Đêm trước ngày ra tòa, mẹ chồng nấu hai bát mì gọi vợ chồng tôi xuống ăn, bà hỏi một câu khiến cả hai nghẹn ngào rút đơn ly hôn
Đến một hôm, chồng tôi đưa đơn ly hôn bảo tôi ký. Tài sản sẽ chia đôi, hai con cũng chia đôi.
Anh nói anh đã có người khác rồi. Tôi cũng chẳng còn gì luyến tiếc, đặt bút ký. Vợ chồng tôi từng có khoảng thời gian sống khổ sống cực. Chúng tôi bươn chải làm đủ nghề kiếm tiền cơm từng bữa, ở trong căn trọ chật hẹp với mái tôn dột nát. Có khi còn phải ăn mì gói suốt một tuần. Có khi rong túi chẳng còn đồng nào. Nếu những lúc đó không có tình yêu dành cho nhau quá lớn thì có lẽ đã không thể cùng nhau vượt qua tất cả.
Nếu những lúc đó không có tình yêu dành cho nhau quá lớn thì có lẽ đã không thể cùng nhau vượt qua tất cả – Ảnh minh họa: Internet
Chúng tôi đi lên từ hai bàn tay trắng, làm lụng vất vả mới có được một xưởng may mặc, từ nhỏ thành lớn, từ chưa có gì thành có của ăn của để. Giờ thì nhà trọ đã được thay bằng nhà lầu, chiếc xe cũ kĩ đã được thay bằng ô tô. Không còn những bữa mì gói, rau luộc, mà là ăn nhà hàng sang trọng. Mọi thứ đủ đầy hơn, chỉ có tình yêu giữa tôi và chồng dần nghèo nàn.
Từ lúc không còn dành thời gian cho nhau, đến khi chẳng còn biết nói gì với nhau ngoài con cái. Giữa vợ chồng tôi đã có một khoảng cách vô hình không cách nào kéo lại. Đến một hôm, chồng đưa đơn ly hôn bảo tôi ký. Tài sản sẽ chia đôi, hai con cũng chia đôi. Anh nói anh đã có người khác rồi. Tôi cũng chẳng còn gì luyến tiếc, đặt bút ký.
Video đang HOT
Tôi cũng chẳng còn gì luyến tiếc, đặt bút ký – Ảnh minh họa: Internet
Mẹ chồng tôi biết chuyện, bà từ quê lên thành phố ngay hôm sau. Bà nhìn hai đứa cháu buồn bã không nói nên lời. Vợ chồng tôi vẫn bình thản, cho rằng chỉ ly hôn thì chúng tôi mới có thể hạnh phúc hơn. Đến đêm hôm đó, đợi hai cháu đã ngủ, mẹ chồng tôi xuống bếp nấu hai bát mì rồi gọi vợ chồng tôi xuống.
Đợi đến khi chúng tôi ăn xong thì mẹ chồng tôi hỏi một câu, bà nói cứ suy nghĩ rồi trả lời bà, trả lời được rồi thì ly hôn cũng không muộn. Bà hỏi vợ chồng tôi:
“Hồi trước hai đứa có thể ăn mì cùng nhau sống vui vẻ qua thời khổ cực, sao giờ trong nhà cái gì cũng có thì lại muốn ly hôn? Hai đứa có chắc sẽ tìm được người chịu ăn mì tôm khi túng thiếu nghèo khó cùng mình như thế không?”.
Mùi mì tôm vẫn chưa tan trong phòng ăn, chúng tôi chẳng trả lời được câu hỏi của mẹ chồng. Chúng tôi từng cùng nhau qua khổ cực không tiếc gì, sao giờ khi giàu sang lại muốn bỏ nhau? Vợ chồng tôi cứ lặng người cả đêm, hết nhìn nhau rồi lại nhìn con, trong lòng nghèn nghẹn cảm xúc.
Mùi mì tôm vẫn chưa tan trong phòng ăn, chúng tôi chẳng trả lời được câu hỏi của mẹ chồng – Ảnh minh họa: Internet
Sáng hôm sau, chồng tôi xé đơn ly hôn, anh hỏi tôi có thể cùng anh làm lại từ đầu không? Tôi khóc, nhớ lại ngày chúng tôi từng ở trọ, anh cũng từng hỏi tôi có thể kiên trì cùng anh không? Đương nhiên là có thể, chúng tôi ngày trước chẳng có gì cũng không sợ khổ, giờ đã có mọi thứ, lại có con cái, gia đình, thì sao còn phải sợ?
