết đâu chỉ nay mai thôi, cuộc thi này sẽ về địa phương thì trường mình cũng sẽ tham gia là điều không tránh khỏi.

Vấn đề là sẽ tổ chức thế nào để thu hút được những học sinh có đam mê về toán học tham gia, tránh kiểu giao chỉ tiêu, bắt ép giáo viên phải lùa học sinh tham gia thi như cuộc thi toán Violympic trước đây thì khổ cả thầy lẫn trò.

Đến giờ tôi vẫn ám ảnh vì bị ép luyện thi trên mạng cho học trò - Hình 1

Học sinh, sinh viên tham gia một cuộc thi qua mạng (Ảnh minh họa: Báo Nhân Dân)

Ám ảnh cuộc thi toán Violympic

Đã 4 năm trôi qua, kể từ chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo dừng thi toán, tiếng Anh trên mạng nhưng mỗi khi nhớ lại thời điểm ấy, người viết vẫn không sao quên được những tháng ngày cô trò cùng quay cuồng để luyện thi toán Violympic.

Để dạy học sinh, trước hết giáo viên phải đóng vai là học sinh vào thi để tải đề về. Mỗi ngày, sau khi giảng bài cho cả lớp, giáo viên phải tập hợp những học sinh trong đội tuyển để luyện giải đề.

Có những mã đề được thầy cô giáo in ra, cho học sinh làm đi làm lại, ôn đến thuộc lòng.

Thầy cô tạo tài khoản cho học sinh luyện thi, không chỉ một mà vài tài khoản một lúc để cùng các em tập luyện.

Có những tiết ra chơi vẫn phải học miệt mài. Rồi ngày nghỉ, cô trò cùng ra tiệm internet thuê hẳn một dàn máy tính để làm. Ngoài ra, phụ huynh còn cho con đến các lò luyện mang tên “Lò luyện toán Violympic” mỗi tối để rèn thêm với mong muốn giật giải.

Đã có không ít học sinh than vãn với cô rằng, con áp lực, con mệt mỏi vì phải luyện thi cả tối, luyện thi cả những ngày nghỉ cuối tuần. Thương trò cũng chỉ biết động viên các em cố gắng lên.

Một người đỗ, cả làng ăn theo

Video đang HOT

Ngày trò đi thi, cô thầy thấp thỏm như ngồi trên đống lửa. Trò đỗ xem như công sức của giáo viên không uổng phí và ngược lại. Thầy cô mừng cho trò một phần nhưng mừng cho mình nhiều hơn thế.

Thế là, có biết bao thành tích đổ về, lớp có học sinh đạt giải toán Violympic cấp này cấp nọ. Lớp có nhiều học sinh đạt giải nhất. Rồi, giáo viên có học sinh đạt giải, tổ có học sinh đạt giải, tổ có nhiều học sinh đạt giải nhất.

Rồi, trường có học sinh đạt giải, trường có nhiều học sinh đạt giải nhất, trường có phong trào giải toán tốt nhất… tất cả cũng được đi vào các báo cáo, các bảng thành tích của tổ, của trường, của cá nhân.

Càng có thành tích, nhà trường càng coi trọng những cuộc thi như thế này. Thế là, chỉ tiêu liên tục đổ xuống, giáo viên phải gồng mình thực hiện. Và, học sinh trở thành công cụ để người lớn tìm kiếm thành tích.

Bên cạnh đó, có một số trường sử dụng kết quả của một số cuộc thi trong việc tuyển sinh cũng đã khiến một số em càng quyết liệt tham gia với động cơ kiếm thêm điểm ưu tiên.

Đã có không ít phụ huynh phản đối khi con có tên trong danh sách đội tuyển. Bởi, bản thân em không có đam mê về toán, đôi khi không có cả năng lực vượt trội. Không có nhân tố xuất sắc, thầy cô thực hiện theo kiểu “bó đũa chọn cột cờ”, ôn luyện kỹ cũng sẽ có kết quả.

Vì áp lực thành tích buộc nhiều thầy cô giáo phải theo. Vì thế, nói đến cuộc thi Violympic những người tôi biết, ai cũng thấy mệt mỏi và chán ngán.

Các cuộc thi trên mạng sẽ rất tốt nếu thực hiện đúng mục tiêu giáo dục

Ai cũng hiểu, mục đích của các cuộc thi trên mạng là giúp các em học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi, để thỏa niềm đam mê toán học của mình. Vì thế, học sinh sẽ tham gia một cách tự nguyện. Đối tượng tham gia là những học sinh có sở trường, có hứng thú, có năng khiếu về toán học.

Tuy nhiên, vì thành tích người lớn đã biến sân chơi của học sinh thành nơi để gặp hái thành tích. Bởi thế, những sân chơi trí tuệ của học sinh đã nhuốm màu của sự cạnh tranh, thi thố.

