Đề xuất tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh: Cần sớm triển khai
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021, đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng (5-9).
Ngoài ra, thời gian học của cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông từ 37 tuần giảm xuống 35 tuần, nhằm tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên, học sinh. Nhiều ý kiến đồng tình với dự thảo quy định này và cho rằng, cần sớm triển khai.
Việc không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng sẽ giúp học sinh có nhiều thời gian tham gia hoạt động thể thao bổ ích dịp hè. Trong ảnh: Các em tuổi từ 4 đến 16 tham gia lớp võ Akido tại Trường Trung học phổ thông Đông Đô (quận Tây Hồ). Ảnh: Nguyễn Quang
Ông Nguyễn Đức Hòa, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ:
Học sinh sẽ được hưởng thời gian nghỉ hè bổ ích
Năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bám sát thực tế để điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học phù hợp, kịp thời đưa ra các giải pháp giúp học sinh vừa hoàn thành chương trình, kế hoạch năm học, vừa đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra ở mỗi lớp học về kiến thức, kỹ năng. Thực tế việc tổ chức dạy học theo hướng tinh giản nội dung chương trình thời gian qua cho thấy, các em đã bớt phải học nội dung kiến thức trùng lặp hoặc quá nặng.
Tôi mong rằng, năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để tinh giản nội dung dạy học ở tất cả các khối lớp cho phù hợp. Nếu làm được như vậy thì việc rút ngắn thời gian thực học của cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ chỉ còn 35 tuần như với cấp tiểu học là hoàn toàn khả thi. Với cách thức này, học sinh sẽ thực sự được hưởng thời gian nghỉ hè bổ ích.
Ông Vũ Đình Hà, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, quận Thanh Xuân:
Chủ trương cần thiết
Video đang HOT
Vài năm gần đây, học sinh thường phải đi học trước ngày khai giảng cả tháng, thời gian nghỉ hè ngắn lại và cảm giác háo hức ngày khai trường cũng khác. Nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng khi chủ trương giảm thời lượng thực học của học sinh cấp trung học phổ thông từ 37 tuần xuống 35 tuần, vì cho rằng ở cấp học này, nhất là các em lớp 12 cần được dành nhiều thời gian học để tham dự các kỳ thi đại học, cao đẳng.
Theo tôi, có rất nhiều giải pháp để bảo đảm kiến thức, kỹ năng cho học sinh, trong đó có việc tinh giản nội dung dạy học như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai và hy vọng sẽ tiếp tục thực hiện trong năm học 2020-2021. Sắp tới, khi Quy chế quản lý dạy học trực tuyến được ban hành thì sẽ có thêm một giải pháp tốt để học sinh phát huy năng lực học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Do đó, việc giảm tải chương trình học, tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh là chủ trương cần thiết.
Bà Vũ Thanh Hà, số nhà 35, ngách 73, tổ 1 phường Phú Lương, quận Hà Đông:
Cảm nhận ý nghĩa thiêng liêng của ngày khai trường
Việc tổ chức lễ khai giảng rồi mới bắt đầu chương trình học sẽ giúp giáo viên và học sinh cảm nhận đúng ý nghĩa thiêng liêng của ngày đầu tiên đến trường sau kỳ nghỉ hè. Cảm giác hồi hộp, háo hức khi bắt đầu năm học mới sẽ giúp học sinh hình thành thái độ học tập nghiêm túc và kỷ cương hơn.
Mặt khác, việc tăng thời gian nghỉ hè còn giúp nhà trường có điều kiện, thời gian chuẩn bị cho năm học mới một cách đầy đủ và nghiêm túc. Bên cạnh đó, tinh giản chương trình học giúp học sinh có thêm thời gian vui chơi, trau dồi kỹ năng sống; đồng thời tạo điều kiện cho các giáo viên có thêm thời gian nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng thầy trò cùng “chạy đua” với chương trình, dẫn đến nạn dạy thêm, học thêm, rất khó kiểm soát. Tôi cho rằng, cần sớm triển khai chủ trương này và sẽ thực hiện lâu dài trong các năm học sau.
