Đề xuất tách bài thi THPT quốc gia thành 2 phần
TPO – TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho rằng kỳ thi THPT quốc gia là kỳ nên tách thành 2 phần đề dùng để tốt nghiệp THPT và phần thi đại học.
Nội dung đề xuất trên được đưa ra tại tọa đàm trực tuyến “Đổi mới thi cử – Thực tiễn và những vấn đề đặt ra” do báo Đại biểu nhân dân tổ chức sáng nay 13/9 tại trụ sở Văn phòng Quốc hội.
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên là Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, đến năm 2015, theo Nghị quyết của Quốc hội và Trung ương, chúng ta xóa thi “3 chung” và chuyển về địa phương theo đúng tinh thần giảm áp lực, giảm tốn kém… , nhưng “được cái này, mất cái nọ”. Và đến năm 2018 mới bắt đầu lộ ra khiếm khuyết.
Theo TS Ngọc, đến kỳ thi vừa rồi, phải khẳng định chủ trương là đúng nhưng đến lúc thực thi lại vướng phải khâu nhân sự. Chính cán bộ các phòng khảo thí của các Sở là những người tiếp tay tiêu cực và có thể nói chủ trì tiêu cực!
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên là Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Quang Khánh
TS Ngọc cho biết thêm, tại cuộc làm việc của Bộ GD& ĐT với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa qua, chúng tôi có đề xuất: Chúng ta nên gọi là kỳ thi “2 trong 1 buổi”. Tức là chúng ta phải có 2 phần đề (tốt nghiệp THPT, thi đại học). Học sinh nào không có nhu cầu thi đại học cho ngồi riêng, thi xong được nghỉ. Còn học sinh nào thi đại học, sẽ tiếp tục làm bài. Phần thi đại học phải do đại học chủ trì.
TS Ngọc cũng cho rằng, trong tương lai, chuyện có các Trung tâm khảo thí độc lập rồi thi trên máy tính là đang nói trên lý thuyết, chứ việc xây dựng một bộ đề, một thư viện đề không dễ. Trong bối cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay, việc có một trung tâm khảo thí độc lập là khó. Và nếu có một Trung tâm khảo thí độc lập với tư cách tư nhân thì độ tin cậy có đảm bảo không?”.
“Có thể nói, những sai phạm tại Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 vừa rồi mang tính kỹ thuật, chúng ta có thể khắc phục được. Nhưng cá nhân tôi ủng hộ và đi theo hướng “2 trong 1 buổi”. Còn nếu như “2 trong 1 đề” thì đại học không được can thiệp vào thi THPT quốc gia”- TS Ngọc nói.
GS.TS Phạm Tất Thắng – ĐBQH, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. (Ảnh: Quang Khánh)
Bộ GD&ĐT nên quan tâm yếu tố kỹ thuật: Hổng chỗ nào, bịt chỗ đó
Dưới góc nhìn của cơ quan xây dựng chính sách, cơ quan giám sát thực thi luật, TS Phạm Tất Thắng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) cho rằng, kỳ thi “hai trong một” nhưng thực tế hai mục tiêu khá khác nhau.
Video đang HOT
Với góc độ thi tốt nghiệp THPT, trình độ giáo dục phổ thông là trình độ phổ cập. Kỳ thi này mang tính chất sát hạch thì đúng hơn, để xem học sinh trải qua quá trình học ở trường phổ thông đã nắm được kiến thức trang bị chưa, để có đủ kiến thức văn hóa tối thiểu tiếp tục học lên hoặc là bước ra thị trường lao động.
Ở đây không có tính chất sàng lọc nghiêm ngặt mà cứ đạt chuẩn là sẽ tốt nghiệp. Cho nên, thực tế kết quả kỳ thi này thường rất cao, các trường gần như đạt 99%, hầu như ai thi cũng đỗ, không có mục tiêu sàng lọc ở kỳ thi THPT này.
Mục tiêu thứ hai là để xét tuyển ĐH,CĐ là phải chọn được thí sinh có đầy đủ kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, đầy đủ tư duy để có thể học ở phần cao hơn ở hệ thống giáo dục quốc dân là ĐH, CĐ. Kỳ thi này là vừa sàng lọc để chọn thí sinh phù hợp với bậc đào tạo này, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như năng lực đào tạo của các trường ĐH, CĐ.
Mục tiêu của hai kỳ thi rất khác nhau, ghép kỳ thi này về kỹ thuật là rất khó. Nếu đạt mục tiêu thứ nhất một cách trọn vẹn thì mục tiêu thứ hai sẽ không đạt trọn vẹn. Nghĩa là đề thi không phân hóa thì không sàng lọc được, lựa chọn được thí sinh xuất sắc nhất vào ĐH, CĐ. Còn ngược lại, nếu chọn mục tiêu thứ hai thì mục tiêu xét tốt nghiệp giảm đi số lượng tốt nghiệp THPT thì cũng không trọn vẹn.
