Đề xuất không đưa triết lý giáo dục vào luật sửa đổi
Khẳng định triết lý giáo dục là học để làm người, GS Phạm Tất Dong cho rằng đó là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh giáo dục, không phải luật.
Tại phiên họp chuyên đề góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) diễn ra chiều 17/1, các thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã trao đổi xung quanh các vấn đề cần lấy ý kiến trong dự thảo, trong đó nổi bật là triết lý giáo dục, xã hội hóa giáo dục hay phân luồng, hướng nghiệp.
Không nên đưa triết lý giáo dục vào luật
GS Phạm Tất Dong, Ủy viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nêu quan điểm coi học để làm người là triết lý giáo dục với ba lý do. Thứ nhất, các thế hệ con người Việt Nam đã quan niệm đúng đắn rằng dù giàu hay nghèo, trong cuộc sống ít nhiều cũng phải có cái chữ, nghĩa là phải học, có học mới nên khôn.
Thứ hai, lãnh tụ Hồ Chí Minh từng nói rằng “học để thành cán bộ tốt, công dân tốt, chiến sĩ tốt”, tức là thành người ở những cương vị hoạt động khác nhau. Lý do cuối cùng là trong trào lưu xây dựng xã hội học tập, UNESCO đã khuyến cáo học tập suốt đời xoay quanh bốn trụ cột giáo dục: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình.
Theo ông Dong, nếu gắn học để làm người với vấn đề học tập suốt đời, triết lý học để làm người có thể được phát biểu theo mệnh đề học suốt đời để làm người, hoặc nói khái quát hơn sẽ là học suốt đời vì sự phát triển bền vững.
Dù đưa ra gợi ý như vậy, GS Dong vẫn cho rằng việc đưa triết lý giáo dục vào Luật Giáo dục (sửa đổi) là không nên và không đúng. Vì triết lý giáo dục là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh giáo dục, không nên đưa vào luật.
Thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực góp ý dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vào chiều 17/1. Ảnh: Giáo dục thời đại
Xã hội hóa không chỉ là chuyện học phí
Một trong những vấn đề được đề cập trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) là chính sách xã hội hóa giáo dục. TS Phạm Thị Ly, Ủy viên Hội đồng, nhận định dù chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được khẳng định từ lâu trong các nghị quyết của Đảng, Chính phủ, và sự tham gia của khu vực tư đã tạo ra nhiều thay đổi đáng kể trong giáo dục, thực tế vẫn cho thấy những điểm bất cập đòi hỏi phải cân nhắc để có chính sách phù hợp.
Theo bà Ly, tới nay các luật chuyên ngành về đất đai, tài chính, tín dụng, thuế đã có chính sách ưu đãi xã hội hóa nói chung, nhưng chưa có chính sách riêng hỗ trợ xã hội hóa giáo dục. Các quy định về bảo hộ, ưu đãi, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn chung chung, không cụ thể. Vì thế cần xác định lại quan điểm, hiểu đúng về xã hội hóa. Xã hội hóa không phải chỉ dựa vào học phí mà phải dựa vào các nguồn lực đa dạng của xã hội, không chỉ dựa vào người học. Điều này đã thể hiện tương đối rõ trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Video đang HOT
Theo ông Dương Trung Quốc, Ủy viên Hội đồng, khi sửa Luật Giáo dục, mọi người vẫn đang bàn đến giáo dục học đường trong khi đó chỉ là một bộ phận chứ không phải tổng thể của giáo dục. Ngoài nhà trường, còn có gia đình, cộng đồng. Khi nói tới xã hội hóa giáo dục là đòi hỏi toàn xã hội tham gia, chứ không phải do một số người không hiểu hết mà biến xã hội hóa thành chuyện “tiền”.
“Tôi rất muốn Luật Giáo dục đi vào thực tiễn đời sống hôm nay. Ví dụ nói về sách giáo khoa, tại sao đối với những ngành kỹ thuật, công nghệ chúng ta lại không đặt ra việc cho phép sử dụng sách giáo khoa của nước ngoài? Trên thực tế luật 10-15 năm sẽ phải thay đổi nên những gì phù hợp trong giai đoạn này – một giai đoạn chuyển đổi rất lớn – chúng ta phải đưa vào”, ông Quốc nói.
