Đến Bạc Liêu thưởng thức món bún ‘vừa ăn vừa khóc’
Món ăn có hương vị đặc trưng khó quên của xứ công tử Bạc Liêu này. Bún bò cay có màu đỏ tự nhiên, kích thích vị giác bởi vị cay nồng và rất bắt mắt người ăn, gây một cảm giác thích thú muốn ăn hoài.
Bạc Liêu là cái tên ít thấy trong bản đồ ẩm thực Việt, nên rất tò mò khi nghe ở Sài Gòn có món bún bò cay Bạc Liêu. Trước giờ xứ biển đó chỉ phổ biến các món bún liên quan tới hải sản như bún nước lèo Sóc Trăng, bún mắm Cà Mau, bún cá tôm Kiên Giang… và những món Hoa, vì cộng đồng dân cư đó khá đông đúc.
Mới nhìn thấy, dễ lầm bún bò cay Bạc Liêu với hủ tiếu bò kho, do cùng sắc màu, cùng loại rau, mấy miếng thịt bò… Nhìn kỹ hơn sẽ thấy sự khác biệt của sợi bún, chén muối ớt…
Ít nghe, không chỉ Bạc Liêu mà cả miền Tây về bún bò. Thứ mà hai miền Nam Bắc thường phải lùi lại nhường sân cho miệt giữa và thứ nữa là cay.
Lúc chưa chạm ngõ, cứ ngỡ là bún bò cay Bạc Liêu là một phiên bản miền Tây của bún bò (giò) xứ Huế. Khi cái tô mới bưng ra lại tưởng biến tấu của bò kho. Nhìn kỹ, “tiếp cận” hương, vị… mới thấy rất khác cả hai. Cũng như dễ nhận ra phần góp khá quan trọng cho sự ngon lành của món đến từ một phẩm vật quen thuộc của miền Nam – nước dừa, thứ hầu như không thấy ở hai món gợi nhớ kia.
Về cách nấu nước lèo, hơi na ná bún bò giò xứ Huế với thịt bò, xương heo hầm. Gia vị chính của bún Huế là sả còn ở bún Bạc Liêu còn có thêm gừng, nghệ, hồi, quế… thoảng hương ngũ vị, nhưng không nồng như ở bò kho, cà ri. Cũng không mắm ruốc nên hương nhẹ và thanh.
Sắc của món cũng khác khi người Huế dùng dầu điều để tăng màu thì bò cay Bạc Liêu chỉ dùng màu của nguyên liệu – đỏ của ớt, phối với tý vàng của nghệ trong gia vị. Ớt không dùng ớt tươi mà là sa tế được cho thẳng vô nấu. Để điều chỉnh vị cay và cả màu, ớt sừng đỏ ít cay có màu sáng đẹp được thêm vô. Dùng ớt sa tế để nấu, nước lèo cay sẵn từ trong nồi, không như nước lèo bún bò của xứ ăn cay có tiếng nhưng chẳng hề cay.
Không chỉ khác biệt hương, sắc, vị ngọt đậm đà của tô bún miền Dạ cổ hoài lang rất đặc biệt bởi sự góp mặt của nước dừa trong nước lèo. Tỷ lệ ít nhiều tùy quán, vị ngọt khó lẫn của nước dừa rất khác với cái ngọt hành tây, hăng hăng của củ cải trắng… phối với ngọt thịt bò, xương heo làm món bún cay ngọt ngon đậm đà. Rất miền Tây!
Sở dĩ có nói thoạt nhìn dễ lầm bò kho vì không chỉ màu nước lèo, mà cả rau ăn kèm ngò gai, húng quế… Nhưng dễ thấy sự khác biệt là ở bún. Dù bò kho rất dễ phối nhiều nguyên liệu như bánh phở, hủ tiếu mềm, hủ tiếu dai, mì sợi… nhưng chưa có “bún bò kho”.
Sự hòa quyện của bún tươi mềm mượt trong nước dùng hơi sanh sánh là một phối hợp dễ ăn hơn so với cọng hủ tiếu dai dai – phiên bản thường gặp nhất của bò kho. Tương truyền rằng đây là món mới được chế tác hồi giữa thế kỷ trước, giúp giải rượu cho các vị quan chức sau các đêm vui triền miên. Cũng có lý, vì sau cơn say thì hủ tiếu quả là khó nhằn hơn là bún mềm mại.
