Đề xuất cho học sinh Hà Nội vào lớp sau 8h trong ngày rét
Nhiều hiệu trưởng tại Hà Nội đề xuất phương án điều chỉnh thời gian vào lớp muộn, thay vì cho học sinh nghỉ khi nhiệt độ xuống thấp.
Từ đầu tháng 12, Hà Nội và các tỉnh, thành miền Bắc xuất hiện những đợt rét đầu tiên trong năm. Theo dự báo của cơ quan khí tượng, mức nhiệt thấp nhất tại Hà Nội ghi nhận được trong tuần này là 12 độ C. Đến ngày 20/12, khi đón thêm đợt không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ tại Hà Nội xuống 10-11 độ C, ngưỡng rét hại.
Việc đến trường của học sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ, trong những ngày rét như thế nào là điều được các phụ huynh quan tâm.
Hiện, học sinh Hà Nội vào lớp lúc 7h15 trong thời tiết lạnh. Ảnh: Phạm Thắng .
Đề xuất lùi thời gian vào lớp
Trao đổi với Zing , ông Hoàng Hữu Trung, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết chiều 17/12, sở có cuộc họp với hiệu trưởng các trường trên địa bàn về công tác phòng chống rét đậm, rét hại, đảm bảo chức khỏe cho học sinh.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, khi nhiệt độ dưới 10 độ C, học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ. Dưới 7 độ C, học sinh THCS được nghỉ.
Ông Trung cho biết nhiều năm nay, Hà Nội đều áp dụng quy định trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các gia đình đã có điều kiện trang bị cho con cái áo, mũ, găng tay… để giữ ấm. Cơ sở vật chất của các trường cũng tốt hơn, không bị gió lùa vào mùa đông. Trong khi đó, có những ngày nhiệt độ xuống thấp vào sáng sớm và ấm dần khi trưa.
Nhiều ý kiến cho rằng nếu chỉ căn cứ nhiệt độ vào sáng sớm để cho học sinh nghỉ thì chưa thật hợp lý. Bởi, đối với bậc mầm non, tiểu học, các con được nghỉ sẽ ảnh hưởng công việc của phụ huynh.
Với những gia đình không có điều kiện trông con, đây là sự bất tiện không nhỏ. Với học sinh bậc THCS, THPT, việc nghỉ mỗi khi nhiệt độ xuống thấp như vậy sẽ ảnh hưởng tiến độ, kế hoạch năm học. Hà Nội không chỉ rét một hai ngày, có những đợt rét kéo dài cả tuần, hết đợt này đến đợt khác.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, nhiều hiệu trưởng cho rằng nên điều chỉnh giờ vào lớp muộn để tránh thời tiết khắc nghiệt buổi sáng sớm, vừa đảm bảo sức khỏe học sinh, vừa đảm bảo chương trình học và cũng thuận tiện cho phụ huynh.
Hiện nay, giờ tập trung ở các trường ở Hà Nội là 7h15, nhiều ý kiến đề xuất lùi giờ tập trung đến 8h15 hoặc 8h30.
Ông Trung cho hay sau khi các hiệu trưởng có ý kiến, ban giám đốc sở sẽ họp, thảo luận và cùng đề xuất phương án lên UBND thành phố.
Linh động theo phụ huynh và nhà trường
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT Hà Đông, Hà Nội, cũng cho rằng việc cho học sinh đến trường như thế nào trong những ngày rét đậm, rét hại đang có nhiều ý kiến khác nhau. Từ nhiều năm nay, phòng giáo dục quận Hà Đông đưa ra các phương án xử lý linh hoạt.
“Sáng sớm, phụ huynh theo dõi nhiệt độ tại khu vực, nếu dưới 10 độ C, cha mẹ có thể cho con nghỉ ở nhà để chăm sóc. Những phụ huynh không có điều kiện trông nom con, có thể đưa tới trường. Các trường cũng tạo điều kiện giữ, chăm sóc, dạy trẻ để phụ huynh yên tâm làm việc. Thực tế, mùa đông năm ngoái, phụ huynh vẫn đưa con tới trường dù nhiệt độ xuống thấp. Số em nghỉ rất ít”, bà Hằng cho biết.