Đề cập đến cuộc cách mạng 4.0 đang được nhắc đến nhiều, ông Dương Trung Quốc lưu ý trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cần đề cập rõ hơn về công nghệ bởi việc học vượt ra khỏi không gian của nhà trường. Cần có khung pháp lý, cơ chế để tạo điều kiện cho không gian công nghệ trong giáo dục phát triển.
Bài toán phân luồng phải đặt trong mối quan hệ với liên thông
Góp ý nội dung phân luồng, TS Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng Nghị định 75 hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục có quy định cụ thể về phân luồng. Nếu thực hiện nghiêm chỉnh, chắc chắn phân luồng sẽ chuyển biến. Tuy nhiên, vấn đề phân luồng đến nay vẫn hạn chế, một trong những nguyên nhân là phân luồng chưa được đặt trong mối quan hệ với bài toán liên thông, và cả hai cần nhìn trong một bối cảnh mới là học tập suốt đời.
“Nếu phân luồng gắn với liên thông thì người học đi vào luồng nghề sẽ không còn cảm thấy đi vào ngõ cụt như trước kia mà vẫn có thể học tiếp ở các trình độ cao hơn. Nếu đặt trong bối cảnh học tập suốt đời sẽ tạo điều kiện và động lực để người lao động nâng cao trình độ theo sở thích, năng lực và điều kiện cụ thể của cá nhân”, ông Tiến phân tích.
Nguyên trợ lý Bộ trưởng Giáo dục nhấn mạnh lời giải của bài toán phân luồng và liên thông phụ thuộc vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện thành công Khung trình độ quốc gia. Để đóng góp về phương diện pháp lý cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phân luồng và liên thông trong giáo dục, bên cạnh các quy định về trách nhiệm của Bộ Giáo dục, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như trong Nghị định 75, cần bổ sung trách nhiệm của các bộ đó trong việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện Khung trình độ quốc gia.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Thường trực Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, khẳng định Ban soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của các thành viên để hoàn thiện dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) trước khi báo cáo Thủ tướng và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 giữa năm nay.
Xuân Hoa
Theo VNE
Không nên biến xã hội hóa giáo dục thành chuyện "tiền"
Khi nói tới xã hội hóa giáo dục là đòi hỏi toàn xã hội tham gia vào giáo dục, chứ không phải do một số người không hiểu hết mà biến báo xã hội hóa thành chuyện "tiền".
Đại biểu Dương Trung Quốc đã đưa ra ý kiến như vậy tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức chiều 17.1, góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Thường trực Hội đồng chủ trì phiên họp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì phiên họp chuyên đề góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) của Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực
Không nên đưa triết lý giáo dục vào Luật
Nêu quan điểm về triết lý giáo dục, GS.TS Phạm Tất Dong, Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, ông coi "Học để làm người" là triết lý giáo dục bởi 3 lí do:
Thứ nhất, các thế hệ con người Việt Nam trước đây đã quan niệm đúng đắn rằng, dù giàu hay nghèo, trong cuộc sống ít nhiều cũng phải có cái chữ, nghĩa là phải học, có học mới nên khôn.
Thứ hai, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã từng nói rằng, học để thành cán bộ tốt, công dân tốt, chiến sĩ tốt, tức là thành người ở những cương vị hoạt động khác nhau.
Thứ ba, trong trào lưu xây dựng xã hội học tập, UNESCO đã khuyến cáo học tập suốt đời xoay quanh 4 trụ cột giáo dục: Học để biết, học để làm người, học để chung sống và học để làm người.
Nếu gắn vấn đề học để làm người với vấn đề học tập suốt đời, theo GS Phạm Tất Dong, triết lý học để làm người có thể được phát biểu theo mệnh đề học suốt đời để làm người, hoặc nói khái quát hơn thì sẽ là học suốt đời vì sự phát triển bền vững.
Nêu quan điểm về việc có nên hay không đưa triết lý giáo dục vào Luật Giáo dục (sửa đổi), GS Phạm Tất Dong cho rằng, điều đó không nên và không đúng. Vì triết lý giáo dục là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh giáo dục chứ không nên đưa vào Luật giáo dục.
Xã hội hóa phải dựa vào các nguồn lực đa dạng của xã hội
Một trong những vấn đề quan trọng được đề cập trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) là chính sách xã hội hóa giáo dục. TS. Phạm Thị Ly - Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực - cho rằng, mặc dù chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được khẳng định từ lâu trong các nghị quyết của Đảng, của Chính phủ, và sự tham gia của khu vực tư đã tạo ra nhiều thay đổi đáng kể trong giáo dục, vẫn đang có những điểm bất cập đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc để có những chính sách phù hợp.
