Đề xuất đầu tư hơn 8.300 tỷ đồng xây dựng cao tốc Dầu Giây – Tân Phú
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư).
Một đoạn cao tốc TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây được đưa vào khai thác. Ảnh minh họa: Hoàng Hải/TTXVN
Theo đó, cao tốc Dầu Giây – Tân Phú là dự án thành phần nằm trong tổng thể tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
Ban Quản lý dự án Thăng Long đánh giá, hiện nay, tại khu vực, Quốc lộ 20 đã được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch được phê duyệt (bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 11m) song, theo kết quả khảo sát, quốc lộ này đã quá tải. Vì vậy, việc đầu tư từng phần, tiến tới đầu tư toàn bộ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là cần thiết thúc đẩy hơn nữa liên kết giữa các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Đồng Nai với Lâm Đồng.
Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú sẽ có tổng chiều dài hơn 60 km. Điểm đầu tại Km0 000, giao với Quốc lộ 1 tại Km 1829 500, trùng với điểm cuối cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, thuộc địa phận xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Video đang HOT
Điểm cuối tại Km60 100 (qua vị trí giao cắt với QL20 tại Km69 400), thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc.
Căn cứ vào nhu cầu vận tải, nguồn lực hiện hữu, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, Ban Quản lý dự án Thăng Long đề xuất kiến nghị, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m với vận tốc thiết kế 100 km/h.
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.365 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng, thiết bị là gần 5.000 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là hơn 595 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng là hơn 1.287 tỷ đồng,…
Về nguồn vốn và phương án huy động vốn, Ban Quản lý dự án Thăng Long kiến nghị nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 1.300 tỷ đồng; vốn Nhà đầu tư huy động là hơn 7.000 tỷ đồng.
Nếu được chấp thuận, dự án dự kiến được chuẩn bị từ năm 2021 – 2022; lựa chọn nhà đầu tư từ năm 2022 – 2023; triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư từ năm 2022 – 2023 và thi công xây dựng công trình từ năm 2023 – 2025.
Theo tính toán sơ bộ, nhu cầu sử dụng đất của dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú khoảng hơn 300 ha. Theo đó, huyện Thống Nhất là hơn 78 ha; huyện Định Quán là hơn 127 ha; huyện Xuân Lộc là gần 10 ha, huyện Tân Phú là 96 ha.
Diện tích đất có rừng hơn 27 ha đã được HĐND tỉnh Đồng Nai ra quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án…
TP Hồ Chí Minh thúc tiến độ tuyến cao tốc kết nối với Tây Ninh
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh về việc đẩy nhanh tiến độ dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh).
Theo Sở GTVT Thành phố, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài dự kiến trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vào tháng 9/2021 nhưng đến nay đã trễ so với tiến độ đề ra.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Để đẩy nhanh tiến độ cao tốc, Sở GTVT Thành phố kiến nghị UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo chủ trương về việc thành lập Hội đồng thẩm định nội bộ theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, kiến nghị UBND Thành phố giao Ban Giao thông khẩn trương tiếp thu ý kiến của các sở ngành, đơn vị để hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, trình Hội đồng thẩm định nội bộ.
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần khẩn trương thực hiện các thủ tục theo quy định, tham mưu UBND Thành phố trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong tháng 5 tới.
Sở GTVT Thành phố còn đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu về nguồn vốn đầu tư dự án (vốn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố khoảng 5.900 tỉ đồng); Bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố để trình HĐND Thành phố trong kỳ họp gần nhất (dự kiến tháng 7).
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài có tổng vốn 15.900 tỉ đồng. Trước đó, TP Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng về đề xuất bố trí vốn ngân sách của T.Ư gần 6.000 tỉ đồng phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là vướng mắc lớn nhất hiện nay của dự án bởi theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh, hiện chưa có đủ cơ sở để UBND Thành phố báo cáo, giải trình cho HĐND Thành phố về dự kiến nguồn vốn, khả năng cân đối vốn cho mục này.
Kế hoạch ban đầu, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài dự kiến tháng 3/2021 thi công để dự án hoàn thành vào dịp 30/4/2025, góp phần chào mừng 50 năm thống nhất đất nước, đồng thời giải tỏa áp lực cho QL22 đang quá tải nghiêm trọng. Tuy nhiên, do vướng mắc nhiều thủ tục về vốn, dự án đến giờ vẫn chưa thể khởi công.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài đã đội vốn lên gần 50% so với mức 10.700 tỉ đồng (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mà Ban Quản lý dự án 2 (Tổng cục Đường bộ) trình Bộ GTVT thẩm định cuối năm 2018), chủ yếu là do cập nhật phát sinh đền bù, giải phóng mặt bằng.
Thu hồi đất để xây dựng khu dân cư tại huyện Thanh Hà, Hải Dương Ngày 26/4, UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất đối với 11 hộ gia đình ở xã Cẩm Chế để xây dựng khu dân cư phía Bắc thị trấn Thanh Hà (giai đoạn 1). Lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất tại xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà (Hải Dương). Theo lãnh...