Đề văn: Thầy nhân văn ngược thầy báo chí
Từng theo sát đề thi ĐH nhiều năm, giảng viên Nguyễn Hùng Vĩ của Trường ĐH Khoa học và Xã hội Nhân văn Hà Nội nhận xét đề thi khối C “rất cơ bản”, khó phân loại còn PGS.TS Hoàng Minh Lường ở Học viện Báo chí – Tuyên truyền khẳng định đề hay và phân loại tốt.
Thí sinh làm bài thi tại Trường ĐH Công đoàn. Ảnh: Lê Anh Dũng
Nói về khả năng phân loại, đề này chỉ gọi là tạm được chứ chưa thể gọi là tốt – ông Vỹ cho biết thêm.
Đồng quan điểm, ông Trần Hinh, giảng viên cùng trường, cho rằng: Đề chuẩn nhưng không có gì đặc biệt, chủ yếu đều là kiến thức trong SGK.
“Nếu gọi là hay thì rất khó”.
Phân tích sâu hơn, ông Vỹ nói, đề có thể phân loại nhưng chênh lệch điểm sẽ không rõ ràng. Các em có thể đạt nhiều điểm ở mức trung bình nhỉnh hơn 5.
Tương tự,giảng viên Trần Hinh cũng nhận thấy, đề thi môn Ngữ văn không khó hơn đề thi tốt nghiệp bao nhiêu.
Video đang HOT
Cụ thể, hai câu 5 điểm, kể cả câu ở phần nâng cao về bài thơ “ Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm đều nằm trong chương trình chuẩn chứ không hẳn là nâng cao. Học sinh chỉ cần học phần chuẩn cũng có thể làm được. Đề của câu 5 điểm cũng không đòi hỏi tư duy tổng hợp như những năm trước.
“Năm nay, điểm văn có thể nhỉnh hơn năm ngoái đôi chút”, thầy Hinh phỏng đoán.
Quan sát từ phòng thi, thầy Hinh thấy các thí sinh làm bài khá nhanh. Chuông báo hết giờ làm bài vừa xong thì cũng là lúc các giám thị thu xong bài.
Trong khi đó, PGS.TS Hoàng Minh Lường (Phó Chủ nhiệm môn Ngữ văn – Khoa Kiến thức cơ bản – Học viện Báo chí Tuyên truyền) cho biết:
“Đề khối C năm nay hay vì kết hợp giữa việc kiểm tra kiến thức cơ bản vừa đánh giá được năng lực tiếp thu và cảm thụ văn học của thí sinh”.
Theo thầy Lường, điểm khác biệt của đề năm nay so với mọi năm là đối với câu 1, học sinh không chỉ trình bày kiến thức thuần túy mà còn phải lý giải phân tích cặn kẽ để làm rõ yêu cầu đề bài.
Câu 2 của đề thi có ý nghĩa xã hội lớn và rất thiết thực với thí sinh trước khi bước vào cánh cửa ĐH, còn câu tự luận về tình huống truyện trong Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân thí sinh phải nắm vững kiến thức thì mới xác định đúng tình huống truyện và phân tích một cách thấu đáo.
Còn đoạn thơ “ Đất nước” của Nguyễn Khoa Điểm thì chủ ý nghệ thuật của ông hoàn toàn là hàm ngôn. Bởi vậy thí sinh phải thực sự tinh tế mới “chạm” tới chiều sâu của vấn đề”.
Câu hỏi về tác phẩm “Chữ người tử tù” có khó hơn một chút vì không hỏi thông thường theo lối học thuộc như hình tượng nhân vật mà hỏi về tình huống truyện. Với câu này, có thể thí sinh sẽ lan man sang phân tích nhân vật nếu theo thói quen học thuộc. Tuy nhiên, câu này cũng đã ra vào năm 2006 cho khối D.
“Nhìn chung, đề thi có tính phân loại cao và đánh giá được năng lực cảm thụ của học sinh” – thầy Lường nhận định.
Đề thi ĐH môn Ngữ văn khối C
Theo VNN
Cô gái rơi từ tầng 4 Học viện Báo chí đang điều trị bệnh tâm thần
Tiến hành xác minh, cơ quan công an làm rõ, cô gái rơi từ tầng 4 nhà A1 Học viện Báo chí & Tuyên truyền sáng 7/3 đang được điều trị bệnh tâm thần.
Như Dân trí đã đưa tin, khoảng 10h45 ngày 7/3, một nữ sinh đã rơi từ tầng 4 nhà A1 trong khuôn viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) xuống đất.
Hiện trường vụ việc sáng 7/3.
Trong túi nạn nhân, lực lượng chức năng phát hiện có 2 bức thư tuyệt mệnh gửi gia đình. Nạn nhân bị thương tích nặng đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 19/8.
Khẩn trương xác minh, cơ quan công an đã làm rõ, nạn nhân tên Vũ T.H. (SN 1985, quê Kim Xuyên, Kim Thành, Hải Dương), từng là sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Hiện H. đang điều trị bệnh tâm thần tại Bệnh viện thần kinh ban ngày Mai Hương (phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng).
Sau khi nhận được thông tin, gia đình nạn nhân đã đến xin đưa chị H. về quê điều trị.
Theo Dân Trí
Nữ sinh viên tự tử để lại thư tuyệt mệnh Do buồn chuyện gia đình, cô nữ sinh năm cuối tìm đến HV Báo chí - Tuyên truyền để tự vẫn. Trước khi tự tử, cô đã để lại bức thư tuyệt mệnh gửi đến gia đình. Tự tử vì buồn chuyện gia đình Sau khi khám xét xung quanh hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện ra trong cốp xe của...