Theo Tiền Phong
Cải cách hồ sơ, giấy tờ, hội họp... đang chẳng tới đâu
Thời đại công nghệ phát triển hiện nay, việc quản lí hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, kể cả hội họp rất nên quản lí trên sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
LTS: Thầy giáo Kiên Trung bày tỏ mong muốn của giáo viên và các nhà quản lý giáo dục về những cải cách thực sự mang lại hiệu quả trong việc quản lý hồ sơ, giấy tờ của cán bộ công chức, viên chức nhà trường.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Cuối năm học vừa rồi, tôi cùng tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên ở tỉnh Quảng Ngãi phải hoàn thành Phiếu điền thông tin cán bộ, công chức, viên chức dài đến 19 trang (Dùng cho phần mềm Quản lý hồ sơ cán bộ công chức, viên chức tỉnh Quảng Ngãi).
Không biết đến bao giờ phần mềm quản lý hồ sơ này hoàn thành, đi vào hoạt động để nhà giáo chúng tôi đỡ vất vả với nạn làm, bổ sung hồ sơ triền miên?
Với hơn 22 năm trong nghề dạy học, bản thân tôi đã từng trải qua hàng chục chục lần làm lại và bổ sung hồ sơ.
Tức là, cứ trung bình hai năm thì thì phải làm mới hoặc bổ sung một lần.
Ảnh minh họa
Bao nhiêu lần, các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức cơ sở đảng triển khai, hướng dẫn cho tất cả các cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên làm lại hoàn bộ hồ sơ, lí lịch cán bộ, công chức, viên chức theo mẫu mới của Bộ Nội vụ, của ngành, của Đảng.
Mỗi người phải viết hoàn thành tới hai bộ hồ sơ. Mỗi bộ hồ sơ có rất nhiều loại, gồm sơ yếu lí lịch tờ riêng, gồm lí lịch, quá trình công tác, thành phần gia đình tờ chung trong từng tập, rồi kèm theo nào là giấy khám sức khoẻ, nào là giấy khai sinh, nào là ảnh chụp 3 nhân 4, nhân 6, nào là các loại quyết định, văn bằng chứng chỉ từ hồi học phổ thông đến giờ.
Nếu ai không để ý hoặc không ghi chép lại thì chắc chắn khó mà nhớ nổi cả một trời, đủ thứ các loại giấy tờ trên.
Tính về mặt thời gian ở mức độ trung bình, thì hai bộ hồ sơ ấy, ngồi ghi chép, bổ sung lại cũng mất trên 6 giờ ròng, chưa kể thời giờ đi lục, tìm quy tập các loại giấy tờ văn bằng khác.
Chưa hết, phải mất cả buổi nữa, cho việc, đi đến bệnh viện, trung tâm y tế khám sức khoẻ, để có giấy khám sức khoẻ mới, tới tiệm, hiệu ảnh chụp ảnh, sang rửa ra thành 6-8 tấm theo yêu cầu, vì những thứ ấy, có nấy ai đã thủ sẵn ở nhà.
Ngoài tiêu tốn về thời gian, công sức còn tốn kém cả mặt tiền bạc nữa, mỗi bộ hồ sơ chi phí tối thiểu cũng không dưới mấy trăm ngàn đồng.
Cán bộ, thầy cô giáo nào được xét các danh hiệu, hình thức thi đua, khen thưởng cuối năm, đi thi chuyên viên chính, thi thăng hạng giáo viên, đi học trung cấp, cao cấp lý luận chính trị ...cũng không thoát cảnh đi mua, viết và nộp các loại hồ sơ, giấy tờ, báo cáo...
Đối tượng được cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức vụ lãnh đạo, quản lý còn phải làm nhiều hơn nữa, thường từ 3 đến 4 bộ hồ sơ cho mỗi lần mà nội dung, các mục thì vẫn cơ bản giống vậy.
Mỗi khi cấp quản lí ở trên có "sáng kiến" thay đổi nọ kia về mẫu mã, các loại hồ sơ, giấy tờ là người lao động, cán bộ, công chức, viên chức cấp dưới phải tất tả lo làm, không làm không được.
Ở địa phương của tôi, thẻ công chức, viên chức được làm mới, cách đây 5 năm, vẫn còn sử dụng tốt, nhưng mới đây cấp trên bảo phải thay đổi, làm mới cái khác.
Là lệnh của cấp trên, chúng tôi phải chấp hành, tất nhiên chẳng ai làm không cho, cán bộ, viên chức chúng tôi lại phải nộp phí và đi chụp hình.
