Đề xuất thêm đối tượng được cấp miễn phí thuốc kháng HIV
Bộ Y tế đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Trong đó, Bộ đề xuất thêm đối tượng được cấp miễn phí thuốc kháng HIV.
Ảnh minh họa
Theo Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11, người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV.
Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất thêm đối tượng người nhiễm HIV trong trạm giam, trại tạm giam được cấp miễn phí thuốc kháng HIV.
Video đang HOT
Như vậy, theo đề xuất tại dự thảo, Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV cho các đối tượng sau: 1- Người phơi nhiễm với HIV, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; 2- Người phơi nhiễm với HIV, nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế; 3- Phụ nữ và trẻ em có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo quy định; 4- Trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV; 5- Người nhiễm HIV trong trạm giam, trại tạm giam.
Cũng theo dự thảo, phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí. Cụ thể, phụ nữ mang thai tham gia bảo hiểm y tế khi xét nghiệm HIV được quỹ bảo hiểm y tế chi trả; phụ nữ mang thai chưa tham gia bảo hiểm y tế khi xét nghiệm HIV được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.
Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS. Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc chẩn đoán nhiễm HIV đối với phụ nữ mang thai, chăm sóc và điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, người mẹ nhiễm HIV khi sinh con và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
Theo PLXH
Vì sao nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có bệnh (đặc biệt là các bệnh về ung bướu, ung thư)... kiêng đi đám ma vì sợ hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh và làm bệnh phát tác mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiều người cũng quan niệm rằng đó là mê tín dị đoan, không đáng tin.
Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê và ngay cả thành phố, rất nhiều người kiêng đi viếng đám ma bởi họ sợ "hơi lạnh" ở nhà người mới chết. Nhiều người cho rằng hơi lạnh là nguyên nhân gây ra tật bệnh.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hương - nguyên phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - thì đám ma có nhiều dạng khác nhau. Có người chết trẻ, người chết già, người chết không mang bệnh nói chung và cả người chết vì bệnh lây nhiễm như lao, suy giảm miễn dịch HIV, AIDS... Như vậy tuỳ nguyên nhân tử vong mà người ta có những quy định riêng khi an táng nhằm bảo vệ tránh lây lan bệnh tật. Người chết sau 6 giờ mới có "hơi lạnh".
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hương, sau khi ngừng hô hấp, tuần hoàn chết lâm sàng chuyển sang chết thực sự các quần thể vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể người sống bắt đầu rời đi và phải mất đến 6 giờ thì cuộc thoát xác các vi khuẩn mới hoàn thành. Chúng rời xác để nhường chỗ cho những vi khuẩn hoại sinh ký túc trên xác chết. Những loài vi khuẩn này bắt đầu huỷ hoại xác chết và giải phóng ra các độc tố từ quá trình "chè chén" xác chết. Quá trình tụ tập này tăng lên hàng giờ, vô số loại không kể hết. Người chết càng lâu thì "hơi lạnh" càng nhiều. Thật ra, "hơi lạnh" chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán.
Đặc biệt, chỉ sau 10 giờ, thi thể người chết có sự thay đổi mạnh. Lúc này, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên và khuếch tán ra môi trường bên ngoài.
Việc liệm nhanh đối với những người chết vì tai nạn giao thông, mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng..., và yêu cầu một số người có sức đề kháng yếu tránh xa "hơi lạnh" khi viếng đám ma là có cơ sở khoa học.
Điều này lý giải nguyên nhân thanh niên khỏe mạnh dù thực hiện những công việc gần xác chết như tắm rửa, khâm liệm, đưa ma... ít bị ảnh hưởng. Trong khi đó, trẻ nhỏ, người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao... dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không cao.
Thực tế cho thấy, trong Tây y ngày nay không còn những kiêng cữ như vậy có thể vì công nghệ hiện đại, người quá cố được giữ trong nhà lạnh và khi đưa ra tổ chức tang lễ cũng chỉ trong một vài tiếng nên việc phát sinh vi khuẩn, vi trùng hay mầm bệnh không quá ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, nếu người chết vì tai nạn giao thông, mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng..., thời gian phân huỷ sẽ sớm hơn, ảnh hưởng đến môi trường người sống nếu chậm xử lý và khâm liệm.
Tốt nhất, những người có sức đề kháng yếu tránh đến những nơi môi trường kém trong lành, sạch sẽ, nơi đông người, ồn ào và không nên đi viếng đám ma những người chết bị bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng... bởi "hơi lạnh" từ người chết sẽ nhiễm vào cơ thể gây bệnh do không đủ sức chống đỡ.
Theo giadinh.net
Cảnh báo nhiều dịch bệnh mới nổi diễn biến phức tạp Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo, các bệnh truyền nhiễm mới nổi liên tục xuất hiện trên thế giới và có thể xâm nhập vào nước ta trong vòng 24h. Tại Hội nghị khoa học toàn quốc về Truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2019 do BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả

Cách làm dưa cải bắp ngon có lợi cho sức khỏe đường ruột

5 tác dụng của cây kế sữa với sức khỏe

Tăng huyết áp có uống được nước rau diếp cá không, cần hạn chế gì?

Những mẹo giải rượu tự nhiên giúp bạn tỉnh táo nhanh chóng

Dân văn phòng có nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng vì 10 thói quen 'xấu' này

Trà đen và trà xanh: Lựa chọn nào tốt hơn cho sức khỏe?

7 loại trà giúp giải độc gan hiệu quả nhất

Không hoang mang, cũng đừng chủ quan!

Thực hiện 10.000 bước mỗi ngày và 30 phút đi bộ ngắt quãng, cái nào tốt hơn?

Khi nào nên dùng đồ uống thể thao?

Nhiều người trẻ nạp đường vượt khuyến nghị WHO
Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh hiếm thấy của NSND Trung Hiếu, hoa hậu Tiểu Vy gợi cảm
Sao việt
23:15:12 16/05/2025
Khán giả bất ngờ khi 'Kiếp đỏ đen' của Duy Mạnh được dùng trong phim về tội phạm
Hậu trường phim
23:12:06 16/05/2025
Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau
Tv show
23:01:06 16/05/2025
Mỹ nhân Trung Quốc Tống Tổ Nhi 'gây sốt' vì quá xinh đẹp trong phim mới
Sao châu á
22:58:27 16/05/2025
Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:45:57 16/05/2025
UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ
Thế giới
22:38:27 16/05/2025
Yêu nhau gần 2 năm, đến khi thấy người yêu bước lên xe Porsche, tôi mới hiểu đằng sau nụ cười ngọt ngào là một sự thật phũ phàng
Góc tâm tình
22:36:19 16/05/2025
Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu
Tin nổi bật
22:34:02 16/05/2025
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
Pháp luật
22:20:06 16/05/2025
Messi chúc mừng Barca
Sao thể thao
21:50:38 16/05/2025