Hiện nay, có rất nhiều cuộc thi trên mạng dành cho học sinh. Các trường học cũng chỉ nên công bố, cung cấp địa chỉ để gia đình các em tìm hiểu và tự nguyện tham gia.

Trong thực tế, có khá nhiều học sinh có năng khiếu đặc biệt về toán, tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Bản thân các em luôn tìm tòi, học hỏi nên rất thích tham gia những cuộc thi trí tuệ tổ chức trên mạng.

Cũng nhờ những cuộc thi như thế, năng khiếu của các em mới được bộc lộ, năng lực mới được rèn luyện.

Nhà trường không nên giao chỉ tiêu, không lấy thành tích của trò để đ.ánh giá giáo viên, không lấy số lượng học sinh đạt giải để đ.ánh giá chất lượng một trường, không ra điều kiện cộng điểm khi học sinh nào đó có giấy khen, giấy công nhận.

Được như thế, thì lúc đó những cuộc thi trên mạng như hiện nay, mới thật sự trở thành sân chơi của chính học sinh đam mê môn học đó.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Xưng hô thầy trò chỉ nên thống nhất trong phạm vi từng trường, không luật hóa

Theo Giáo sư Phạm Tất Dong, việc quy định cách xưng hô của thầy cô đối với học sinh là không cần thiết, điều này vô tình tạo nên sự cứng nhắc trong giao tiếp.

Xuất phát từ một tấm ảnh trên mạng xã hội "Chào mừng các con học sinh trở lại trường học", một lần nữa lại dấy lên tranh luận thầy cô có nên gọi học sinh là "con".

Trên trang cá nhân, nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân bày tỏ quan điểm: Yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là "con".

Ông yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm soạn thảo một quy chế về xưng hô trong nhà trường nói chung, trước hết là tại các trường phổ thông, trong đó giáo viên không gọi học trò là "con", "các con" mà phải gọi là "trò", "các trò", "các em", "các bạn".

Cũng theo quan điểm của ông Lại Nguyên Ân, các phương tiện truyền thông cũng không nên gọi học trò mọi cấp (từ mẫu giáo đến đại học) là "các con", "con". Ông Ân khuyến khích học trò các cấp, nhất là sinh viên đại học, xưng "tôi" trước giáo viên, ngay cả trong không gian trường học.

Trước quan đ.iểm gây nhiều tranh cãi của nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia, giảng viên về vấn đề này.

Không nên quan trọng hóa vấn đề

Theo Giáo sư Phạm Tất Dong - nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, việc đưa ra quy định nghiêm ngặt về cách xưng hô của thầy cô với học sinh là không cần thiết, điều này vô tình tạo nên sự cứng nhắc, khiên cưỡng trong giao tiếp.

Xưng hô thầy trò chỉ nên thống nhất trong phạm vi từng trường, không luật hóa - Hình 1

Giáo sư Phạm Tất Dong - nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. (Ảnh: Thùy Linh)

Nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, vấn đề xưng hô giữa thầy cô và học trò chỉ là một phần trong giáo dục nhà trường, cách thức xưng hô cũng không thể đ.ánh giá hoàn toàn chất lượng giáo dục.

Vấn đề các cơ sở giáo dục cần quan tâm đó là cách ứng xử, thái độ học tập của học sinh. Mặt khác, nhà giáo không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách làm người, hình thành và phát triển nhân cách người học nên mỗi thầy cô phải là những tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức để học sinh noi theo.

"Gọi trò là "con" thì giáo viên phải có trách nhiệm dạy dỗ, bảo ban học sinh đó như con của mình chứ không vì thế mà có những hành vi sai trái như xúc phạm, b.ạo h.ành học trò. Nếu xảy ra tình trạng như vậy thì cần phải lên án.

Theo tôi, tùy vào tình huống giao tiếp, độ t.uổi, văn hóa địa phương... giáo viên sẽ mềm dẻo, linh hoạt khi xưng hô, thể hiện được sự tích cực trong mối quan hệ hai bên. Thực tế, nhiều phụ huynh mong muốn con em mình được thầy cô gọi là "con" song, cũng không ít người phản đối", Giáo sư Phạm Tất Dong nêu quan điểm.

Xưng hô phù hợp theo từng cấp học

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, Giáo sư Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cách xưng hô trong môi trường học đường cần phải nhìn nhận ở cả mặt lý luận, tâm lý giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo của Việt Nam.

"Nhiều học sinh xưng "con" với thầy cô bởi "thầy cô như cha mẹ hiền", khi đó cách gọi này hết sức bình thường và tạo sự thân mật, gần gũi. Tuy nhiên quan niệm xưng "con" sẽ tình cảm hơn xưng "em" là không đúng. Theo tôi, giáo viên và học sinh xưng hô với nhau thế nào còn tùy thuộc vào tình huống, văn hoá vùng/miền, ngữ cảnh...", Giáo sư Đinh Quang Báo nói.

