Đem bức tượng con chim kỳ lạ đi kiểm định, người phụ nữ kinh ngạc khi chuyên gia phán
Con gái của người phụ nữ cho biết ngày nhỏ, mình từng mất ngủ vì bức tượng con chim trông khá gớm ghiếc này, nhưng không ngờ nó lại có giá trị tới cả 1 gia tài như vậy.
Hôm Chủ nhật (25/6) vừa qua, các vị khách tới tham dự chương trình Antiques Roadshow – 1 chương trình thẩm định các món đồ cổ do đài BBC 1 của Anh thực hiện, đã có dịp kinh ngạc trước món đồ mà 1 người phụ nữ mang tới đây.
Nhìn bề ngoài, nó chỉ là một bức tượng không có gì nổi bật, nếu không muốn nói là hơi có phần đáng sợ, tuy nhiên, đây không phải là một món đồ tầm thường, và giá trị của nó đã khiến cho tất cả đều phải sững sờ, bao gồm cả con gái của người phụ nữ – chủ nhân của bức tượng. Cô gái trẻ thừa nhận rằng hồi nhỏ, cô đã từng sợ bức tượng đến nỗi không ngủ được.
Đem bức tượng con chim xấu xí đi kiểm định, người phụ nữ sững sờ nghe chuyên gia phán
Trong chương trình lần này, 2 người phụ nữ là mẹ con đã cùng nhau đem bức tượng một chú chim đến nhờ chuyên gia Steven Moore của chương trình Antique Roadshow kiểm định.
Người phụ nữ cho biết con chim này là của bố mẹ mình để lại và ngày trước, nó được để ở một phòng ngủ không ai dùng tới. Sau đó, người phụ nữ và con gái cô đã đặt tên cho bức tượng này là Ernie. Vì nó đã tồn tại ở gia đình họ trong nhiều năm nên người phụ nữ tò mò muốn biết về lịch sử của món đồ cổ này cũng như xem nó có phải một vật giá trị hay không.
Ernie – Bức tượng về con chim có phần khá dữ dằn.
Bức tượng có màu nâu đen, mô phỏng một chú chim đang ở tư thế ngồi, với phần đầu tách rời có thể nhấc ra khỏi thân. Từ màu sắc cho đến biểu cảm của con chim khiến cho người xem có cảm giác rờn rợn.
Chính con gái của người phụ nữ cũng thừa nhận ngày nhỏ, cô đã sợ Ernie đến nỗi mất ngủ vì nó. “Ngày nhỏ tôi và anh trai tôi đã rất sợ con chim này, sợ đến mức ban đêm chúng tôi mất ngủ hoặc gặp ác mộng vì nó. Chúng tôi đã khóc lóc ầm ĩ và cuối cùng, chúng tôi bắt bố mẹ phải đem cất đi thì mới dám đi ngủ”, cô con gái của người phụ nữ chia sẻ tại chương trình.
Hai mẹ con người phụ nữ chia sẻ tại chương trình.
Chuyên gia Steven Moore cũng đồng tình rằng bức tượng này mang tính sưu tầm và hài hước nhận định rằng con chim có khuôn mặt mà có lẽ “chỉ có mẹ của con chim mới yêu được nó”.
Do đó, với món đồ không mấy đẹp mắt này, nhiều người tin rằng có lẽ nó không hề có giá trị.
Tuy nhiên, nhận định của chuyên gia Steven Moore đã khiến nhiều người, bao gồm cả 2 mẹ con người phụ nữ phải kinh ngạc.
Chuyên gia Steven Moore đang thẩm định bức tượng con chim.
Ông Steven cho rằng, phần đầu và phần thân mình của con chim có vẻ không khớp với nhau cho lắm. Nếu các phần bị mất của nó được tìm thấy thì bức tượng có thể bán được với giá 70.000 bảng Anh (tương đương hơn 2 tỷ VNĐ), riêng đầu của con chim đã có giá trị khoảng 4000 bảng Anh (tương đương 120 triệu VNĐ) rồi.
