Đề xuất mức lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội 3 – 3,5%/năm
HoREA đề nghị Chính phủ xem xét áp dụng mức lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội khoảng 3 – 3,5%/năm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Quyết định 679 “Về mức lãi suất cho vay nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định” là 4,8%/năm. Trong văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đã đưa ra những nhận định và đề xuất xoay quanh lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội (NƠXH) 4,8%.
Theo đánh giá của HoREA, đây là lần đầu tiên kể từ ngày Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực đến nay, Chính phủ áp dụng thống nhất mức lãi suất cho vay mua NƠXHtại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và tại các tổ chức tín dụng (TCTD) do Nhà nước chỉ định là 4,8%/năm.
Trước đó, giai đoạn 2016 – 2020, hàng năm Thủ tướng quyết định mức lãi suất cho vay NƠXH tại NHCSXH là 4,8%/năm; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định mức lãi suất cho vay NƠXH tại các TCTD tương đương 5%/năm.
Đề xuất mức lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội 3 – 3,5%/năm
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách tài chính, tín dụng ưu đãi NƠXH giai đoạn 2015 – 2020, Hiệp hội vẫn nhận thấy có nhiều mặt hạn chế, bất cập. Theo đó, chủ đầu tư dự án NƠXH không được vay ưu đãi tín dụng, phải vay thương mại với lãi suất khoảng 9%/năm và chi phí này được tính vào giá bán, giá cho thuê, giá thuê mua NƠXH.
Điều này dẫn đến đơn giá nhà ở xã hội lên đến 18 – 20 triệu đồng/m2, tăng cao hơn mức 13 – 15 triệu đồng/m2 giai đoạn 2011 – 2015. Người mua, thuê mua nhà ở xã hội gần như không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Từ những phân tích trên, Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng xem xét quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi 4,8%/năm, áp dụng cho cả người mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại theo Nghị quyết 02 ngày 7/1/2013 của Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất và liên tục của chính sách.
Video đang HOT
Về lâu dài, khi nền kinh tế phát triển mạnh hơn, HoREA đề nghị Chính phủ xem xét áp dụng mức lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội khoảng 3 – 3,5%/năm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị, như nhiều nước đã thực hiện.
Hiệp hội đề nghị Chính phủ làm việc với Ủy ban thường vụ Quốc hội ghi nhận danh mục chi thực hiện chính sách nhà ở xã hội vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Về danh mục ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025″.
Từ đó, có nguồn ngân sách tái cấp vốn, cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, để có nguồn vốn “mồi” từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, tạo điều kiện để các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi.
HoREA cũng đề nghị cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội và tại các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV.
Cuối cùng, Hiệp hội kiến nghị thực hiện quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được hưởng ưu đãi nhiều hơn về thuế, được giảm 70% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
HoREA đề nghị ban hành hàng loạt thuế mới để "trị" sốt đất
Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đề nghị Chính phủ ban hành các sắc thuế mới và đánh thuế cao các trường hợp có nhiều đất, chậm đưa đất vào sử dụng nhằm hạn chế tình trạng om đất đầu cơ, tạo sốt đất ảo.
Theo HoREA, kể từ năm 2017 đến nay, thị trường bất động sản lặp đi lặp lại nhiều đợt sốt đất, gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, làm mất cơ hội tạo lập nhà ở của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động và người nhập cư, ảnh hưởng đến an sinh và trật tự xã hội.
Khi cơn sốt đất xẹp xuống, nhiều nhà đầu tư cá nhân lướt sóng theo đám đông do thiếu vốn phải vay với lãi suất cao, lại không có đủ thông tin và kỹ năng, nên đã sập bẫy, bị thua lỗ nặng nề, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, "trắng tay".
Hệ quả khác là nhiều khu đất trở thành hoang hóa. Giá đất ở một số địa phương bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực, thiết lập mặt bằng giá mới, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, gây khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn.
Sốt đất diễn ra ở nhiều địa phương
Để chống sốt đất, HoREA đề xuất Chính phủ ban hành một loạt sắc thuế. Cụ thể:
Thứ nhất, Chính phủ nên ban hành thuế chống đầu cơ nhà, đất. Theo đó, HoREA đề xuất đánh thuế thu nhập với thuế suất rất cao đối với hành vi bán, chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập, để triệt tiêu ý chí "đầu cơ" của nhà đầu tư "lướt sóng".