Cho tới nay, các luật chuyên ngành về đất đai, tài chính, tín dụng, thuế đã có chính sách ưu đãi xã hội hóa nói chung nhưng chưa có chính sách riêng hỗ trợ chính sách xã hội hóa giáo dục. Các quy định về bảo hộ, ưu đãi, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực GD&ĐT còn chung chung, không cụ thể.
Theo TS. Phạm Thị Ly, cần phải xác định lại quan điểm, hiểu đúng về xã hội hóa. Xã hội hóa không phải chỉ dựa vào học phí, xã hội hóa phải dựa vào các nguồn lực đa dạng của xã hội, không chỉ dựa vào người học. Điều này, theo TS Phạm Thị Ly, đã thể hiện tương đối rõ trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Đơn cử, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã nêu ra nhiều điểm cụ thể để hỗ trợ cho khu vực giáo dục tư, chẳng hạn như Điều 96 quy định "các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân cho giáo dục được trừ vào thu nhập chịu thuế, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ giáo dục, ủng hộ tiền hay hiện vật thì được xem xét để ghi nhận bằng hình thức thích hợp".
Góp ý liên quan đến nội dung phân luồng, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - cho rằng, vấn đề phân luồng đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng ta chưa quan tâm đặt bài toán phân luồng trong mối quan hệ với bài toán liên thông, và cả hai cần nhìn trong một bối cảnh mới là học tập suốt đời.
"Bài toán phân luồng phải đặt trong mối quan hệ với bài toán liên thông và cả hai bài toán cần được tìm lới giải trong khuôn khổ của việc xây dựng hệ thống học tập suốt đời. Lý do rất đơn giản: Nếu phân luồng gắn với liên thông thì người học đi vào luồng nghề sẽ không còn cảm thấy đi vào ngõ cụt như trược kia mà vẫn có thể học tiếp ở các trình độ cao hơn; tiếp nữa đặt trong bối cảnh học tập suốt đời sẽ tạo điều kiện và động lực để người lao động nâng cao trình độ theo sở thích, năng lực và điều kiện cụ thể của cá nhân" - TS Phạm Đỗ Nhật Tiến phân tích.
Do đó, lời giải của bài toán phân luồng và liên thông phụ thuộc vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện thành công Khung trình độ quốc gia. Cần bổ sung trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện Khung trình độ quốc gia.
Các đại biểu tham dự phiên họp
Tại cuộc họp, ông Dương Trung Quốc cho biết, hiện nay khi sửa Luật Giáo dục, chúng ta vẫn đang bàn đến giáo dục học đường, mà giáo dục học đường chỉ là một bộ phận chứ không phải tổng thể của giáo dục. Giáo dục còn có gia đình, cộng đồng. Vì vậy, khi nói tới xã hội hóa giáo dục là đòi hỏi toàn xã hội tham gia vào giáo dục, chứ không phải do một số người không hiểu hết mà biến báo xã hội hóa thành chuyện "tiền".
"Tôi rất muốn Luật Giáo dục đi vào thực tiễn đời sống hôm nay. Ví dụ nói về sách giáo khoa, tại sao đối với những ngành kỹ thuật, công nghệ chúng ta lại không đặt ra việc cho phép được sử dụng sách giáo khoa của nước ngoài. Trên thực tế Luật 10, 15 năm sẽ phải thay đổi nên những gì phù hợp trong giai đoạn này - một giai đoạn chuyển đổi rất lớn - chúng ta phải đưa vào' - Ông Quốc nêu quan điểm.
Đề cập đến cuộc cách mạng 4.0 đang được nhắc đến nhiều hiện nay, ông Dương Trung Quốc lưu ý, trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cần đề cập rõ ràng hơn nữa về vấn đề công nghệ. Bởi việc học hiện nay đã vượt ra khỏi không gian của nhà trường, vì vậy, cần có khung pháp lý, cơ chế để tạo điều kiện cho không gian công nghệ trong giáo dục được phát triển.
Thái Bình
Theo Dân trí
Đề xuất lương giáo viên tương đương lực lượng vũ trang GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam đề xuất lương giáo viên phải được xếp ngang với lương của lực lượng vũ trang chứ không chỉ cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Ảnh minh họa Đề xuất này được đưa ra tại cuộc họp do Hiệp hội Các trường ĐH,...