Đề xuất bỏ danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đối với nhạc sĩ, phát thanh viên
Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra và QH thảo luận tại tổ.
Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV đã không còn danh hiệu “ Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đối với nhạc sĩ, phát thanh viên như quy định hiện hành
Sáng nay 23-10, tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp thừ 2 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Theo Điều 64 của dự thảo luật đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” gồm diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, họa sĩ hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Như vậy so với quy định hiện hành, dự thảo luật trình Quốc hội khóa XV đã bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đối với “nhạc sĩ”, “phát thanh viên”.
Theo dự thảo luật, danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân” được xét tặng cho diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, họa sĩ hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ; Có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 20 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa từ 15 năm trở lên; Sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú”, tiếp tục được tặng giải thưởng của các liên hoan, cuộc thi, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước.
Danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu tú” được xét tặng cho đối tượng nêu trên đạt các tiêu chuẩn sau: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ nhân dân, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ; Có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa từ 10 năm trở lên; được tặng giải thưởng của các liên hoan, cuộc thi, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước.
Danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” được xét và công bố 3 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2 tháng 9. Chính phủ quy định chi tiết việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”.
Đây cũng là nội dung cơ quan thẩm tra đề nghị Quốc hội cần tập trung thảo luận.
Về việc bổ sung một hình thức khen thưởng riêng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” như dự thảo luật, theo cơ quan thẩm tra cần cân nhắc vì: Chưa bảo đảm nguyên tắc không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được, tính công bằng trong việc khen thưởng các lực lượng khác tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công bằng với các hình thức khen thưởng huy chương khác và các lực lượng khác đã đóng góp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhưng chưa có hình thức khen thưởng tương tự. Vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau, bao gồm cả tính khả thi khi thực hiện chính sách.
“Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Xã hội nhận thấy chưa đủ điều kiện để bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” vào dự án Luật trong lần sửa đổi này”- bà Nguyễn Thúy Anh nói.
Lê Thanh Huyền Trân là ai? 'Tiểu ni cô' hát nhạc Trịnh tại 'Giọng hát Việt nhí' được Quang Lê nhận nuôi
Lê Thanh Huyền Trân hiện đang sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai và ít xuất hiện bên cạnh cha nuôi ca sĩ Quang Lê
Video đang HOT
Lê Thanh Huyền Trân là nữ ca sĩ mặc áo nâu sòng, từng gây sốt mạng xã hội khi hát nhạc Trịnh trong chương trình Giọng hát Việt nhí năm 2014 và được biết như là một trong những người con nuôi của ca sĩ Quang Lê. Cùng tìm hiểu Lê Thanh Huyền Trân là ai? để biết thêm về sự nghiệp, đời tư của giọng ca tài năng này.
Lê Thanh Huyền Trân là ai?
Lê Thanh Huyền Trân sinh năm 2002, là trẻ mồ côi bị bỏ rơi và được trụ trì Tịnh thất Bồng Lai nhận nuôi. Cô được khán giả biết đến năm 12 tuổi khi hát nhạc Trịnh trong cuộc thi Giọng hát Việt nhí năm 2014 và sau đó trở thành con nuôi của nam ca sĩ Quang Lê.
Tiểu sử Lê Thanh Huyền Trân
Tên thật: Lê Thanh Huyền Trân.
Năm sinh: 2002.
Nơi ở hiện tại: Tịnh thất Bồng Lai (còn gọi là Thiền am bên bờ vũ trụ) ở Đức Hòa, Long An.
Nghề Nghiệp: Ca sĩ.
Sự Nghiệp Lê Thanh Huyền Trân
"Tiểu ni cô" hát nhạc Trịnh tại Giọng hát Việt nhí năm 2014
Năm 2014, tại Giọng hát Việt nhí, Huyền Trân lần đầu xuất hiện trên sóng truyền hình trong bộ áo nâu sòng và thể hiện ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Còn tuổi nào cho em. Với chất giọng truyền cảm, sâu lắng, Huyền Trân được cả 3 huấn luyện viên bấm chọn và cuối cùng về đội Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang.
Sau đó, giọng ca 10X liên tục tạo dấu ấn với hàng loạt ca khúc nhạc Trịnh như Cát bụi, Diễm xưa, Một cõi đi về, Tuổi đá buồn, Như cánh vạc bay...Mặc dù dừng chân ở liveshow 7 nhưng Huyền Trân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả bởi giọng hát da diết, chất chứa nhiều tâm sự.
Trở thành con nuôi được Quang Lê đỡ đầu trong sự nghiệp
Sau cuộc thi, Huyền Trân được nam ca sĩ Quang Lê nhận làm con nuôi, giúp phát triển con đường ca hát và học hành. Năm 2015, Quang Lê từng đến ngôi chùa cưu mang Huyền Trân để tìm hiểu, quyết định nâng đỡ giọng ca trẻ trên con đường nghệ thuật và ký hợp đồng 5 năm.
Cùng năm đó, Huyền Trân lần đầu xuất hiện trên sân khấu của bố nuôi. Tuy nhiên, Huyền Trân buộc phải trang điểm, đội tóc giả theo yêu cầu của cơ quan chức năng và chính điều này đã gây tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng.
Năm 2018, Huyền Trân bất ngờ trở lại với tư cách là thí sinh trong Giọng hát Việt năm 2018 nhưng không may phải dừng chân ngay từ đầu cuộc thi. Trong lần trở lại, Huyền Trân thử sức với những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên...
