Đề xuất nghỉ học hết tháng 3 là… hơi dài và nóng vội!
Thầy Hà Quang Vinh cho rằng, học sinh nghỉ học hết tháng 3 để phòng chống dịch e rằng quá dài và không cần thiết khi dịch bệnh được chúng ta kiểm soát tốt.
Liên tiếp những tin vui bệnh nhân nhiễm virus Covid-19 được xuất viện, tình hình dịch bệnh được Việt Nam kiểm soát tốt được nhiều tổ chức, quốc gia trên giới đánh giá rất cao.
Điều này khiến không ít phụ huynh, giáo viên vui mừng nếu như các con, học sinh có thể sớm đi học trở lại.
Ngày 20/2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong ký văn bản kiến nghị Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên đến hết tháng 3, đồng thời điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020.
Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ và 2 bộ liên quan chỉ đạo thống nhất trong cả nước về việc cho phép kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến hết tháng 3.2020. Đồng thời, điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020, tiếp tục học kỳ 2 từ tháng 4 đến tháng 7/2020 cũng như dời kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7.
Đề xuất trên Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ không ít nhà quản lý, chuyên gia, giáo viên, phụ huynh…
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hà Quang Vinh (giáo viên trung học cơ sở tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cho rằng: “Với việc chúng ta đang kiểm soát tốt dịch Corona như hiện nay, học sinh nghỉ học hết tháng 2 là hợp lý.
Nếu tiếp tục cho học sinh nghỉ học hết tháng 3 có lẽ không cần thiết. Học sinh nên đi học trở lại từ đầu tháng 3. Trường hợp tình hình dịch bệnh phức tạp hơn tùy thuộc vào từng địa phương để quyết định cho học sinh nghỉ học.
Việc cho học sinh nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh đến nay có lẽ cũng không cần thiết phải đồng bộ cả nước. Địa phương nào đó có dịch cần nghỉ thì nên cho nghỉ, còn địa phương nào đảm bảo an toàn có thể cho học sinh đi học trở lại”.
Thầy Hà Quang Vinh cũng nêu lý do vì sao học sinh có thể trở lại học vào đầu tháng 3: “Thứ nhất, tình hình dịch đã được khống chế, kiểm soát tốt, nhiều bệnh nhân đã được xuất viện nên việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học 1 tháng nữa là không cần thiết.
Nếu học sinh tiếp tục nghỉ, đặc biệt học sinh vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa sẽ quên kiến thức vì các em gần như không được học online, bố mẹ bận đi nương rẫy.
Video đang HOT
Hơn nữa, các cơ sở vật chất đã được khử trùng, diệt khuẩn đảm bảo an toàn cho các con trở lại trường.
Việc nghỉ học kéo dài, học sinh sẽ phải học bù vào tháng hè sẽ rất nóng, đâu phải trường lớp nào cũng có điều hòa. Như vậy các em sẽ khó có thể tập trung ngồi học. Cả học sinh và giáo viên đều oải.
Hơn nữa, việc học kéo dài vào dịp hè cũng ảnh hưởng đến việc học tập để nâng chuẩn của giáo viên nhiều trường. Chỉ có thời gian hè giáo viên mới có thời gian đi học nâng chuẩn như giáo viên tiểu học cũng phải có bằng đại học…”.
Có phụ huynh đồng tình, nhưng cũng không ít phụ huynh cho rằng, việc đề xuất cho học sinh nghỉ hết tháng 3 là không cần thiết khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Ảnh: Vũ Phương.
Trong khi đó, hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) cũng cho rằng, không nhất thiết học sinh cả nước phải nghỉ đồng bộ đến hết tháng 3 để phòng tránh dịch Corona.
Tùy thuộc vào tình hình mỗi địa phương để quyết định việc cho học sinh tiếp tục nghỉ học hay trở lại trường. Như Hà Nội, học sinh có thể học trở lại ngay tuần sau, nhưng để đảm bảo hơn có thể cho các con nghỉ hết tháng 2 và đi học trở lại vào đầu tháng 3.
Vị hiệu trưởng này nhận định: “Nếu các con nghỉ học thêm một tháng nữa sẽ phải kéo dài thời gian học kỳ 2 sang tháng hè. Như vậy sẽ rất nóng bức, các con khó học tập được.
Đặc biệt, tình hình dịch chúng ta đang kiểm soát rất tốt. Các trường lớp được khử trùng, vệ sinh rất cẩn thận đảm bảo an toàn cho các con khi trở lại học tập bình thường. Bởi vậy, đề xuất nghỉ thêm 1 tháng nữa e rằng khó thuyết phục”.