Xương heo chỉ để nấu lấy vị ngọt. Chỉ thịt bò, không có xương, giò trong món bún bò cay đúng như tên gọi – thêm cái khác nữa với tô bún bò xứ cố đô mà đôi khi bò còn lép vế bên cạnh cục xương, giò, viên mọc, chả cây, chả tôm… Bò có nạc lẫn gân, mềm, dai, giòn bổ sung nhau. Lại thêm món vừa giống vừa khác với bò kho của người Nam dù là ăn khô với bánh mì hay món nước hủ tiếu, phở… luôn có chén muối tiêu chanh để chấm miếng bò thêm đậm đà, ở đây là muối ớt.
Video đang HOT
Ở nhiều quán, nghe kể cả ở Bạc Liêu là muối hột đâm giập. Muối lẫn ớt đều được xay nhuyễn mịn, sấy khô, trộn kỹ thành chén muối hồng hồng lấp lánh tinh thể muối, đẹp và thơm…. Muối ớt và cả ớt sa tế trong quán là nhà làm, vì chúng góp phần quan trọng trong việc nấu lẫn chấm, hàng chợ không đáp ứng được.
Theo kinh nghiệm củ những chủ quán, muối hột đâm ớt có vị thơm riêng nhưng khó bảo quản lâu do ớt đã giập. Muối ớt khô nhuyễn bảo quản lâu và khá lý thú là ớt qua lửa gia giảm độ cay, hợp hơn với dân Sài Gòn.
Cách làm chả cua Huế dai ngon, đậm vị
Bạn đã bao giờ nếm thử qua hương vị đặc trưng của món chả cua Huế chưa? Cùng nhau học cách làm chả cua Huế dai ngon, đậm vị nhé!
Miền đất Huế không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc nên thơ và những di tích cổ xưa mà còn với rất nhiều đặc sản thơm ngon nức tiếng. Ẩm thực Huế luôn mang một hương vị rất riêng mà không nơi nào có được.
Sau đây, hãy cùng Bách hóa XANH vào bếp và xem cách làm chả cua Huế dai ngon, đậm vị, một món đặc sản nổi tiếng của xử sở cố đô thơ mộng.
1Nguyên liệu làm chả cua Huế
Nguyên liệu làm chả cua Huế (Nguồn internet)
350g thịt heo xay
100g thịt tôm xay
200g thịt thân cua
200g thịt chân cua
Gạch cua sốt dầu
Tỏi, hành tím
Đường, muối, hạt nêm, tiêu hạt, tiêu xay, bột nổi, bột khoai tây, dầu điều, dầu ăn.
2Cách làm chả cua Huế
Bước 1 Ướp thịt và làm đông thịt
Chuẩn bị 1 cái tô nhỏ, bạn cho vào tô 4 muỗng canh nước đá lạnh, 6 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 4 muỗng cà phê bột khoai tây, 2 muỗng cà phê bột nổi, 2 muỗng canh dầu ăn và khuấy đều cho hỗn hợp tan hết.
Bạn cho thịt heo xay vào trong một túi zip, đổ hỗn hợp vừa trộn vào và bắt đầu nhồi thịt thật đều tay cho thấm đều gia vị. Nhồi thịt xong, bạn trải đều thịt trong túi zip và cho vào ngăn đông của tủ lạnh từ 1 đến 4 tiếng.
Tôm bạn băm nhỏ vừa phải rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh 1 đến 4 tiếng như với thịt heo xay.
Bước 2 Quết thịt bằng máy
Sau khi để thịt heo và thịt tôm trong ngăn đông đủ lâu, bạn lấy cả 2 ra và cho vào máy quết thịt, bật mức số 1. Khi hỗn hợp bắt dầu dẻo hơn, bạn tạm tắt máy và cho vào 2 muỗng canh dầu điều, 1 muỗng tỏi băm và 2 muỗng hành tím băm và 3 muỗng cà phê tiêu nguyên hạt rồi tiếp tục bật máy quết. Bạn tiếp tục quết như vậy cho đến khi hỗn hợp trở nên thật dẻo và mịn.
Mẹo hay: Trong lúc quết bạn nên thường xuyên sờ tay vào dưới đáy máy quết để thử độ lạnh, nếu hết lạnh, bạn có thể thêm 3 hoặc 4 viên đá lạnh vào, thịt phải lạnh thì thành phẩm mới dẻo và ngon. Ngoài ra, trong quá trình quết, bạn nên cho máy nghỉ khoảng 3 hoặc 4 lần, vén phần thịt dính vào thành máy xuống, để máy nghỉ một chút rồi mới quết tiếp, phải đảm bảo máy quết không bị nóng, ảnh hưởng đến độ lạnh của thịt.
