Để vùng chè Cao Bồ trở thành điểm du lịch hấp dẫn
Đến xã Cao Bồ (Vị Xuyên), chiêm ngưỡng vườn chè cổ thụ, có tuổi đời hàng trăm năm nằm trên những dãy núi cao hùng vĩ, quanh năm mây mù bao phủ, khí hậu trong lành.
Cây chè cổ thụ vốn đã gắn bó mật thiết với đời sống của người dân địa phương, nay được khoác thêm “áo mới” cùng người dân phát triển ngành Công nghiệp không khói.
Cao Bồ là xã vùng cao của huyện Vị Xuyên, toàn xã có 11 thôn, bản, với 790 hộ, 4.098 nhân khẩu. Xã có 2 dân tộc Dao, Tày sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm đa số với 95% dân số. Toàn xã có tổng diện tích là 11.118,47 ha, trong hành trình khám phá, du lịch Cao Bồ, một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ của du khách là chiêm ngưỡng và check – in, tận hưởng không khí trong lành từ đồi chè Shan tuyết cổ thụ xanh mát. Đồi chè Shan tuyết cổ thụ xã Cao Bồ có quy mô rộng hơn 1.000 ha, có tuổi đời từ vài chục đến vài trăm năm, chè Shan tuyết càng già, thân càng mốc, tạo hình uốn lượn xù xì, lá càng xanh ngắt một vẻ đẹp tự nhiên. Những đồi chè xanh mướt quanh năm bốn mùa bồng bềnh trong mây và tập trung nhiều tại các thôn Lùng Tao, Tham Vè, Tát Khao, Thác Hùng, Thác Tăng, Khuổi Luông.
Người dân xã Cao Bồ thu hái chè Shan tuyết cổ thụ. |
Gặp gỡ anh Đặng Văn Điềm, Trưởng thôn Lùng Tao, được anh dẫn tham quan và khám phá đồi chè Shan tuyết cổ thụ chúng tôi thật sự ấn tượng. Từ cổng Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lùng Tao vượt qua quãng đường dốc dài khoảng chừng 2 km, chúng tôi lên đến đồi chè cổ thụ của thôn, tận mắt chứng kiến những cây chè Shan tuyết có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm phát triển đan xen cùng các hệ thực vật phong phú của rừng núi cao.
Trao đổi với phóng viên, anh Đặng Văn Điềm chia sẻ: “Cây chè mọc tự nhiên không ai biết rõ có từ bao giờ. Từ khi còn nhỏ, tôi đã thấy cây chè gắn bó với bà con trong bản, hái về làm trà, nhưng chưa thành hàng hóa. Trước đây, bà con thường hái búp chè tươi về sao lên uống hàng ngày và tặng khách quý. Trà là thức uống gắn với đời sống sinh hoạt, là linh hồn, văn hóa của đồng bào Dao hàng trăm năm nay và nghề sao chè cũng ra đời từ đó. Chè cổ thụ ở xã Cao Bồ là giống chè Shan tuyết tôm có phấn trắng, sau khi sao lên có màu phấn trắng tự nhiên như tuyết phủ bên ngoài. Nước chè màu vàng trong, nhấp một ngụm cảm nhận vị đắng nhẹ, thơm; khi uống vị ngọt đượm lại lâu”.
Video đang HOT
Những cây chè Shan tuyết cổ thụ có thân cao to, vỏ cây rêu mốc, nhiều địa y bám vào, cành vươn xa người dân phải lấy cây tre, cây vầu bắc ngang làm đường qua các cành của cây mới hái được những búp non mang về. Công việc thu hái những cây chè cổ thụ tốn rất nhiều công sức. Mỗi năm người nông dân ở xã Cao Bồ thu hoạch được 3 vụ chè, năm nào thời tiết thuận lợi thì thu hoạch được 4 vụ.
|
Du khách yêu thích sản phẩm chè Shan tuyết Cao Bồ. |
Hiện nay trên địa bàn xã có 3 HTX sản xuất, chế biến chè; trong đó có 1 sản phẩm chè Vàng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Năm 2023, tổng sản lượng chè đạt 495 tấn, giá bán chè tươi trung bình từ 25 – 40 nghìn đồng/1 kg, thu nhập sản phẩm từ chè toàn xã đạt 12,3 tỷ/năm. Thu nhập kinh tế từ cây chè cho hiệu quả cao, điều này giúp bà con tích cực chăm sóc, bảo vệ và phát triển vùng chè di sản.