Chúng tôi không hiểu sao, có những giấy tờ như giấy khai sinh, các quyết định bổ nhiệm, tăng lương, một số văn bằng khác, tôi đã nộp hoàn tất, đầy đủ từ bộ hồ sơ đầu tiên và các lần tiếp theo đó, thế mà trong lần làm lại hồ sơ gần đây, chúng tôi lại phải nộp nữa.
Chúng tôi có thắc mắc với người có trách nhiệm ở đơn vị thì được trả lời, đấy là yêu cầu của cấp sở, cấp phòng.
Năm 2012, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi ra quyết định thâm niên nhà giáo cho tất cả cán bộ, giáo viên Trung học phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh.
Các năm tiếp theo, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi giao quyền ra quyết định thâm niên nhà giáo cho Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông.
Nhưng đến năm 2018 này, lại quay trở quyết định của Giám đốc Sở và mỗi cán bộ, giáo viên phải nộp bản phôt Quyết định thâm niên năm 2012 cùng quyết định nâng lương gần nhất về Sở.
Diện các cán bộ, nhà giáo, nhân viên được xem nâng lương trước hạn cùng các minh chứng ở các cơ sở giáo dục thì từ năm 2018 này có sự thay đổi, phải chuyển hồ sơ qua Sở Nội vụ xem xét thay vì thuộc phòng Tổ chức - cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo như trước đây.
Ôi thật nhiêu khê, rắc rối, không biết đâu mà lần. Về nội dung của các mục phải ghi trong bộ hồ sơ theo mẫu mới, theo chúng tôi: 2 mục ghi Sơ lí lịch thành tờ riêng bị thừa, lãng phí vì ngay ở tờ đầu từng tập đã ghi đầy đủ, tương tự, y chang như vậy rồi.
Lâu nay, chúng ta thường hay nói mạnh đến vấn đề cải cách hành chính, quản lý nhiều thứ bằng công nghệ thông tin, sử dụng các tiện ích của các phần mềm này nọ, trong đó có giảm bớt hoặc loại bỏ những thủ tục, giấy tờ hồ sơ không cần thiết, để giảm nhiêu khê, phiền toái và công sức, thời gian, tiền bạc cho cá nhân, tập thể.
Cần nói thêm, nhiều bộ phận, cán bộ của Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo rất lười biếng, chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình, thường đẩy cái khó cho các đơn vị cấp dưới.
Có những thông tin, quyết định thuộc về phòng, sở, huyện, tỉnh nhưng cấp trên chẳng thèm xuất, in ra mà cứ làm công văn yêu cầu cấp dưới gửi ngược trở lại.
Đồng ý rằng, trong quá trình công tác của cán bộ công chức, các công việc ở đơn vị hằng năm có thể có xáo trộn, thay đổi, nên rất cần bổ sung những loại giấy tờ, văn bằng thiết yếu, cho phù hợp thực tế, hiện tại.
Song không chấp nhận kiểu thay đổi, bắt làm liên tục hoặc đã nộp rồi, người có trách nhiệm quản lí vứt bỏ mất đi lại bắt nộp lại.
Từ năm 2006, cách đây 12 năm, Thủ tướng Chính phủ từng ban hành một Nghị định về cải cách hành chính, hồ sơ, giấy tờ, hội họp... nhưng thực tế đến nay, nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là ngành giáo dục, các địa phương (trong đó có phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo) vẫn chuyển biến rất chậm, thậm chí có nơi, có lúc còn giấy tờ, hội họp nhiều hơn.
Thiết nghĩ, thời đại nay, công nghệ thông tin đã phát triển, cấp quản lí hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, kể cả hội họp ở mọi ngành, mọi cấp, mọi đơn vị rất nên quản lí trên sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, dùng hình thức trực tuyến.
Nó vừa tiện ích vừa hiệu quả. Và mỗi khi mỗi ra mẫu mới, làm mới thì cần cân nhắc, tính toán, nghiên cứu cho thật kĩ, thật khoa học, hợp lí, đừng bị "chuyện khác" chi phối... để tránh thừa, chỗ ghi, việc không cần thiết, đặc biệt tránh tốn kém lãng phí công sức, thời gian, tiền bạc cho mọi người.
Theo giaoduc.net.vn
Nam sinh bị ung thư xương thi đỗ đại học Nam sinh Phạm Đình Đức (cựu học sinh Trường Trung học phổ thông Hồng Bàng, Hải Phòng) liên tiếp đón nhận tin vui khi đỗ đại học và được tặng chân giả. Chiều 8/8, Hội Cựu học sinh Trường Trung học phổ thông Hồng Bàng và Bệnh viện chấn thương chỉnh hình Hải Phòng đã tổ chức trao tặng chân giả cho nam...