Chỉ riêng phần đầu của con chim đã trị giá hơn 120 triệu VNĐ.
Tại sao bức tượng này lại có giá trị đến thế?
Thông tin này đã khiến cho nhiều người không thể tưởng tượng nổi. Vô số các bình luận trên mạng xã hội đã xuất hiện, ví dụ như “Ai lại sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn đến vậy để mua một mảnh gốm như vậy chứ?”, hoặc “Bốn nghìn bảng cho một cái đầu con chim ư?”, hay “Có lẽ nếu cho tôi bức tượng về con chim xấu xí này thì tôi cũng chẳng nhận, thế mà nó trị giá tới 2 tỷ VNĐ ư?”.
Thậm chí, một số người dùng mạng còn so sánh bức tượng con chim này với các nhân vật trong bộ phim hoạt hình Những chú chim giận dữ.
Vậy tại sao bức tượng lại có giá trị đến vậy? Hẳn nó phải có điều gì đó đặc biệt chứ?
Được biết, bức tượng về chú chim này là tác phẩm của anh em nhà Martin – những nghệ nhân gốm nổi tiếng của thủ đô London, Anh vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Một trong các thiết kế khác của anh em nhà Martin.
Bốn anh em nhà Martin từng được biết đến nhiều nhất vì những thiết kế mang tên Wally Birds, tức là những vật được trang trí (như kiểu chai, lọ đựng thuốc lá) được làm theo hình các chú chim kỳ lạ với mỏ dài, chân to, cái đầu giống người với ánh nhìn châm biếm. Chúng đều có đặc điểm dễ nhận dạng đó là bộ phận đầu có thể tách rời với thân và đóng vai trò như nắp của các vật đựng.
Các thiết kế của anh em nhà Martin được gọi là Martinware và rất phổ biến với giới sưu tầm từ những năm 70 của thế kỷ trước. Do đó, bất kỳ ai sở hữu những món đồ của anh em nhà Martin đều có thể bán được với số tiền khủng.
3 bảo vật 'xuyên không' hàng nghìn năm, chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện máy bay kỳ lạ
Các chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện 3 bảo vật nghìn năm có vẻ ngoài giống với những đồ vật thời hiện đại.
Người xưa đã chế tác chúng như thế nào?
Theo các chuyên gia, các cổ vật, di vật văn hóa được tìm thấy có thể cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quý giá về lịch sử. Trong những năm qua, có nhiều di vật văn văn hóa đã được khai quật. Tuy nhiên, có một số bảo vật khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên khi có vẻ bề ngoài không khác gì các sản phẩm công nghệ thời hiện đại.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu còn nghi ngờ chúng là "đồ giả". Tuy nhiên, sau khi kiểm tra và nghiên cứu kỹ lưỡng, hóa ra các cổ vật này là đồ thật cách đây hàng nghìn năm và không phải là "xuyên không" từ thời hiện đại.
Dưới đây là 3 bảo vật đặc biệt như thế.
Thứ nhất, máy bay
Một đồ vật cách đây hơn 4.000 năm có hình dạng giống hệt máy bay thời hiện đại.
Đây là một cổ vật có hình máy bay được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Ai Cập vào năm 1989. Mô hình máy ba này được làm bằng gỗ và nặng khoảng 31 gram. Điều kỳ lạ là 14 mô hình máy bay tương tự cũng được tìm thấy ở một số nơi khác tại Nam Mỹ. Thoạt nhìn, di vật văn hóa này không giống như đồ vật được phát hiện trong một ngôi mộ cổ có niên đại hơn 4.000 năm.
Nhiều người sẽ cho rằng đây là đồ vật xuyên không từ thế giới hiện đại. Hơn nữa, chiếc máy bay đầu tiên được con người phát minh vào năm 1903. Thế nhưng rõ ràng cổ vật trên giống một chiếc máy bay hiện đại đến mức nhiều người phải ngạc nhiên cho rằng đây là sản phẩm của người ngoài hành tinh để lại trên Trái Đất. Trên thực tế, qua kiểm tra và nghiên cứu, các chuyên gia kết luận rằng, đây thực sự là bảo vật được chế tác cách đây hơn 4.000 năm.
Thứ hai, chiếc cốc pha lê
Chiếc cốc pha lê hơn 2.000 năm có vẻ ngoài rất giống với cốc thủy tinh ngày nay.
Chiếc cốc có hình dáng trông giống hệt như những chiếc cốc thủy tinh thời hiện đại. Trên thực tế, vào tháng 10/1990, chiếc cốc kỳ lạ này được phát hiện trong một ngôi mộ thời Chiến Quốc ở thôn Thạch Đường, thị trấn Bán Sơn, thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).
Ngay từ khi được khai quật, nhiều nhà khảo cổ đã nghi ngờ về tính xác thực của chiếc cốc. Đồng thời, các chuyên gia cho rằng đây là vật dụng được các kẻ trộm mộ để lại.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, các chuyên gia xác định chiếc cốc này là một bảo vật được chế tác cách đây hơn 2.000 năm. Việc cổ vật có hình dạng hoàn toàn giống với cốc thủy tinh thời hiện đại chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Chiếc cốc được làm bằng pha lê tự nhiên với độ tinh khiết cao, cao 15,4 cm, đường kính 7,8 cm, đường kính đáy là 5,4 cm, và có ánh sáng màu hổ phách. Chiếc cốc pha lê này đã được công nhận là bảo vật quốc gia và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hàng Châu.
Thứ ba, thước cặp bằng đồng
Chiếc thước cặp bằng đồng được tìm thấy trong lăng mộ của Vương Mãng. Thiết kế của bảo vật này khiến các chuyên gia bối rối, thậm chí nghi ngờ là đồ giả.
Đây là một thước cặp bằng đồng, một công cụ đo lường vào thời Vương Mãng (45 TCN - 23), một quyền thần của nhà Hán, người về sau trở thành hoàng đế duy nhất của nhà Tân, làm gián đoạn nhà Hán. Theo các chuyên gia, chiếc thước cặp này được sản xuất vào năm 9.
Cổ vật hơn 2.000 năm tuổi được làm bằng đồng và có hình dạng hơi giống một khẩu súng lục. Đặc biệt, nhìn tổng thế, thước cặp được tìm thấy trong ngôi mộ cổ có thiết kế rất giống với thước cặp Vernier, công cụ đo lường mà chúng ta sử dụng trong thời hiện đại. Ngay cả thang đo cũng được chế tác rất chính xác.
Vì quý hiếm, chiếc thước cặp dài 13,3 cm đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Theo các chuyên gia, chiếc thước cặp bằng đồng hơn 2.000 năm tuổi là thước cặp sớm nhất được phát hiện trên thế giới.
Nhiều người đặt câu hỏi rằng, nhà Hán liệu có một phương pháp đo lường, tính toán với quy mô tiên tiến như vậy? Hoặc chiếc thước cặp hơn 2.000 năm tuổi trên có phải là một sản phẩm của thế giới hiện đại? Bởi thước cặp là một công cụ đo lường hiện đại và được cho là xuất hiện lần đầu vào năm 1631. Do đó, bảo vật trên là di vật văn hóa mà ngay cả các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ là "đồ giả".
Thậm chí Vương Mãng còn bị nhiều người nghi ngờ cho rằng ông là vị hoàng đế "du hành thời gian". Bởi vì khi còn sống, Vương Mãng ôm tham vọng xây dựng một thế giới hoàn mỹ khi thực thi nhiều biện pháp quá tân tiến và hiện đại.
Kỳ lạ cá sấu 'cười và vẫy tay' với nhiếp ảnh gia Một nhiếp ảnh gia ở Florida đã chụp được bức ảnh dường như một con cá sấu đang mỉm cười và vẫy tay với cô. Mới đây, McClatchy News đưa tin, cá sấu không được biết đến là những sinh vật thân thiện nhất. Nhưng nhiếp ảnh gia Melissa Chadwell ở Florida đã chụp được bức ảnh dường như một con cá sấu...