Từ nhiều năm qua, xã Cao Bồ đã bộc lộ rõ tiềm năng phát triển du lịch, bởi xã vùng cao này mang trong mình vẻ đẹp kỳ vĩ của miền sơn cước, các bản làng, các dân tộc giàu bản sắc văn hóa, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Khi đến với Cao Bồ, du khách sẽ được trải nghiệm trekking đồi chè cổ thụ, tự tay hái những búp trà non và về sao chè, pha chè. Để địa phương phát triển thành điểm du lịch thu hút nhiều nhà đầu tư và du khách, phát huy được thế mạnh, xã xác định xây dựng phát triển lĩnh vực du lịch thành mũi nhọn, đưa vào nghị quyết, triển khai tới các thôn và nhân dân cùng chung tay thực hiện, hỗ trợ kinh phí các hộ làm homestay, tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư để làm đường bê tông liên thôn đảm bảo đường đi lại thuận lợi, xây dựng câu lạc bộ hát dân gian, vận động nhân dân tự chỉnh trang cảnh quan gia đình. Quảng bá du lịch xã qua các lễ hội, các phương tiện truyền thông. Nhờ đó hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đã được cải thiện rất nhiều.
Đồng chí Lê Hà Thái, Bí thư Đảng ủy xã Cao Bồ cho biết: “Chè Shan tuyết là một trong những cây trồng chủ lực của xã. Năm 2011, chè Cao Bồ chính thức được Liên đoàn quốc tế về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) cấp chứng chỉ chè hữu cơ – Organic Cao Bồ và đến năm 2015, hơn 220 cây chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Cao Bồ đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản. Qua đó, chúng tôi luôn quan tâm triển khai các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị gắn với phát triển kinh tế từ cây Chè Shan tuyết, giúp nâng cao đời sống cho nhân dân. Năm 2024, chúng tôi đã có thêm sản phẩm du lịch mang tên “Về miền trà di sản”. Đây là tour du lịch trải nghiệm, khám phá bản sắc văn hóa của người Dao áo dài và thưởng thức trà ở độ cao trên 1.000 m. Qua một thời gian, sản phẩm du lịch này đã rất thu hút du khách đến với Cao Bồ trong hành trình du lịch của mình”.
Cây chè cổ thụ ở xã Cao Bồ được bà con chung tay giữ gìn, chăm sóc, khai thác như món quà quý thiên nhiên ban tặng. Với định hướng xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương, chè cổ thụ Cao Bồ sẽ ngày càng nâng cao giá trị, mang thêm nguồn thu nhập cho bà con.
Thừa Thiên Huế: Hẹn người đến suối A Lin
Dòng nước trong veo uốn lượn giữa những tảng đá rêu phong, dưới chân cánh rừng xanh rủ bóng.
Tiếng cười của những đứa trẻ đang tắm suối nô đùa, càng khiến dòng A Lin (xã Trung Sơn, A Lưới, Thừa Thiên Huế) mát rượi giữa trưa hè.
Từ thị trấn A Lưới, theo đường Hồ Chí Minh rải nhựa "láng o", đi qua xã Hồng Kim là đến xã Trung Sơn. Đến địa phận thôn Ta Ay Ta, khách sẽ "gặp" tấm bảng chỉ đường đến "Điểm du lịch cộng đồng suối A Lin". Từ đây, rẽ vào con đường liên thôn, qua những nương sắn hiền lành, đi tầm 700 mét, là đến bờ suối, nơi có dãy chòi dành cho khách nghỉ chân vừa dựng, còn thơm mùi tre nứa. Hôm đó ngày cuối tuần. Từ lúc sáng sớm, cả 5 chiếc chòi nghỉ chân đã được khách "dưới Huế" gọi điện thoại "đặt gạch" hết, đặt luôn món gà nướng, vịt nướng than hồng và xôi hông từ loại nếp dẻo thơm trồng trên nương rẫy.