Theo nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cách xưng hô của thầy và trò cũng nên đặt trong sự phù hợp của từng cấp học.

Với khối mầm non và tiểu học, giáo viên có thể xưng hô "thầy/cô-con" để tạo cảm giác gần gũi, quan tâm.

Đến cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo viên nên chuyển cách xưng hô từ "thầy/cô-con" sang "thầy/cô-em" bởi nhiều giáo viên trẻ mới đi dạy một vài năm, khoảng cách t.uổi tác giữa thầy và trò không lớn, nếu gọi trò là "con" sẽ gây phản cảm.

Đối với bậc đại học, cao đẳng... giảng viên nên xưng hô "tôi-các bạn/các anh, chị" vì ở cấp học này, người học đã có tư cách công dân, việc xưng hô như vậy sẽ thể hiện sự tôn trọng của người dạy đối với sinh viên, học viên, tạo môi trường bình đẳng, dân chủ trong không gian học đường.

Xưng hô thầy trò chỉ nên thống nhất trong phạm vi từng trường, không luật hóa - Hình 2

Giáo sư Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Xuân Trung.

Trước đề xuất soạn thảo và ban hành quy chế về xưng hô trong nhà trường của nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân, Giáo sư Đinh Quang Báo cho rằng, các nhà trường nên thống nhất về cách xưng hô nhưng không nên luật hóa, quá khắt khe trong vấn đề này.

"Theo tôi, quy chế này chỉ nên mang tính hướng dẫn để thầy cô dựa vào đó tìm cho mình cách xưng hô phù hợp, chuẩn mực, vừa đúng với ngữ cảnh, tình huống, vừa thể hiện sự tôn trọng, thương yêu của giáo viên đối với học trò", nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ.

Cũng về vấn đề này, Phó Giáo sư Phạm Mạnh Hà - hiện công tác tại Khoa Quản lý Giáo dục - Trường Đại học Giáo dục Hà Nội (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, hiện tại Luật Giáo dục của Việt Nam không có quy định cụ thể về xưng hô đối với từng đối tượng trong trường học.

Phó Giáo sư Phạm Mạnh Hà nhận định, việc xưng hô trong nhà trường không chỉ thể hiện nguyên tắc của giáo dục mà còn cho thấy văn hóa ứng xử giữa thầy và trò.

"Tôi thấy việc tạo ra một quy định cứng nhắc về xưng hô trong nhà trường là không cần thiết nhưng nên có một sự thống nhất chung tại các trường học. Xưng hô giữa thầy và trò cần dựa trên yếu tố văn hóa, thứ bậc và phản ánh đúng vị thế của người dạy lẫn người học.

Ở mỗi cấp học, thầy cô sẽ có cách xưng hô với học trò khác nhau. Cá nhân tôi, khi đi dạy tôi ít khi gọi sinh viên là "em" mà thường xưng hô "thầy-các bạn", gọi như vậy để thể hiện sự tôn trọng của tôi dành cho sinh viên của mình.

Ngược lại, tôi cũng yêu cầu sinh viên xưng hô "em-thầy" khi muốn trao đổi, phát biểu ý kiến tại lớp học. Đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh thì sẽ dùng đại từ nhân xưng "tôi" bởi nhiều trường hợp học viên lớn t.uổi, nếu tôi quy định họ phải gọi "thầy" xưng "em" hoặc xưng "con" sẽ rất vô lý", Phó Giáo sư Phạm Mạnh Hà cho hay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Minh Khoa: Em chồng Midu, nhan sắc cực phẩm chuẩn tổng tài, có vợ hot girl
14:32:13 06/07/2024
Nine Naphat phải bán tháo xe sang để có t.iền cung phụng Baifern Pimchanok, mẹ ép chia tay vì đây?
17:01:12 06/07/2024
Nam Thư tiết lộ gu bạn trai, tuyên bố thẳng "có cảm xúc thì ok, mặc kệ mọi thứ"
14:58:06 06/07/2024
NSND nổi tiếng cả nước: Hôn nhân hơn nửa thế kỷ, chồng tù tội vẫn một lòng chung thủy, U80 viên mãn
14:30:42 06/07/2024
Baifern: công khai 2 mối tình đều tan vỡ, bị tố bòn rút khi hẹn hò Nine
17:13:48 06/07/2024
Midu- Minh Đạt lộ khoảnh khắc gặp mặt lần đầu, khiến netizen đứng ngồi không yên
14:54:32 06/07/2024
Victoria từng đính hôn, suýt trở thành vợ thợ điện trước khi lấy David Beckham
16:20:08 06/07/2024
Vụ xuống tay bằng Xyanua: trong 8 tháng 5 người ra đi, nghi phạm là con nợ
16:53:15 06/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa: Tiếp tục xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xã Phước Đồng

Tin nổi bật

20:38:34 06/07/2024
Bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao, mặc dù có vắc xin nhưng việc tiêm phòng chưa phổ biến. Khi phát hiện bệnh, cần phải tiêu hủy ngay đàn lợn bị nhiễm để ngăn chặn sự lây lan.

