Đề xuất hỗ trợ giáo viên dạy liên trường, liên cấp
Trước tình trạng thiếu giáo viên, buộc các thầy cô phải dạy liên trường, liên cấp, huyện Minh Hóa đã đề xuất hỗ trợ đối với giáo viên diện này.
Toàn cảnh buổi làm việc của Sở GD&ĐT Quảng Bình với huyện Minh Hóa.
Chiều 30/9, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Bình đã có buổi làm việc với huyện Minh Hóa về công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc về công tác giáo dục trên địa bàn.
Tham dự buổi làm việc có ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình và các lãnh đạo sở này. Về phía huyện Minh Hóa có ông Nguyễn Bắc Việt, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cùng các phòng ban của huyện.
Tại buổi làm việc, ông Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa báo cáo về công tác giáo dục trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua.
Ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình cùng ông Nguyễn Bắc Việt, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa chủ trì buổi làm việc.
Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp, chính quyền, mạng lưới trường lớp trên địa bàn Minh Hóa cơ bản đã ổn định, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân. Cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, nhận thức về giáo dục của các tầng lớp nhân dân đã có bước tiến bộ rõ rệt.
Video đang HOT
Ngành giáo dục Minh Hóa đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin tập trung triển khai quyết liệt nhiều nhiệm vụ và giải pháp, thích ứng linh hoạt, tăng cường kỷ cương, nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục.
Minh Hóa là địa phương còn nhiều khó khăn khi đây là huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, đời sống nhân dân còn nghèo, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, học sinh xa trường. Do đó công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn nhiều khó khăn, nhiều trường có nguy cơ sụt chuẩn, chưa đủ điều kiện đề nghị kiểm tra.
Hiện nay toàn huyện Minh Hóa có 48 trường học, trong đó có 19 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 8 trường THCS, 4 trường TH&THCS, 2 trường PTDNBT TH&THCS và 1 trường phổ thông dân tộc bán trú. Rất nhiều trường học nằm ở địa bàn miền núi, con em đồng bào dân tộc thiểu số, do đó nhận thức, dân trí còn thấp, cuộc sống còn nhiều vất vả nên công tác giáo dục còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn rất nhiều trường, lớp điểm lẻ, lớp ghép, giao thông đi lại khó khăn.
Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa báo cáo về công tác giáo dục trên địa bàn huyện tại buổi làm việc.
Về công tác phân luồng, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, địa phương này đã duy trì mức 3 đối với các cấp, tuy nhiên tỷ lệ giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp THPT còn thấp.
Trong buổi làm việc với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình, huyện Minh Hóa đã đề xuất sở tham mưu UBND tỉnh cần có phương án tinh giảm biên chế phù hợp, không tinh giảm biên chế nếu chưa bố trí đủ giáo viên đứng lớp, trong bối cảnh tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ngày càng cao và thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Ngoài ra, cùng thực trạng với các huyện tại tỉnh Quảng Bình, Minh Hóa cũng đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tin học và tiếng Anh, theo Chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT.
Huyện Minh Hóa đề nghị Sở GD&ĐT Quảng Bình và Sở Nội vụ, tham mưu UBND tỉnh Quảng Bình giao đủ biên chế giáo viên theo định mức đối với các trường học và cơ sở giáo dục theo quy định. Trong đó trọng tâm là bổ sung giáo viên tiếng Anh, Tin học, còn thiếu tại các trường tiểu học, THCS; có chế độ hỗ trợ giáo viên dạy liên trường, liên cấp.
Ông Đinh Tuấn Anh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Minh Hóa phát biểu tại buổi làm việc.
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học, ở khu vực khó khăn, dân tộc miền núi. Tham mưu bố trí cơ sở vật chất để thực hiện đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.
Kết luận tại buổi làm việc, ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cho hay, mặc dù năm học 2021-2022 toàn ngành Giáo dục triển khai chương trình kế hoạch năm học gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, cả 3 cấp học trên địa bàn huyện Minh Hóa đã chủ động, linh hoạt trong tổ chức dạy học, tận dụng tối đa thời gian để tổ chức dạy học trực tiếp nên kết thúc năm học 2021-2022, các trường đều đảm bảo tiến độ chương trình.
Giám đốc Sở GD&ĐT cũng đề nghị thời gian tới, UBND huyện Minh Hóa tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành Giáo dục; đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1,2,3,6,7 để thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là các trường vùng dân tộc thiểu số.
Đồng thời, chỉ đạo Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường THCS tăng cường công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh, học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay. Trước mắt khi chưa có phương án bố trí giáo viên tin học cấp tiểu học nên lấy giáo viên tin học THCS về dạy liên trường tiểu học.
Ngoài các hoạt động dạy học cần tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao nhận thức, năng lực giảng dạy cho giáo viên, đáp ứng cao hơn với yêu cầu đổi mới hiện nay. Chỉ đạo các xã, thị trấn vận động học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục bổ túc THPT hệ GDTX hoặc tham gia học nghề… để đảm bảo tỉ lệ phổ cập GD THCS mức độ 3 và các tiêu chí nông thôn mới.
Học sinh Kon Tum trở lại trường từ ngày 30/9
Sau khi bão Noru đi qua, các cơ sở giáo dục tại Kon Tum khẩn trương khắc phục hậu quả và tổ chức cho học sinh trở lại trường.
Học sinh Kon Tum đi học trở lại từ ngày 30/9. Ảnh minh họa
Ngày 29/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đã có văn bản phối hợp chỉ đạo các cơ sở giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 4 và thông báo cho học sinh trở lại trường.
Theo đó, Sở GD&ĐT đề nghị UBND các huyện, thành phố phối hợp chỉ đạo Phòng GD&ĐT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở trên địa bàn tập trung lực lượng, phương tiện để nhanh chóng khắc phục hậu quả do bão gây ra.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục tổ chức dọn vệ sinh trường lớp, sắp xếp bàn ghế, trang thiết bị dạy học... để tổ chức dạy học an toàn.
Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục đã đảm bảo các điều kiện an toàn tiến hành dạy học trở lại từ sáng thứ 6, ngày 30/9. Riêng các địa bàn chia cắt, trường học bị ảnh hưởng chưa kịp thời khắc phục thì UBND các huyện, thành phố quyết định thời điểm dạy học phù hợp.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục phải chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch dạy học sau bão theo khung thời gian năm học và tổ chức dạy bù các tiết cho học sinh. Đặc biệt tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau bão.
Đầu tư mạnh cho giáo dục để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng tại buổi làm việc với Sở GD-ĐT, các Phòng GD-ĐT địa phương, đại diện các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh vào sáng 28-9. Cùng dự buổi làm việc có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh Cao...