Đề xuất cấp mã số để hạn chế lao động bỏ trốn
Trước thực trạng khoảng 30% lao động Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng, cơ quan quản lý đề xuất, cần có mã số cho mỗi lao động để dễ dàng xác định được thông tin, địa chỉ của từng người.
ảnh minh họa
Sáng 16/7, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước nhưng vẫn ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp.
Bà Nguyễn Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, năm 2004 – 2013 có trên 71.000 lao động sang Hàn Quốc theo chương trình phối hợp giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Khoảng 75% lao động này đang làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo công nghệ cao, còn lại làm việc trong ngành ngư nghiệp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khoảng 30% lao động Việt Nam ở Hàn Quốc cư trú bất hợp pháp, sau khi hết hạn hợp đồng thì trốn ở lại. Tỷ lệ này cao gấp đôi so với 15 quốc gia có lao động làm việc tại Hàn Quốc. Bà Hương cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do người lao động mong muốn có việc làm và thu nhập, họ xem lợi ích cá nhân bao trùm lên lợi ích tập thể, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe…
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Lao động đề xuất, cần nâng cao chất lượng đào tạo lao động trước khi đưa đi, xây dựng quy trình tuyển chọn tiên tiến, đào tạo kỹ năng mềm cho lao động. Chú trọng hơn tới mối liên hệ ràng buộc giữa người lao động và gia đình, chính quyền địa phương.
Việc hợp tác giữa các cơ quan quản lý lao động trong và ngoài nước cũng phải được đẩy mạnh. Các quy chế quản lý và xử phạt cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng cần đủ sức nặng để người lao động hạn chế vi phạm.
“Chúng ta có thể áp dụng phương pháp sử dụng chip theo dõi như ở Indonesia. Tức là mỗi lao động sẽ có một mã số, từ đó cơ quan quản lý có thể xác định được thông tin, địa chỉ của từng người, hạn chế tối đa việc lao động bỏ trốn. Đồng thời, nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật cho họ”, bà Hương đề xuất.
Theo VNE
Hàn Quốc "cấm cửa" lao động Việt Nam
Do không cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn, Việt Nam không được Hàn Quốc phân bổ hạn ngạch tuyển dụng lao động năm 2013.
"Do chúng ta chưa cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn nên Hàn Quốc không cấp chỉ tiêu hồ sơ tuyển mới lao động Việt Nam theo hạn ngạch tuyển dụng lao động nước ngoài năm 2013 theo chương trình cấp phép lao động EPS", ông Lương Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, vừa cho biết như vậy. Đây là điều đáng buồn cho xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam.
Hàng chục ngàn lao động mất cơ hội
Theo công bố mới đây của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, hạn ngạch tuyển dụng lao động nước ngoài trong năm 2013 của nước này là 62.000 người, tăng 8% so với năm 2012. Trong đó, 52.000 lao động được tuyển mới theo chương trình EPS số còn lại dành cho những lao động được tái ký hợp đồng hoặc hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn của chương trình này.
Đáng lưu ý là mặc dù tăng tuyển mới lao động nước ngoài nhưng năm nay, Hàn Quốc quyết định tiếp tục loại Việt Nam khỏi danh sách các nước được phân bổ chỉ tiêu hồ sơ. Điều đó có nghĩa không có lao động Việt Nam nào được tuyển mới. Quyết định này không chỉ khiến hàng chục ngàn người mất cơ hội dự kiểm tra tiếng Hàn mà còn khiến hơn 10.000 lao động đã có hồ sơ dự tuyển từ 2 năm qua không được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, ký hợp đồng.
Việc dừng tuyển mới lao động Việt Nam sang Hàn Quốc khiến nhiều người đã có hồ sơ từ năm 2011 đến nay mất cơ hội dự tuyển
Nỗ lực vô ích
Từ năm 2011, cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc đã khuyến cáo: Nếu Việt Nam không cải thiện được tình hình lao động bỏ trốn, nguy cơ bị dừng hợp tác lao động theo chương trình EPS là khó tránh khỏi. Đến tháng 8/2012, không chỉ không cải thiện được tình hình mà tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không chịu về nước tiếp tục tăng cao (trên 50%). Chính vì điều này mà Hàn Quốc không ký lại thỏa thuận hợp tác lao động, chính thức dừng tuyển mới lao động Việt Nam.
Trước khi phân bổ hạn ngạch tuyển dụng năm 2013, phía Hàn Quốc yêu cầu Việt Nam phải giảm tỉ lệ bỏ trốn xuống dưới 40% mới xem xét việc ký lại thỏa thuận hợp tác lao động. Thế nhưng, ông Lương Đức Long thừa nhận: "Dù rất nỗ lực, triển khai hàng loạt biện pháp nhưng chúng ta không ngăn chặn được lao động bỏ trốn ở lại Hàn Quốc, dẫn đến phía bạn chưa đồng ý nối lại hợp tác lao động".
Theo ông Lương Đức Long, kết quả giải quyết lao động bỏ trốn được phía Hàn Quốc tính toán theo từng quý và ở hầu hết các quý, tỉ lệ lao động bỏ trốn vẫn ở mức trên 50%. Chẳng hạn ở quý II/2012, trong số khoảng 2.000 lao động hết hạn hợp đồng vẫn có trên 1.200 lao động không về nước. Đến quý III/2012, khoảng 1.500/2.500 lao động hết hạn hợp đồng tiếp tục bỏ trốn...
Với quyết định trên, đề án "Ngăn chặn lao động bỏ trốn và chuyển nơi làm việc của người lao động tại Hàn Quốc" do Bộ LĐ-TB-XH triển khai từ đầu năm 2012 đến nay cùng với các biện pháp tuyên truyền, vận động gia đình thuyết phục con em về nước do cơ quan chức năng triển khai cũng đã trở thành... công cốc khi người lao động sang Hàn vẫn cứ trốn ở lại.
Sẽ có 3.000 - 4.000 lao động trở lại Hàn Quốc
Ông Lương Đức Long cho rằng dù dừng tuyển mới nhưng việc cung ứng lao động Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn duy trì nhờ vào chính sách tái tuyển dụng lao động trung thành (trong thời gian từ 4 năm 10 tháng trở lên chỉ làm cho một chủ) và lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng hạn ở chương trình EPS. Đối với lao động trung thành, nếu được tái ký hợp đồng thì sau 3 tháng về nước sẽ được trở lại Hàn Quốc làm việc. Trường hợp lao động hoàn thành hợp đồng về nước sẽ tham gia kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính để làm hồ sơ dự tuyển. Theo ông Long, trong năm 2012, khoảng 2.500 lao động được trở lại Hàn Quốc theo hai chính sách trên và dự kiến năm nay tăng lên 3.000 - 4.000 người.
Theo 24h
Lao động bỏ trốn: Nỗi nhức nhối của ngành Xuất khẩu lao động Hàn Quốc thông báo tạm ngừng tuyển lao động Việt Nam sang làm việc khiến hàng vạn lao động lo lắng. Vụ 14 lao động Việt Nam thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn tại một xưởng may tại Nga là thực trạng nhức nhối về tình trạng lao động bất hợp pháp. Tại buổi phỏng vấn trong Chương trình Dân hỏi - Bộ...