Mẹ chồng là người đã níu kéo cuộc hôn nhân đổ vỡ của chúng tôi. Bà nhắc chúng tôi một bài học rằng hôn nhân là phải cùng nhau, dù là khi nghèo khó, khi cạn cùng tình cảm thì cũng hãy thử cùng nhau làm lại một lần.
Quá mệt mỏi với chồng và những người thân của anh
Hết bố mẹ chồng rồi đến em chồng vỡ nợ, mọi gánh nặng đổ hết lên đầu vợ chồng tôi gần 10 năm nay...
Ảnh minh họa
Chồng hiền lành, tốt tính và yêu tôi thật lòng nên tôi cũng yêu và đồng ý làm vợ anh. Trước khi cưới, tôi không tìm hiểu kỹ về gia đình anh, mà chỉ tìm hiểu chồng mình, thấy anh là người tốt, có trách nhiệm với bản thân và gia đình nên quyết định kết hôn.
Cưới xong, bố mẹ tôi cho hai vợ chồng một căn chung cư, gần 100 m2, nên hai vợ chồng sống ở đó. Cứ tưởng yên ổn, thì 5 tháng sau đám cưới bố mẹ chồng bị vỡ nợ, ông bà lâu nay chơi lô đề, cá độ bóng đá, không có tiền trả họ đến chửi bới, rồi siết nhà, bố mẹ chồng phải bán cả căn nhà đang ở để trả nợ mà vẫn thiếu, vợ chồng tôi phải bù vào mấy chục triệu để lo cho ông bà.
Rồi sau đó là những tháng ngày bố mẹ chồng đi ở trọ, cái gì cũng thiếu thốn, nên cũng lại một tay vợ chồng tôi sắm sửa, trả tiền nhà trọ, thậm chí cả tiền ăn hàng tháng cho bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng cũng không muốn về ở cùng vợ chồng tôi, vì không muốn mang tiếng cả họ đến ở rể, không muốn mất sĩ diện với thông gia vì bây giờ không còn nhà để ở.
Bố mẹ chồng thì vậy, còn em trai chồng nữa, ngoài 30 tuổi cũng chẳng có công ăn việc làm ổn định, đã thế cứ vài hôm lại làm ra một món nợ và vợ chồng tôi lại cũng là người đứng ra lo liệu. Bây giờ đã có gia đình, vợ con, nhưng tính nết vẫn không thay đổi, vẫn chẳng chịu làm ăn gì, chỉ suốt ngày cờ bạc rồi nợ nần.
Chồng tôi thì đắm đuối với bố mẹ rồi với em trai, nên cứ họ khó khăn gì, là anh lại cuống lên, rồi nói tôi đi vay mượn, chuyển tiền cho họ giải quyết vấn đề.
Gần 10 năm nay rồi, bình thường thì không sao, nhưng cứ hễ gia đình anh có chuyện, anh không quan tâm đến chuyện tôi vay mượn ở đâu, nhà còn tiền hay hết, và con tôi ngày mai, ngày kia ăn bằng cái gì, mà chỉ quan tâm làm sao để bố mẹ anh, em trai anh đỡ khổ, vì họ phải đi ở trọ, không có nhà, đã đủ khổ lắm rồi.
Tôi thương chồng, yêu chồng, vì anh là người duy nhất trong gia đình anh không giống như những người thân của anh. Anh cũng rất yêu thương và lo lắng cho mẹ con tôi. Nhưng nếu tiếp tục sống với anh là tôi tiếp tục phải chịu thiệt thòi, phải lo lắng và gánh vác những chuyện mà bố mẹ anh, em trai anh gây ra.
Trong khi đó, sức tôi có hạn, tôi không thể cứ vì họ mà dốc hết của cải, rồi đi vay mượn để lo cho họ mãi được. Nên muốn ly hôn, để giải thoát bản thân mình khỏi cuộc sống bế tắc của anh và những người thân của anh.
Sau khi mẹ chồng cầm hồ sơ bệnh án của con trai, bà đưa cho tôi 200 triệu rồi buông lời phũ phàng Liệu tôi có nên nghe theo lời yêu cầu của mẹ chồng hay không? Có một người mẹ chồng rất coi trọng chuyện môn đăng hộ đối quả thực cực kỳ áp lực, ngột ngạt. Gia cảnh nhà tôi từ vài năm trước rất khó khăn, tới nỗi chỉ cần nghe đến hai chữ "nợ nần" là tôi đủ ám ảnh. Nhưng tôi...