Bước 3 Trộn chả cua
Sau khi hỗn hợp thịt đã được quết đến độ dẻo vừa phải, bạn cho thịt ra thau, thêm vào 200g thịt thân cua, 200g thịt chân cua, 2 muỗng cà phê gạch cua xào dầu và 2 muỗng cà phê tiêu xay, trộn đều lại với nhau.
Sau khi trộn xong, bạn cho chả cua vào túi zip và cất vào tủ lạnh để bảo quản, khi muốn sử dụng thì bạn lấy chả đi hấp hoặc chế biến cùng các món khác.
Bước 4 Hấp chả cua
Bạn múc lấy chả cua ra chén rồi cho vào trong nồi hấp trong khoảng 20 đến 30 phút cho chín đều. Trước khi hấp, bạn có thể dùng lòng đỏ trứng vịt hoặc dầu điều hoặc hỗn hợp 2 nguyên liệu trên để phết một lớp lên bề mặt chả, giúp cho chả trong ngon mắt hơn.
Mẹo hay: Sau khi trộn bạn có thể lấy một ít chả ra hấp lên thử xem đã hợp vị chưa rồi nêm thêm các loại gia vị cho phù hợp với ý thích của từng gia đình.
Bước 5 Thành phẩm
Chả cua Huế dù là mùi thơm hay hương vị đều vô cùng đậm đà, nồng đượm. Chả cua dai dai, có chút giòn giòn của thịt tôm và vị cay nồng của hạt tiêu sẽ làm bạn yêu thích không thôi.
Kết hợp chả cua Huế với các món như bún riêu, bún chả hoặc canh
3 Thưởng thức
Bạn cũng có thể kết hợp chả cua với các món như bún riêu, bún chả hoặc canh,... đều vô cùng ngon lành bạn nhé.
4Cách bảo quản chả cua Huế
Chả cua Huế sau khi làm xong bạn có thể dùng nấu hoặc ăn kèm với các món ăn khác, nếu chưa ăn hay dùng không hết thì bạn có thể cho chả vào hộp đậy kín, bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Bảo quản theo cách này thì chả để được lâu mà không ảnh hưởng tới hương vị.
5Chả cua Huế nấu gì ngon?
Chả cua Huế dùng để um hay chiên đều ngon
Chả cua Huế thay vì để chế biến hoặc ăn chung với các món ăn quen thuộc như: Bún bò Huế, bánh canh Huế,...Bạn hoàn toàn có thể dùng chả cua để nấu các món ăn sau:
Chả cua nấu canh rau mồng tơi: Nếu bạn yêu thích canh rau mồng tơi mát lành thì có thể nấu cùng chả cua Huế đảm bảo vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Canh đậm đà, ngọt thanh, chả cua bùi bùi và giàu dinh dưỡng. Chả cua Huế um: Món này làm rất đơn giản, nhanh nhưng ăn với cơm lại ngon vô cùng. Dù chiên hay kho... đều mang đến hương vị tuyệt hảo. Chả cua Huế chiên cơm: Đây là món mới lạ, vừa ngon vừa rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là các bé lười ăn, giúp bổ sung canxi, khắc phục tình trạng ốm vặt. Chả cua Huế kho với thịt heo: Từng miếng chả cua đậm đà kết hợp với thịt heo dai ngon, đây là món ăn phù hợp vào những ngày lạnh, đặc biệt còn rất "tốn" cơm.
Vậy là món chả cua Huế đã hoàn thành, sẵn sàng cho mâm cơm gia đình. Khi bạn đã chán các loại chả cá, thịt heo, thịt bò thường gặp thì hãy thử ngay cách làm trên để chế biến món chả cua Huế dai ngon, đậm vị để đổi món cho gia đình mình nhé. Chúc bạn thành công.
Bản đồ ẩm thực: Thương hoài món bún dây vùng đất võ Chẳng biết có duyên gì hay không mà đất Hoài Nhơn lại sở hữu nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Bình Định, từ bánh tráng dừa, bánh hồng, bánh trụng đến bánh dây. Bánh dây còn được gọi là bún dây, bởi do hình dáng giống sợi bún thông thường. Thế nhưng, cách chế biến và thưởng thức của bún dây...