HoREA đề xuất xem xét, quy định mức thuế suất rất cao nếu bán, chuyển nhượng lại nhà, đất trong năm đầu tiên và giữ mức thuế suất cao trong năm thứ hai, thứ ba.
Các trường hợp bán, chuyển nhượng nhà, đất sau khi tạo lập được 3 năm, hoặc chứng minh được nhu cầu bán, chuyển nhượng nhà, đất là chính đáng, thì áp dụng thuế suất bình thường.
Hai là đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất. HoREA đề xuất nguyên tắc là người sở hữu nhà đất dùng để ở thì chịu mức thuế thấp nhất. Người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở, hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu.
Sắc thuế này sẽ điều chỉnh và định hướng hành vi mua, bán, chuyển nhượng nhà, đất trên thị trường bất động sản hướng đến mục tiêu phát triển lành mạnh, ổn định, vừa đáp ứng đúng nhu cầu thực (mua nhà để ở) của người tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư thứ cấp (mua nhà đất để đầu tư, cho thuê), vừa vẫn giải quyết được nhu cầu cất giữ tài sản bằng nhà, đất của người dân.
Ba là đề xuất đánh thuế cao người chậm đưa đất vào sử dụng. Theo HoREA, hiện nay, pháp luật về đất đai quy định người sử dụng đất được gia hạn 24 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng đất và phải nộp bổ sung khoản tiền trong thời gian được gia hạn theo quy định của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, chế tài này chưa đủ sức răn đe, chưa ngăn chặn tình trạng chậm đưa đất vào sử dụng, vì khả năng lợi nhuận thu được sau này sẽ thừa bù đắp khoản tiền phải nộp bổ sung.
Bốn là đề xuất ban hành "thuế bất động sản". HoREA cho hay hiện nay, người sở hữu nhà chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở, mà mới chỉ phải nộp "thuế sử dụng đất phi nông nghiệp", trong đó có "đất ở" với thuế suất đối với "đất ở" trong hạn mức là 0,03% bảng giá đất, nên mức nộp thuế rất thấp, gần như không đáng kể.
Hiệp hội này đề xuất thay thế thu "tiền sử dụng đất" bằng "thuế đánh trên hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở", với thuế suất rõ ràng, vừa góp phần làm giảm giá thành dẫn đến làm giảm giá bán nhà, vừa minh bạch và loại trừ cơ chế "xin-cho" hiện nay.
Ngoài giải pháp thuế, HoREA cũng đề xuất Chính phủ sử dụng hiệu quả công cụ tiền tệ - tín dụng. Theo đó, khi có dấu hiệu đầu cơ, sốt "bong bóng" bất động sản, Chính phủ sẽ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện các giải pháp như:
Một là xem xét nâng lãi suất tái cấp vốn, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm ngay tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn để cắt cơn sốt "bong bóng" bất động sản.
Hai là sử dụng biện pháp giảm tỷ lệ cho vay tín dụng mua bất động sản để kiểm soát đầu tư "lướt sóng".
Một đề xuất khác là kiểm soát chặt "tín dụng tiêu dùng", ngăn chặn việc chuyển một phần nguồn vốn vay xây nhà, sửa nhà, mua nhà, để "lướt sóng" khi thị trường bất động sản sốt nóng "bong bóng".
HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay tiêu dùng đúng mục đích vay, để góp phần phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh.
Đề xuất cuối cùng là kiểm soát chặt chẽ nguồn "tiền bẩn" mua bất động sản để "rửa tiền". HoREA cho biết trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng bất động sản 3%, tuy có cao hơn tăng trưởng tín dụng chung chỉ tăng 2,93%, nhưng không quá bất thường.
HoREA nhận thấy, ngoài nguồn tiền nhàn rỗi, tiền để dành, vàng cất giữ trong dân, tiền từ chốt lời chứng khoán và nguồn tiền "kiều hối" (khoảng 20% "kiều hối" đầu tư vào bất động sản), thì đề nghị Nhà nước cần quan tâm để kiểm soát chặt nguồn "tiền bẩn" (có nguồn gốc tội phạm, hoặc có thể do tham nhũng) mua bất động sản để "rửa tiền".
TP.HCM vinh danh 17 tập thể, 33 cá nhân kiều bào có thành tích xuất sắc UBND TP.HCM vừa tổ chức lễ vinh danh 17 tập thể và 33 cá nhân có thành tích xuất sắc về công tác người Việt Nam ở nước ngoài tại TP.HCM giai đoạn 2018-2020. Chiều 20/4, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM tô chưc lễ vinh danh tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc về công tác...