Đời Tư Lê Thanh Huyền Trân
Sứt mẻ tình cảm với Quang Lê
Năm 2016, trước tuyền thông, Huyền Trân chia sẻ mối quan hệ giữa cô và cha nuôi không được êm đẹp. Giọng ca trẻ cho biết lý do:
"Chú Lê bắt em đội tóc giả, ra ngoài sống tự lập và thậm chí là nuôi tóc thật. Em không đồng ý điều đó nên hai chú cháu có chút mâu thuẫn do cả hai chưa cùng quan điểm với nhau. Em từng hy vọng nhiều điều sau khi ký hợp đồng với chú Lê bởi chú là một danh ca nhưng khi chú bắt em đội tóc giả thì mối quan hệ này gặp trắc trở".
Sau lần đó, ít thấy Huyền Trân xuất hiện cùng Quang Lê như trước và cô đã trở lại Tịnh thất Bồng lai, nơi đã từng nuôi dưỡng mình.
Dù vậy nhưng Huyền Trân vẫn giữ mối quan hệ bạn bè thân thiết với Phương Mỹ Chi và chưa bao giờ ganh ghét hay đố kỵ. Được biết cả hai cùng học chung Trường Quốc tế Tây Úc.
Huyền Trân thực sự là trẻ mồ cô?
Huyền Trân từng chia sẻ, cô bị bỏ rơi từ lúc mới sinh ra và được một cụ ông cưu mang cùng với những đứa trẻ mồ côi khác ở Tịnh thất Bồng Lai (hiện ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
Khi mới lên 3, Huyền Trân đã bi bô tập hát nhạc Trịnh, ước mơ lớn lên sẽ được song ca cùng thần tượng là nữ danh ca Khánh Ly. Ngoài tập hát, ở tịnh thất Huyền Trân có nhiệm vụ canh hồ cá. Ngoài ra, từ bé cô từng mắc bệnh động kinh nhưng đã được chữa khỏi và phải nghỉ học sớm từ lớp 5 vì thường xuyên bị ốm.
Thế nhưng, thân thế của Huyền Trân mới đây gây tranh cãi khi Tịnh thất Bồng Lai vướng ồn ào dối gạt công chúng. Theo đó, trên MXH lan tin Huyền Trân không phải là trẻ mồ côi mà có mẹ, anh trai và cùng sống chung trong tịnh thất. Theo giấy khai sinh được tiết lộ trên mạng, mẹ ruột của Lê Thanh Huyền Trân là bà Lê Thu Vân. Ngoài ra, giọng ca trẻ còn có hai người anh tên Nhất Nguyên, Hoàn Nguyên và cũng là người dạy hát cho cô. Hiện tại, nghi vấn việc bà Vân có phải là mẹ ruột của Huyền Trân hay không vẫn chưa chính thức được xác nhận.
Nghi vấn giả tu
Bên cạnh tin đồn không phải trẻ mồ cô, Huyền Trân còn bị nghi ngờ giả tu hành. Nguồn nguyên bắt nguồn từ clip giới thiệu về Huyền Trân được phát sóng trên truyền hình. Trong đoanh clip, Huyền Trân được một người phụ nữ tóc dài cạo tóc cho mình, trong khi lễ xuống tóc cho Phật tự phải đích thân trụ trì thực hiện.
Trước ồn ào, đại diện truyền thông của Huyền Trân cho biết nữ ca sĩ tu tại gia chứ không tu ở chùa. Đồng thời, từ lúc 5 tuổi Huyền Trân đã có nguyện vọng tu tại nhà và đồng ý cạo tóc. Và đoạn ghi hình là thời điểm gần nhất cô Cúc cạo đầu cho Trân. Vì thế, không có chuyện Huyền Trân mới cạo đầu để tham gia cuộc thi như mọi người suy đoán. Đại diện chương trình nói:
"Từ mồ côi có thể dùng khi đứa trẻ mất cả cha lẫn mẹ, hoặc một trong 2 đấng sinh thành đó không còn hoặc từ nhỏ đã không biết mặt cha mẹ, và trong đoạn clip giới thiệu về mình, Huyền Trân chỉ nói con mồ côi từ nhỏ, con sống với cô Cúc chứ không nói bố mẹ bé đã mất. Huyền Trân nói đúng sự thật chứ không nói dối. Đứa trẻ khi gặp chuyện bất hạnh thì tâm lý chung của nó sẽ là né tránh. Vì thế, BTC không muốn truy hỏi Huyền Trân thêm về vấn đề này"
Thông tin cơ bản về Lê Thanh Huyền Trân là ai? giúp khán giả biết thêm chi tiết về sự nghiệp và đời tư của giọng ca 10X này.
Bài hát về người thầy siêu nổi tiếng trong SGK lớp 6 được 2000 người thể hiện, còn lọt top 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 Bất kỳ ai từng ngồi trên ghế nhà trường đều thuộc lòng những câu hát của ca khúc này. Bất kỳ ai một lần trong đời cũng đã từng ngồi qua ghế nhà trường và có cho mình nhiều kỷ niệm đáng nhớ ở thời học sinh biết bao hồn nhiên, tươi đẹp. Trong số đó, Bụi Phấn là một ca khúc nói...