Nếu số lượng học sinh nghỉ ít, các em sẽ được tập hợp dạy bù, dạy bổ sung sau. Nếu số lượng học sinh nghỉ nhiều, các lớp chỉ ôn tập kiến thức cũ, không vội dạy bài mới.
Bà cho rằng nên để phụ huynh là người quyết định cho con đến trường hay không và hiệu trưởng cân nhắc điều chỉnh giờ vào lớp, có thể vào lớp muộn lúc 8h30.
“Nếu đồng loạt nghỉ, trường đóng cửa, nhiều gia đình không có điều kiện trông con. Hơn nữa, vào 6h sáng, nhiệt độ có thể 9-10 độ C, nhưng đến gần trưa, trời ấm dần, nhiệt độ lên mức 12-13 độ C, nếu cho nghỉ ngay từ đầu thì cũng rất tiếc và mất thời gian, trễ chương trình”, bà Hằng nói.
Tương tự, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường THCS – THPT Marie Curie, cho rằng việc vào lớp muộn trong những ngày trời rét hợp lý hơn là cho học sinh nghỉ đồng loạt.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giờ tập trung muộn hơn nên để các trường tự quyết định dựa trên số đông ý kiến phụ huynh, làm sao cho thuận tiện, chứ không nên cứng nhắc một khung giờ nhất định.
“Lùi giờ vào lớp cũng tốt, hợp lý nhưng nhiều người đi làm sớm, đưa con đi học rồi đi làm luôn. Bây giờ, con vào lớp trễ, họ không được đi làm trễ, cũng là vấn đề. Do đó, các trường nên linh động, tùy điều kiện của trường mình và phụ huynh”, thầy Khang đề xuất.
Ngoài ra, thầy Khang cho rằng các trường nên khuyến khích học sinh sử dụng xe buýt hoặc xe đưa đón. Học sinh sẽ ít phải tiếp xúc gió lạnh vào sáng sớm.
Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu các trường phải rà soát, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn… đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đặc biệt, các trường mầm non cần đảm bảo có nước ấm để chăm sóc, phục vụ các cháu.
Các trường tổ chức bán trú cần đặc biệt quan tâm, đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt, chế độ ăn hợp lý; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị đủ cơ số thuốc theo quy định phục vụ công tác y tế học đường.
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các trường không tổ chức hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại. Đồng thời, nhà trường phối hợp cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở các em mặc đủ ấm, không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét.
Lớp học quá đông, đánh giá bằng nhận xét được không?
Bộ GD-ĐT đang sửa quy định đánh giá học sinh trung học theo hướng tăng cường nhận xét thay vì chỉ cho điểm như trước đây ở tất cả các môn học. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng điều này không đơn giản.
Nhận xét học sinh là một nghệ thuật. Ở nước ta, lớp học 30 - 40 học sinh, thậm chí nhiều hơn nữa nên việc đánh giá không đơn giản - ĐÀO NGỌC THẠCH
Quy định đã có nhưng chưa làm được
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie (Hà Nội), cho rằng dự thảo thông tư Bộ GD-ĐT mới công bố là một chủ trương rất tích cực và là cái đích chúng ta cần hướng tới trong kiểm tra, đánh giá học sinh (HS).
Tuy nhiên, ông Khang cũng bày tỏ lo lắng khi cho rằng hiện nay, các môn học được đánh giá bằng điểm; riêng các môn âm nhạc, mỹ thuật và thể dục đánh giá bằng nhận xét "đạt" hoặc "không đạt". Đặc biệt, môn giáo dục công dân lâu nay ngoài đánh giá bằng điểm còn yêu cầu nhận xét bằng lời. Nhưng thực tế, cũng như những môn khác, giáo viên (GV) không có nhận xét gì, thường để trống chỗ này trong học bạ.
Một điểm mới trong dự thảo thông tư mà nhiều người quan tâm, đó là hầu hết các môn đều có việc đánh giá bằng điểm số và bằng nhận xét. "Về ý nghĩa giáo dục và tính sư phạm đối với việc đánh giá HS kết hợp điểm số (định lượng) và nhận xét (định tính) là rất nên làm. Tuy nhiên, có làm được, làm chu đáo được hay không lại là điều cần bàn kỹ", ông Khang nói.