Quý 3, 4 con giáp khởi đầu thuận lợi, sự nghiệp thành công, t.iền tài tăng trưởng đều đặn

Trắc nghiệm

20:36:33 06/07/2024
Bánh xe quý 3 năm 2024 đã chuyển động. 4 con giáp dưới đây sẽ có sự khởi đầu thuận lợi, sự nghiệp, t.iền tài đều hanh thông.Cây cảnh vàng bạc, lá như tắc kè hoa sặc sỡ, t

Ahn Jae Hyun sững sờ nhận kết quả kiểm tra sức khỏe sau 5 năm ly hôn Goo Hye Sun: "Chắc tôi không sống lâu được"

Sao châu á

20:31:06 06/07/2024
Trên các diễn đàn mạng xã hội, người hâm mộ bày tỏ sự lo lắng cho tình trạng sức khỏe của Ahn Jae Hyun, đồng thời hy vọng nam diễn viên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để phục hồi thể trạng.

Nữ danh ca chịu nhiều oan ức khi làm vợ 4 của nhạc sĩ nổi tiếng, U70 hạnh phúc bên chồng 2

Sao việt

20:26:43 06/07/2024
Sau khi trải qua nhiều trắc trở trong hôn nhân, ở t.uổi U70, danh ca Nhã Phương đang có cuộc sống bình yên bên chồng 2 là người ngoại quốc.

Ekip Taylor Swift bị tống t.iền, 1 người phụ nữ quyền lực phía sau lộ mặt

Sao âu mỹ

20:26:41 06/07/2024
Ticketmaster - đơn vị phát hành vé tham dự chuỗi đêm nhạc Eras tour của Taylor Swift - đang bị nhóm tin tặc tống t.iền hàng triệu USD. Nhóm này tuyên bố đã lấy được dữ liệu mã vạch của hàng trăm ngàn vé tham dự đêm nhạc.

Một nam ca sĩ bị người nhà cô lập tại Úc: "Tôi bị la mắng, bị cho ăn thức ăn thừa"

Tv show

20:21:07 06/07/2024
Mới đây, chương trình Vali cảm xúc đã lên sóng với khách mời là ca sĩ Y Thanh. Y Thanh là một ca sĩ nổi tiếng tại hải ngoại, chuyên hát nhạc ngoại, nhưng gần đây đã về nước sinh sống.

Cần làm gì khi phát hiện rối loạn mỡ m.áu?

Sức khỏe

19:43:48 06/07/2024
Nếu một trong những yếu tố này dư thừa hoặc thiếu thì có hại cho cơ thể, gây ra những bệnh liên quan đến rối loạn mỡ m.áu như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch chi dưới.

Bắt nguyên cán bộ ngân hàng sau 7 năm trốn truy nã

Pháp luật

19:20:39 06/07/2024
Lực lượng chức năng đã bắt giữ Lê Thị Hợi. Hợi là đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định truy nã đặc biệt về 3 tội danh.

Esports World Cup 2024: Nhọc nhằn đ.ánh bại FlyQuest, G2 Esports vào bán kết gặp Top Esports

Mọt game

19:17:13 06/07/2024
Ở trận đấu cuối cùng của vòng tứ kết Esports World Cup 2024, G2 Esports đã ngược dòng đ.ánh bại FlyQuest 2-1. Theo đó, nhà vô địch LEC tiến vào bán kết đối đầu Top Esports, trong khi FlyQuest chính thức rời giải.

Nhan sắc không t.uổi của Jang Na Ra khi hóa thân thành nữ luật sư lạnh lùng

Phim châu á

18:56:01 06/07/2024
Tháng 7 này trên Truyền hình K+, Jang Na Ra và Nam Ji Hyun sẽ góp mặt trong Cộng sự hoàn hảo - Good Partner, drama Hàn lấy đề tài về các luật sư chuyên tư vấn ly hôn cho khách hàng.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh cảnh báo Lan đừng chơi với lửa

Phim việt

18:53:33 06/07/2024
Với linh cảm của mình, Đức Anh hiểu rằng mối quan hệ giữa thằng bạn thân của mình với Lan đang không ổn. Đức Anh khuyên chị gái mình nên rõ ràng.