Học sinh Nguyễn Hữu Hồng Duy, lớp 11D7 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy:
Tạo tiền đề để tự tin bước vào năm học mới
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian nghỉ hè muộn hơn 1 tháng, nhưng nếu được điều chỉnh thời gian năm học 2020-2021 bắt đầu từ ngày 5-9-2020 thì kỳ nghỉ hè năm nay của chúng em vẫn được bảo đảm.
Ngoài việc không phải đi học từ tháng 8 như mọi năm, em được biết năm nay các trường sẽ không tổ chức dạy thêm, học thêm trong dịp hè. Như vậy, những ngày nghỉ hè sẽ trọn vẹn. Hơn nữa, kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm nay yêu cầu tạo điều kiện cho học sinh được sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường như thư viện, nhà thể chất, sân vận động, bể bơi… để chúng em có thể vui chơi, giải trí, tập luyện… Nếu được như vậy, em sẽ hẹn các bạn cùng lớp đến trường sinh hoạt hè theo hội, nhóm để rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống… Em tin rằng, những hoạt động bổ ích trong những ngày hè sẽ là trải nghiệm thú vị, tạo tiền đề để chúng em thoải mái, tự tin bước vào năm học mới, cùng thi đua đạt kết quả cao nhất trong học tập.
Tựu trường trùng ngày khai giảng: Sẽ không ảnh hưởng đến chương trình học
Trước thông tin Bộ GD-ĐT quy định không được dạy trước ngày khai giảng, nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng các em sẽ có kỳ nghỉ hè dài hơn, nhưng học sinh cuối cấp lại lo lắng đến chương trình học.
Năm học mới, học sinh sẽ tựu trường vào ngày 1.9 và khai giảng vào 5.9 - N.B.K
Sẽ có kỳ nghỉ hè dài hơn
Chia sẻ quan điểm về thông tin Bộ GD-ĐT quy định không được dạy trước ngày khai giảng, nghĩa là tựu trường và khai giảng sẽ chung một ngày, em Nguyễn Hoàng Kim Ngân, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn An Khương (H.Hóc Môn) cho biết bản thân cảm thấy rất vui. Nếu điều này được thực hiện, đồng nghĩa với việc kỳ nghỉ hè của học sinh có thể kéo dài hơn.
"Nghỉ hè lâu hơn bọn em sẽ có thời gian nghỉ ngơi, làm những điều mình thích. Những bạn nào có điều kiện thì có thể đi du lịch, khám phá thêm những địa danh mới và cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị cho năm học mới. Từ trước tới nay, thường ngày 15.8 là bọn em đã tựu trường rồi, tới ngày 5.9 mới khai giảng, như vậy ý nghĩa của ngày khai giảng giảm đi nhiều, đôi khi chỉ là thủ tục", Ngân chia sẻ.
Tuy nhiên, Ngân cũng cho rằng nếu nghỉ hè kéo dài có thể khiến phụ huynh bậc tiểu học, mầm non vất vả trong việc chăm sóc con những ngày hè.
Là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi lớp 10, Kim Ngân cho biết mùa hè năm nay càng đặc biệt. "Đây là mùa hè đánh dấu quá trình chuyển cấp, em thấy mình trưởng thành hơn một chút. Và em sẽ dành thời gian nghỉ 'xả hơi' sau thời gian dài tập trung cho việc học ôn để thi", Ngân chia sẻ.
Cũng cùng chung quan điểm, chị Vũ Thị Ngọc (ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết rất đồng tình với việc khai giảng và tựu trường diễn ra cùng ngày. "Hồi xưa mình ở quê, khi nào cũng khai giảng năm học rồi mới đi học, trẻ em ở quê cũng ít đi học thêm lại có nhiều không gian nên có một mùa hè đúng nghĩa hơn. Còn như con mình, ở thành phố kỳ nghỉ hè thường chỉ được khoảng 1 tháng, vì sau đó sẽ có lịch học thêm, tựu trường sớm nên ít có thời gian để trải nghiệm những hoạt động khác", chị Ngọc nói.
