Đề xuất quy định cụ thể hơn về đội ngũ GV trong tổ chức đào tạo tiếng DTTS
Dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định cụ thể hơn về điều kiện của GV trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo thông tư quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Quy định được áp dụng đối với các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm; đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên và các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ; các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Khoa học Công nghệ Bạc Liêu; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ phải được thực hiện theo các nguyên tắc: đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, đúng nhiệm vụ được giao; được quản lý thống nhất và tuân theo quy định về phân cấp quản lý; tuân thủ các quy định chung về đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và các chính sách hiện hành về dạy và học tiếng dân tộc thiểu số đối với giảng viên, giáo viên, học viên; Đồng thời đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và tính đặc thù ở mỗi vùng miền.
Ảnh minh họa: nguồn Báo Dân tộc và Phát triển
Yêu cầu về đội ngũ giảng dạy
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên đảm bảo số lượng, trình độ như sau:
Trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm; đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có ít nhất 4 giảng viên cơ hữu (đối với mỗi thứ tiếng) đạt chuẩn được đào tạo đúng ngành hoặc thuộc khối ngành xã hội – nhân văn và thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc viết tiếng dân tộc thiểu số;
Video đang HOT
Trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có đội ngũ giáo viên tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc thuộc khối ngành xã hội – nhân văn và thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng dân tộc thiểu số hoặc tốt nghiệp cao đẳng trở lên và có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có chương trình chi tiết, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, ban hành.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số phải có phòng học, bàn ghế, thư viện, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác theo các quy định hiện hành và đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Căn cứ vào các điều kiện đảm bảo tổ chức đào tạo, bồi dưỡng quy định tại thông tư, trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên xây dựng Đề án tổ chức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên xây dựng Đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Dự thảo lần này đã quy định cụ thể hơn về điều kiện số lượng, trình độ của giảng viên, giáo viên tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số so với quy định hiện hành tại Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT.
Theo đó, Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT quy định: Giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục, có kiến thức ngôn ngữ dân tộc thiểu số theo quy định.
Giảng viên, giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số, gồm: Giảng viên, giáo viên dạy chuyên trách thuộc biên chế cơ hữu, hợp đồng, thỉnh giảng của các trường; Giảng viên, giáo viên dạy kiêm nhiệm môn tiếng dân tộc thiểu số thuộc biên chế cơ hữu, hợp đồng của các trường.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ
Đối tượng tuyển sinh vào khóa đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có phẩm chất đạo đức tốt. Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Đối tượng tuyển sinh vào khóa bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số, có nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Về hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, trực tuyến hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Điều kiện để học viên được cấp chứng chỉ: Đạt điểm trung bình các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ từ 5,0 trở lên, không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm; Không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình. Bài kiểm tra cuối khóa có lượng kiến thức, kỹ năng theo quy định tại các chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: thời gian kiểm tra cuối khóa đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Điều kiện học viên được cấp chứng chỉ: Học viên có điểm trung bình cộng từ 5,0 trở lên, không có bài kiểm tra dưới 2,0 điểm thì được đánh giá hoàn thành chương trình và được cấp chứng chỉ.
Chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho các học viên hoàn thành chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm quản lý việc cấp phát chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý;
Trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, cấp phát chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên của trường đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương ứng.
Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý, tham mưu, ban hành chương trình khung, kiểm tra, thanh tra, quản lý, triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số của các địa phương và cơ sở đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ đến hết ngày 25/12/2022.
Địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số
Ngày 2/11, tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến để triển khai các quyết định, chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số.
Giáo viên trường tiểu học Văn Lâm dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tới 24 địa phương, 5 đại học, trường đại học.
Bộ GD&ĐT đánh giá, trong nhiều năm qua công tác giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó, giúp học sinh dân tộc thiểu số phát triển năng lực ngôn ngữ, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị ngôn ngữ, văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số.
Đại diện một số trường đại học kiến nghị cần có sự linh hoạt trong việc cho phép các trường mở mã ngành đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số. Đồng thời, để giải bài toán giáo viên có trình độ đại học giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số thì cơ sở đào tạo có thể sử dụng phương pháp đào tạo liên thông hoặc đào tạo bằng đại học thứ hai.
Đại diện một số trường cũng đề nghị Bộ cho phép mở rộng hơn phương thức đào tạo và đối tượng được đào tạo tiếng dân tộc thiểu số. Bởi nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số ở các vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống không chỉ dừng lại ở giáo viên, học sinh, sinh viên.
Để triển khai tốt Quyết định 142/QĐ-TTg Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đề nghị, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số. Đại phương cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đồng thời, bố trí kinh phí cấp phát sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học cho học sinh, giáo viên.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng đề nghị địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa, đặc biệt là bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Triển khai sâu rộng có hiệu quả việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Các cơ sở đào tạo cần làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, quan tâm mở mã ngành đào tạo giáo viên liên môn. Đồng thời, phối hợp với các địa phương trong việc đặt hàng đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.
Đào tạo con người mới là gốc Xây dựng chiến lược về đội ngũ nhà giáo mới là gốc của vấn đề... Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NTCC GS.TS Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương - cho rằng, nói đến chất lượng giáo dục là phải đề cập điểm căn bản và huyết mạch là...