Ông Khang nêu thực tế ở những nước phát triển, lớp học trên dưới 20 HS. GV chỉ dạy vài ba lớp, tập trung vào chuyên môn. Vì thế, GV "nắm" HS rất kỹ. Họ thường có những nhận xét rất sâu sắc về HS, nêu được đặc điểm của từng em, giúp HS biết phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình.
"Nhận xét HS là một nghệ thuật, GV phải có tâm và có tầm. Ở nước ta, lớp học 30 - 40 HS, thậm chí nhiều hơn. GV để đạt 20 tiết/tuần phải dạy ít nhất 4 lớp, nhiều nhất... 20 lớp. Ngoài công việc chuyên môn, GV còn phải làm nhiều việc khác. Vì vậy, rất khó nhận xét chu đáo từng HS như mong muốn. Tôi mong Bộ GD-ĐT có giải pháp đồng bộ để khi quy định mới về đánh giá HS trung học chính thức được ban hành, yêu cầu đánh giá HS bằng điểm số và bằng nhận xét không rơi vào tình trạng tương tự như môn giáo dục công dân hiện nay", ông Khang đề xuất.
Tôi mong Bộ GD-ĐT có giải pháp đồng bộ để khi quy định mới về đánh giá học sinh trung học chính thức được ban hành, yêu cầu đánh giá HS bằng điểm số và nhận xét không rơi vào tình trạng tương tự như môn giáo dục công dân hiện nay
Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie, Hà Nội)
Không ít GV cũng lo ngại điều này. Hơn nữa, khi tăng cường đánh giá bằng nhận xét thì GV lại bị áp lực bởi hồ sơ, sổ sách giống như thời điểm GV tiểu học thực hiện đánh giá HS theo Thông tư 30. Một GV dạy địa lý tại một trường THCS tại Q.Đống Đa (Hà Nội) cho hay khác với tiểu học, một GV, nhất là GV dạy các môn như sử, địa..., phải dạy rất nhiều lớp. Nếu mỗi ngày phải viết nhận xét hàng trăm HS thì không thể làm nổi. Không ít GV bày tỏ lo ngại, áp lực về hồ sơ, sổ sách mà Bộ GD-ĐT đang yêu cầu giảm tải cho GV sẽ quay trở lại khi thực hiện quy định mới về đánh giá HS.
Nhận xét không có nghĩa là ghi chép
Xung quanh vấn đề này, ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết đổi mới kiểm tra đánh giá được thực hiện theo hướng tăng cường kết hợp đánh giá định tính và định lượng, tức kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số. Đánh giá bằng nhận xét không thực hiện chung chung mà bằng sự tiến bộ của người học về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của HS.
Theo ông Hồng, khi xây dựng dự thảo, Bộ đã tính toán tính khả thi, một số môn ở THCS và THPT, GV phải dạy nhiều lớp... Do vậy, đánh giá bằng nhận xét không có nghĩa là yêu cầu GV phải ghi chép và phải thiết lập một hệ thống hồ sơ, sổ sách để nhận xét mà GV sẽ được hướng dẫn, tập huấn bài bản về kỹ thuật nhận xét. Các hình thức kiểm tra đánh giá sẽ đa dạng như: hỏi đáp, viết, thuyết trình, đánh giá bằng sản phẩm học tập. Đồng thời, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá HS.
Ông Hồng cũng thông tin, không chỉ ra văn bản, Bộ sẽ tiến hành tập huấn về quy trình kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, tránh cách hiểu sai về đánh giá bằng nhận xét như khi thực hiện Thông tư 30 về đánh giá HS ở tiểu học.
Tranh của học sinh Marie Curie được trưng bày triển lãm tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc gia Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie cũng đã tới để chúc mừng các học trò nhỏ của mình. Chiều 11/12, tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc Gia đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh với chủ đề '100 năm Bùi Xuân Phái - Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp' . Triển lãm được...