Vẻ trầm mặc của cánh rừng mọc trên triền đá rêu phong bên bờ suối bị "phá vỡ", bởi những vạt nắng rực rỡ và tiếng cười rộn rã. Từng nhóm du khách được hướng dẫn đến chòi. Có người ngồi trên chòi, thư thái lắng nghe tiếng suối chao theo lũ trẻ con nô đùa bơi lội, thỉnh thoảng lại té nước vào nhau một cách vô cùng thích thú. Đôi lúc bất giác nở nụ cười rất nhẹ, khi ánh mắt lơ đãng bắt gặp cô gái trẻ trung ngồi trên phiến đá giữa suối, tạo dáng cùng chiếc ô xinh, khiến con suối cũng như đang ở tuổi xuân thì.
Du khách đến với suối A Lin
Bất chợt gặp người quen "dưới phố". Anh "cười toe" bảo, chặng đường đèo dốc uốn lượn giữa đồi núi, chập chùng, với những triền lau lách, bỗng dưng lại trở thành niềm thích thú lạ lẫm, háo hức với lũ trẻ của mấy gia đình. Cái nắng nóng của mùa hè đôi lúc đến bức bối. Nhưng vừa đến A Lưới, không khí mát dịu hẳn. Gió mát lạnh từ rừng, từ suối, vẻ nguyên sơ của thiên nhiên khiến người ta như trút hết mọi mệt mỏi, âu lo, tất bật mưu sinh, được thư giãn và tiếp thêm nguồn năng lượng. Có lẽ, đây là "lý do" để du khách tìm đến với suối A Lin và những suối, thác đầy hấp dẫn, cuốn hút giữa núi rừng A Lưới.
Theo bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới: Để phát triển ngành du lịch của địa phương, UBND xã Trung Sơn đã thành lập Hợp tác xã phát triển du lịch cộng đồng suối A Lin, quản lý, điều hành hoạt động du lịch tại đây. Điểm du lịch mới này khánh thành đầu tháng 7, cho đến nay vào những ngày nghỉ cuối tuần, lúc nào cũng đông khách. Ngoài những chòi nghỉ chân ngay bên bờ suối, phục vụ khách nghỉ ngơi sau khi tắm, thưởng thức những món đặc sản của địa phương, xã đang có kế hoạch trồng hoa dọc con đường thôn từ đường Hồ Chí Minh dẫn vào khu vực suối - điểm du lịch.
Hiện, xã đang xây dựng công trình vệ sinh, bao gồm cả phục vụ khách thay đồ. Địa phương sẽ trồng hoa, tạo cảnh quan xinh đẹp xung quanh khu vực nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, đầu tư chăn, ga, gối, nệm. Và nơi đây sẽ là homestay đậm chất văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ tu, khi khách có nhu cầu ở lại tận hưởng đêm giữa núi rừng, lắng nghe tiếng suối róc rách vẳng trong thinh không, cùng gió núi.
Chỉ mới hình dung đến đêm thơ mộng bên suối A Lin, tâm hồn đã giăng mắc lời của ca khúc "Trăng mờ bên suối" của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, tha thiết rằng "người hẹn cùng ta đến bên bờ suối...".
Lào Cai: Điểm đến mới cho những người ưa khám phá Thác Nậm Chạc ở xã Nậm Chạc (huyện Bát Xát, Lào Cai) đẹp và hấp dẫn, có thể phát triển thành điểm du lịch sinh thái. Bắt nguồn từ thôn Phìn Hồ, xã Y Tý, thác Nậm Chạc len lỏi qua những cánh rừng nguyên sinh, dội qua nhiều vách đá, kéo dài như dải lụa trắng nổi bật giữa núi rừng. Ngoài...