Theo chị Ngọc, nếu không tựu trường sớm, các con sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi, trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn. "Các con có thể dành thời gian đi bơi, chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ hè, trải nghiệm các chuyến du lịch, về quê với ông bà...", chị Ngọc chia sẻ thêm.
Học sinh cuối cấp lo lắng
Trong khi đó, chuẩn bị bước vào năm cuối cấp, Nguyễn Trần Tường Vy, học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (H.Hóc Môn) lại lo lắng trước thông tin này.
"Lúc trước tựu trường sớm trước 2-3 tuần thì tụi em vẫn còn có thời gian để quen dần với môi trường, kiến thức mới. Bây giờ tựu trường cùng ngày khai giảng, em sợ không theo kịp chương trình học thôi. Nhất là với lứa học sinh cuối cấp như bọn em. Hơn nữa em cũng không thích ở nhà nhiều, vì bọn em chỉ dành khoảng vài tuần để du lịch, nghỉ ngơi, sau đó em dành thời gian để học thêm dịp hè", Tường Vy bày tỏ.
Năm học tới bước vào lớp 12 nên Vy cho biết hè này cô sẽ "dồn hết cho việc học", đến năm sau khi thi xong kỳ thi THPT rồi thi mới nghỉ tới việc nghỉ ngơi.
Trước quyết định của Bộ GD-ĐT về việc ngày khai giảng sẽ trùng với ngày tựu trường nhiều giáo viên cũng đồng tình.
Thầy Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cũng cho rằng với cấp 2, song song với việc tựu trường muộn, Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ rút gọn chương trình dạy từ 37 tuần xuống còn 35 tuần.
"Trước đây, thường các trường sẽ cho học sinh tựu trường và học sớm trước 2 tuần. Còn bây giờ, dù tựu trường trễ nhưng chương trình rút gọn tương đương trong hai tuần nên hoàn toàn có thể kết thúc năm học như lịch các năm trước đây. Thường đến 31.5 là các em đã học xong, như vậy, thời gian nghỉ hè của các em sẽ kéo dài hơn, trở về đúng 3 tháng hè như trước đây. Tôi thấy cả giáo viên và học sinh đều thích", ông Tuấn nói.
Với học sinh cuối cấp, ông Tuấn cũng cho rằng với lịch học này học sinh hoàn toàn có thể hoàn thành chương trình và có thời gian ôn tập trước khi thi.
Tương tự, thầy Ngô Hùng Cường, Hiệu phó Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM), cũng cho rằng việc khai giảng và tựu trường một ngày là hợp lý. Với chương trình học 37 tuần, nếu Bộ còn rút ngắn chương trình thì quỹ thời gian dự phòng sẽ không ảnh hưởng nhiều, học sinh sẽ kết thúc chương trình vào cuối tháng 5.
"Việc nghỉ hè kéo dài sẽ giúp học sinh có thêm thời gian để trải nghiệm các hoạt động khác, tăng thêm kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu nghỉ hè lâu tôi nghĩ rằng các trường nên xây dựng một chương trình hoạt động hè để các em tham gia, vì nếu nghỉ lâu các em sẽ dành nhiều thời gian dùng điện thoại và các thiết bị công nghệ một cách thiếu khoa học", ông Cường nói.
Sau nghỉ hè, học sinh tập trung đến trường ngày nào? Ngày 10/7, Bộ GD&ĐT đã thông tin về thời gian tập trung học sinh đến trường sau nghỉ hè của các cơ sở GD&ĐT. Học sinh năm nay nghỉ hè đến ngày 1/9. Ảnh minh họa: Q.Anh Theo Bộ GD&ĐT, tại họp báo thường kỳ Quý II năm 2020 (ngày 30/6), Bộ đã thông tin việc Bộ đang xây dựng Dự thảo Quyết...