Còn chị Hòa có con đang học lớp 5 tại Trường Tiểu học Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng: “Thực tế chúng ta đang kiểm soát dịch rất tốt. Tình hình dịch Corona đã cơ bản ổn định và không đến mức đáng sợ.
Không chủ quan trước dịch, nhưng không đến mức phải cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 3.
Cháu bé 3 tuổi dương tính với Covid-19 đã được xuất viện, mẹ cháu bé chăm sóc rất nhiều ngày mà không bị lây nhiễm từ con. Điều này cho thấy nếu học sinh được tuyên truyền, được hướng dẫn cách phòng dịch bệnh tốt sẽ không đáng ngại.
Tôi cho rằng, học sinh đi học trở lại ngay trong tuần sau cũng hợp lý. Nếu nghỉ dài sau đó các con học sang tháng hè sẽ rất vất vả. Hơn nữa, đối với cấp trung học cơ sở lịch thi lên lớp 10 vẫn diễn ra đầu tháng 6 mà nghỉ đến tháng 4 mới đi học trở lại các con sẽ học sao đây”.
Tuy nhiên, cũng có phụ huynh thận trọng cho rằng, việc cho học sinh nghỉ học hết tháng 3 là cần thiết vì lúc này sức khỏe các con là quan trọng nhất. Lịch học có thể kéo dài sang tháng hè.
Vũ Phương
Theo giaoduc.net
Nếu đồng loạt nghỉ học hết tháng 3, có địa phương sẽ bị đảo lộn việc dạy-học
Giáo sư Thái Văn Thành cho rằng, Nghệ An có đặc thù thời tiết là giáo Lào (gió phơn Tây Nam), nắng gắt, học sinh không thể đi học được nếu kéo dài nghỉ học.
Câu chuyện Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ký văn bản 577/UBND-VX kiến nghị với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và 2 bộ cho phép kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên đến hết tháng 3, việc điều chỉnh thời gian của năm học 2019 - 2020 này đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi.
Trong đó, có nhiều ý kiến không đồng tình, vì thông tin từ Bộ Y tế cho thấy tính đến 20/2/2020, 15/16 bệnh nhân nhiễm nCoV đã được điều trị khỏi và xuất viện, cho thấy hiệu quả của công tác phòng chống dịch viêm phổi cấp do nCoV gây ra.
Việc kéo dài thời gian nghỉ học sẽ làm đảo lộn hết hoạt động học tập. Thậm chí, nếu kéo dài ngày nghỉ nữa thì nhiều nơi sẽ vỡ trận trong việc tổ chức học tập.
Nếu kéo dài thêm thời gian nghỉ Covid - 19 hết tháng 3, nhiều nơi sẽ khó tổ chức dạy học (ảnh nguồn giaoduc.net.vn).
Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An- ông Thái Văn Thành cho rằng, nếu lùi học cả nước hết tháng 3 thì ở Nghệ An không tổ chức học tập được trong các tháng hè.
Nghệ An có đặc thù thời tiết là giáo Lào (gió phơn Tây Nam), nắng gắt, học sinh không thể đi học được. Việc này chắc chắn phụ huynh sẽ phản đối.
Ngoài ra, theo thầy Thành, đối với các huyện miền núi, ngoài nắng nóng, thì vào mùa hè ve kêu râm ran, ồn ào, giáo viên nói học sinh không nghe được và các em không thể ngồi học bài được trong lớp.
Qua trao đổi với Giáo sư Thái Văn Thành có thể thấy, văn bản thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa nghiên cứu hết đặc thù của từng địa phương.
Đây chỉ là một ý kiến mang tính địa phương, có phần nóng vội.
Trước đó Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị lên Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội như sau:
Chỉ đạo thống nhất cho học sinh, học viên, sinh viên của các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước nghỉ học đến hết tháng 3/2020.
Điều chỉnh thời gian năm học 2019 - 2020, tiếp tục học kỳ 2 từ tháng 4 đến tháng 7/2020, dời kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020 đến cuối tháng 7/2020 (thay vì là cuối tháng 6 như thường lệ - PV).
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Điều chỉnh lịch thi lớp 10 vì dịch Covid-19 Theo ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, lịch thi lớp 10 sẽ điều chỉnh để HS lớp 9 đảm bảo thời gian học bù, không cắt xén chương trình. Lịch thi có thể sẽ lùi lại so với ngày dự kiến 1-2/6. Trao đổi với phóng viên, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho...