Delta hoành hành toàn cầu, WHO lo kịch bản u ám “300 triệu ca Covid-19″
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, Delta đang trên đà áp đảo các biến chủng khác trên toàn cầu, đồng thời cảnh báo thế giới có thể sớm ghi nhận con số 300 triệu ca Covid-19 do sự lây lan của Delta.
Biến chủng Delta lây lan như “cháy rừng”, đang gây nên các vùng dịch lớn trên toàn cầu (Ảnh minh họa: Reuters).
Quan chức WHO Maria Van Kerkhove ngày 16/8 cho biết, biến chủng Delta đang áp đảo các chủng virus SARS-CoV-2 khác khi nó đã xuất hiện ở bất cứ khu vực nào trên thế giới.
“Sự phổ biến của biến thể Lambda đang giảm xuống … và biến thể Delta lại đang tiếp tục tăng lên. Ở bất cứ nơi nào, khi có sự xuất hiện của chủng Delta, nó sẽ thay thế nhanh chóng các biến thể khác đang lây lan ở khu vực đó”, bà Van Kerkhove nói.
Theo các nghiên cứu, Lambda được cho có các đột biến khiến nó có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng gốc SARS-CoV-2 và có thể thoát khỏi kháng thể trung hòa sau khi nhiễm và sau khi tiêm các loại vắc xin.
Video đang HOT
Bà Van Kerkhove cho biết, Delta đã loang tới khu vực Trung và Nam Mỹ và dường như đang lấn lướt biến chủng đang chiếm ưu thế ở khu vực này là Lambda.
Delta, lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 10 năm ngoái, hiện đã lan tới 142 quốc gia. Xuất hiện lần đầu ở Mỹ vài tháng trước, nó giờ đã chiếm hơn 90% ca Covid-19 được giải trình tự gen ở nước này. Hầu hết nhóm người gặp nguy cơ cao nhất ở Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ và Washington đã phê duyệt việc tiêm liều bổ sung cho những người bị suy giảm miễn dịch.
Hơn 200 triệu người trên toàn cầu đã mắc Covid-19 kể từ cuối năm 2019. Thế giới chỉ mất 6 tháng để số ca bệnh tăng từ 100 triệu lên mốc gấp đôi. Với sự xuất hiện của chủng Delta đang lây lan như “cháy rừng”, WHO cảnh báo rằng con số này có thể dễ dàng đạt đến mốc 300 triệu ca vào đầu năm sau.
Trong bài phát biểu hôm 17/8, bà Van Kerkhove cho hay, dữ liệu từ các quốc gia cho thấy Delta đang gây nên rủi ro nhập viện cao hơn với những người nhiễm mầm bệnh, nhưng cho biết chưa có dữ liệu đầy đủ cho thấy nó gây chết chóc hơn các chủng khác.
“Về mức độ nghiêm trọng, chúng tôi thấy dữ liệu ở các quốc gia dường như chỉ ra rằng Delta gây nguy cơ nhập viện gia tăng. Chúng tôi chưa thấy bằng chứng nó làm gia tăng ca tử vong”, bà Van Kerkhove nói.
Quan chức WHO nhấn mạnh rằng, giống như các chủng khác, Delta gây ra rủi ro với những người mắc bệnh nền như béo phì, tiểu đường, tim mạch. Vấn đề của Delta là nó lây lan nhanh hơn rất nhiều chủng khác nên nó phát tán mầm bệnh cho nhiều người hơn và gây áp lực lớn lên hệ thống y tế toàn cầu.
Delta là "biến chủng dễ lây lan nhất" thế giới, lan rộng khắp 85 nước
Tổ chức Y tế Thế giới WHO gọi biến thể virus SARS-CoV-2 Delta là "dễ lây lan nhất" trên thế giới và nó đã lan ra khoảng 85 quốc gia.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: AFP).
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 25/6, xác nhận Delta hiện là biến chủng "dễ lây lan nhất" trong số các biến chủng đã được biết đến và ghi nhận trên thế giới, và nó đã xuất hiện ở ít nhất 85 quốc gia trên toàn cầu.
Ông Tedros đồng thời nhận định, sự lây lan mạnh mẽ của biến chủng này trong thời gian qua là do tình trạng các nước nghèo thiếu vắc xin trong khi các nước giàu đã tăng cường tích trữ các chế phẩm này. Ông so sánh dịch Covid-19 với đợt dịch cúm lợn năm 2009 khi các nước nghèo phải chờ rất lâu mới tới lượt nhận vắc xin.
Maria Van Kerkhov, một quan chức WHO, cảnh báo: "Biến thể Delta sẽ tiếp tục biến đổi. Hiện tại, các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng của chúng ta chứng minh hiệu quả, vắc xin của chúng ta hoạt động, các phương pháp chẩn đoán và điều trị đều có tác dụng. Nhưng có thể sẽ đến lúc virus này tiếp tục biến đổi nhưng các biện pháp trên thì không còn tác dụng. Tình hình toàn cầu rất mong manh".
Delta là chủng virus lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ và được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới đợt bùng dịch nghiêm trọng ở quốc gia Nam Á hồi tháng 4 và tháng 5.
Trong khi đó, COVAX, sáng kiến phân phối vắc xin cho các nước nghèo do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, đã nhiều lần bị lỡ kế hoạch phân bổ chế phẩm này vì thiếu nguồn cung.
Trong bối cảnh biên giới đang mở cửa và các biện pháp chống dịch đang dần nới lỏng trên khắp châu Âu, Mỹ và các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, WHO cảnh báo điều này có thể dẫn tới sự bùng phát trở lại của mầm bệnh.
Quan chức Van Kerkhove cho biết, châu Âu hiện có hàng loạt sự kiện - từ các giải thi đấu thể thao quy mô lớn tới những bữa tiệc thịt nướng tại nhà - có thể sẽ gây ra hậu quả khiến mầm bệnh lây lan mạnh.
Hồi đầu tháng, giới chức Anh tuyên bố họ sẽ cho phép 60.000 người hâm mộ tới sân Wembley ở London xem các trận đấu trong khuôn khổ giải bóng đá EURO 2020. Các chuyên gia y tế đã bày tỏ quan ngại với quyết định này vì chủng Delta rất nguy hiểm và việc cho phép tụ tập đông người có thể sẽ tạo ra cơ hội cho nó lây lan mạnh.
Delta lấn lướt tất cả biến chủng khác, giới khoa học cảnh báo đột biến mới Sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta khiến giới khoa học lo ngại về những biến đổi khó lường mà nó có thể gây ra và cản trở cuộc chiến ứng phó đại dịch Covid-19 của thế giới. Một số nghiên cứu chỉ ra, Delta có thể khiến bệnh nhân Covid-19 chuyển biến xấu nhanh hơn (Ảnh minh họa: Reuters). Delta...